Axie Infinity, Chơi để kiếm tiền và Ponzi

a16z mượn câu nói nổi tiếng của Jeff Bezos: "biên lời của bạn chính là cơ hội của tôi" (ám chỉ cách Amazon gia tăng thị phần bằng cách giảm giá và ăn vào phần "margins" của đối thủ) để giới thiệu về khoản đầu tư của mình vào Axie Infinity. Xu hướng tương tự cũng diễn ra trong quá trình chuyển dịch từ web2 sang web3, tạo ra cơ hội cho các nhóm khởi nghiệp mới nhảy vào khai thác phần bánh mà của các nền tảng sừng sỏ đang thống trị web2. Công việc kiểm soát và sở hữu trong web3 sẽ được phi tập trung hóa (decentralized) nhờ vào các sáng kiến mới - đặc biệt là NFTs (non-fungible tokens - token độc nhất, không thể thay thế).

Một thế hệ mới các dịch vụ internet và sản phẩm có thể được xây dựng theo cơ chế giá trị được chia sẻ giữa người xây dựng (builders), nhà sáng tạo (creators), và người sử dụng dịch vụ (users) thay vì chảy vào những người trung gian đang nắm nền tảng (platform middleman). Điều này cũng đúng với thế giới trò chơi mã hóa (crypto game), cụ thể quyền lực và sự giàu có của nền tảng được phân phối ra cho những người gia nhập hệ sinh thái. a16z dành cho Sky Mavis (tổ chức phát triển game Axie Infinity) những lời hoa mỹ: "năng lực xây dựng một trò chơi vui nhộn, gắn kết với trải nghiệm tiêu dùng đồng thời mở rộng hạ tầng mạnh mẽ để phục vụ tốc độ tăng trưởng nhanh là cực kỳ hiếm - đây là điều khiến Sky Mavis trở nên phi thường."

Hiện tại, dữ liệu từ Token Terminal cho thấy doanh thu giao thức (protocol revenue) của Axie Infinity là 183,6 triệu $, đứng thứ 2 chỉ sau Ethereum (tăng 770 triệu $ trong một tháng qua xuất phát từ thông báo về gói nâng cấp chuẩn bị cho việc ra mắt ETH 2.0). Vượt trên các tên tuổi khác như NFT trên OpenSea (70 triệu $) và nền tảng giao dịch "margin" phi tập rung dYdX (49,9 triệu $) và hệ thống thanh toán số Filecoin (16,7 triệu $). Cụ thể hồi đầu tháng 10, Axie Infinity đã gọi vốn được 152 triệu $ trong series B nổi bật với sự tham gia của a16z.

Bất cứ mô hình thành công nào cũng đi kèm tranh cãi không hồi kết, và Axie cũng không ngoại lệ. Trong thế giới trò chơi blockchain, thông thường có hai thứ diễn ra: (1) kiếm tiền mã hóa (hay token) trong quá trình chơi (2) thu thập các vật phẩm/kinh nghiệm theo thời gian. Các game thủ luôn phải cân nhắc các giá trị được tạo ra cùng hình thức giao dịch trong quá trình trò chơi phát triển - động lực "chơi để kiếm tiền" (play-to-earn) rất dễ khiến game thủ rơi vào ma trận "kim tự tháp" hay mô hình Ponzi, lấy của người chơi sau trả cho người chơi trước bởi giá trị không tự nhiên sinh ra ngay cả trong thế giới blockchain. Trong dài hạn, mô hình "play-to-earn" chỉ thành công nếu đại đa số người chơi sẵn sàng bỏ tiền chi tiêu cái gì đó (spent) thay vì chỉ chăm chăm kiếm tiền (earn) (nhưng thực tế mô hình play-to-earn lại chỉ hấp dẫn game thủ nhờ việc kiếm tiền). Do đó, nhu cầu bền vững đối với các tài sản trong trò chơi là chính là mấu chốt - phải làm sao có các game thủ tham gia không chỉ vì play-to-earn mà bởi chính bản thân sức hấp dẫn giải trí của trò chơi, phải làm sao mà giá trị cốt lõi của game không nằm ở việc kiếm tiền. Đây là bài toán khó cho Axie Infinity và a16z (cùng nhiều quỹ khác) những xét ở góc độ tạo dựng thị trường, cộng đồng crypto mới nảy sinh từ trò chơi có thể còn phục vụ cho nhiều nước đi tiếp theo của nhóm đầu tư crypto sừng sỏ này.

Các bạn có thể tham khảo thêm bài viết của mgoesdistance.eth vào thời điểm tháng 10/08/2021 để có thêm góc nhìn (khi doanh thu của Axie còn cao hơn Ethereum - 227 triệu $). Tựa bài đầy tính phản biện: "Axie Infinity - đấng cứu thế của các nước đang phát triển hay mô hình Ponzi lớn nhất trong thế giới crypto":

Axie Infinity, cái tên đã chiếm trọn mặt báo trong và ngoài thế giới crypto trong một vài tháng vừa qua. Đối với những ai chưa hiểu chuyện gì đang diễn ra thì đây là một trò chơi có tính xã hội được xây dựng trên nền blockchain nơi những người chơi cho những con quái vật nhỏ gọi là Axies đấu với nhau, cùng tìm kiếm một token gọi là Smooth Love Potion (SLP - Viên thuốc tình yêu mượt mà) mà có thể dùng để bán lấy tiền hoặc sử dụng để phối giống nhằm tạo ra Axies mới (cũng có thể bán lại sau này). Trò chơi này khéo léo kết hợp các tính năng của Pokemon, Cryptokitties và thậm chí Decentraland (bạn cũng có thể mua đất trong không gian trò chơi).

Các con số trên quả là tuyệt vời. Vốn hóa thị trường của token đã lên cao gấp 10 lần (10x) chỉ trong tháng 7, đưa trò chơi vào top 50 (đứng rất gần MakerDAO) đồng thời đẩy định giá lên 11 tỷ $. Với 800k người chơi tích cực mỗi ngày, doanh thu hàng năm căn cứ theo số liệu 30 ngày qua là 1,2 tỷ $ - cùng giá trị với Candy Crush.

Các nhà phát triển thực sự đã thực hiện những nước đi đúng đắn trong việc thiết kế trải nghiệm trò chơi và hình ảnh con quái vật Axies, nhưng yếu tố đóng góp to lớn nhất chính cho khả năng lan tỏa (virality) chính là yếu tố kinh tế của nó (economics). Người chơi có động lực rất lớn để tiếp tục chơi Axie bởi, với tỷ lệ hiện tại (rates), họ có thể kiếm đến 1000$/tháng nếu chơi toàn thời gian. Điều này quả là hấp dẫn đối với các nước phát triển như Philippines, một khoản tiền lương hậu hĩnh. Hiện tại có trên 40% người chơi Axie đến từ nước này.

Truyền thông chính thống đã khai thác góc nhìn hạn hẹp này, gọi đó là khái niệm "chơi để kiếm tiền" (play-to-earn), với lời hứa tạo ra hàng triệu công việc mới trên "metaverse" (vũ trụ siêu hình/ảo) và tăng cường sức mạnh kinh tế cho hàng triệu người chưa tiếp cận ngân hàng (unbanked) ở các nước phát triển, nơi cả thị trường lao động và chính phủ không thể giúp họ thoát nghèo. Thậm chí có người còn xây dựng toàn bộ công việc kinh doanh của họ trên nền Axie - giao phối và cho mượn các axies cho người chơi mới, những ai mong muốn tham gia trò chơi. Dự án lớn nhất theo mô hình cho mượn tài sản game chính là YGG, công ty khởi nghiệp ở Phillipines cũng do a16z đầu tư, đã đạt vốn hóa tổng cung token là 2 tỷ $ (chính YGG là nhân tố thúc đẩy số lượng người chơi khủng ở quốc gia này).

Những người có tầm ảnh hưởng trong thế giới crypto cũng say mê Axie, trò chơi này được nhắc đến trong rất nhiều trong các podcast, như tôi quan sát thấy, tâng bốc một cách nhiệt tình. Tôi hiểu lý do tại sao. Trò chơi này trông giống như một trong những thành tựu bứt phá (breakthroughs) mà thế giới mã hóa đã chờ đón từ lâu - một sản phẩm có khả năng thu hút đám đông (mass) bên ngoài cộng đồng mã hóa chuyên sâu (như các nhà lập trình, những giao dịch phức tạp hay các nhà đầu cơ), điều này sẽ khiến hàng tỷ người mới tham dự vào thế giới mã hóa thông qua một giao diện vui nhộn. Rõ ràng, mọi thứ đều đáng để yêu.

Hãy cùng nhìn sâu xuống phía dưới

Không thể chối cãi, góc nhìn hạn hẹp rất hiệu quả bởi những yếu tố gây thiện cảm và những con số sáng chói, khiến bất cứ nhóm đầu tư mạo hiểm (VC) nào cũng liều mình đầu tư. Do chìm đắm trong góc nhìn hẹp về chu kỳ tăng trưởng (boom cycle), chúng ta cần cẩn trọng và quan sát kỹ lưỡng cách bộ máy tăng trưởng được nuôi dưỡng và tính bền vững của nó. Hãy nhìn vào những con số, từ góc nhìn của người chơi.

Hiện tại, để tham gia hệ sinh thái Axies Infinity người chơi phải tốn chi phí khoảng 1000$ để mua ba con axies. Dù trò chơi rất hay ho nhưng đòi hỏi này dường như vượt quá khỏi ranh giới chấp nhận của bất cứ ai đang tham gia các trò chơi trực tuyến ngày nay. Cryptokitties bắt đầu từ 5$, Fortnite hầu như không tính phí đồng nào để thu hút nhiều người chơi nhất có thể, cố gắng bán cho người chơi các vật phẩm (items) ở trong game sau này. Đây là mô hình thông thường. Doanh thu hàng tháng trên một người dùng của CandyCrush là 0.36 $; trò chơi đa nền tảng Fornite với độ phức tạp cao hơn có con số cao hơn 1.42$ trên mỗi người dùng mỗi tháng - căn cứ theo con số 350 triệu người chơi tích cực hàng tháng.

Do đó, liệu Axie có tạo ra trải nghiệm tốt hơn các trò chơi khác 500 lần, đồng nghĩa với việc người chơi phải trả 1000 $ để gia nhập (upfront). Dĩ nhiên là không. Đặc biệt là với những nước đang phát triển, nơi đại đa số người chơi Axie sinh sống. Động lực tham gia và chi trả số tiền này của người chơi đơn giản là vì cơ hội tạo ra thu nhập còn lớn hơn sắp tới. Ngay lúc này đây, câu hỏi cần đặt ra là - vậy thì những đồng tiền này đến từ đâu?

Nền kinh tế của trò chơi hoạt động như thế nào?

Mỗi sản phẩm hay dịch vụ cần có giá trị kinh tế - nghĩa là cần có người bán và người mua. Người bán kiếm tiền bằng cách đặt nguồn lực của họ (thời gian, tiền bạc, nguyên vật liệu,...) vào việc tạo ra và phân phối sản phẩm, trong khi đó người mua chi trả cho việc mua (purchase), giấy phép sử dụng (license) hoặc thuê sản phẩm (lease) từ người bán. Thu nhập ròng (net), chính là khoản tiền người bán kiếm được từ sản phẩm, người mua trả tiền để đón nhận lợi ích từ sản phẩm. Tổng số tiền người mua chi trả phải bằng số tiền người bán kiếm được.

Trong trường hợp của Axie, như giải thích ở trên, mọi người hiện tại đều tham gia với kỳ vọng mình trở thành người bán - kiếm tiền bằng cách bỏ thời gian, công sức ra chơi, tìm kiếm và bán SLP đồng thời cho các axies phối giống với nhau. Nói cách khác, tất cả đều hy vọng mình sẽ rời khỏi trò chơi với số tiền lớn hơn khoản họ đặt vào. Đây là lý do chủ đạo của việc bỏ ra khoản tiền 1000$.

Cách làm trên hiện tại vẫn hiệu quả, bởi số người chơi mới mỗi tháng đều lớn hơn số người chơi hiện tại, nghĩa là mọi người đều có thể lấy lại khoản vốn bỏ vào ban đầu ít hơn 2 tháng. Dùng lý luận ở trên, người tham gia mới hàng tháng là người mua (net buyers), chi trả lợi nhuận cho người tham gia trước đó (earlier joiners). Họ lại thành người bán (net sellers) sau đó 2 tháng - khi đã kiếm đủ khoản đầu tư ban đầu. Điều này liên tục diễn ra. Rõ ràng, cách làm này có khiến chúng ta liên tưởng đến mô hình "kim thự tháp" hay Ponzi (pyramid scheme) hay không?

Mô hình kim tự tháp nghĩa là mỗi tầng (layer) kiếm được tiền nếu có thêm tầng mới tham dự với một tốc độ hợp lý. Bất cứ mô hình kim tự tháp nào nghe cũng rất hấp dẫn và nhìn không khác gì một doanh nghiệp có tính pháp lý tăng trưởng nhanh trên bề mặt, miễn là nó còn tồn tại. Nhưng các mô hình kim tự tháp cuối cùng cũng chạm đến ngưỡng bảo hòa (saturation), thời điểm tầng cũ không còn kiếm đủ lợi nhuận bằng cách tuyển thêm tầng mới - cả hệ thống cuối cùng sụp đổ.

Nếu vẫn duy trì cách làm hiện tại, số phận trên dành cho Axie là không tránh khỏi. Rất khó để tiên đoán khi nào thời điểm sụp đổ xảy đến, bong bóng chứng khoản và tiền mã hóa thường kéo dài hơn mong đợi, nhưng dù sao đi nữa, cuối cùng chỉ có một lượng người chơi hàng ngày để tiếp cận, nếu không thì cả thế giới phải ngừng công việc họ đang làm và bắt đầu chơi Axie toàn thời gian, có lẽ kéo dài cả 13 tháng lương. Điều này đối với tôi, viễn cảnh tận thế rất dễ hình dung.

Để so sánh, số lượng vận động viên chuyên nghiệp của Mỹ có thể kiếm sống toàn thời gian là khoảng 11,8k người - chỉ chiếm khoản 0,0036% dân số. Số lượng game thủ thậm chí còn thấp hơn, vào khoảng 8000 người. Các nước đang phát triển với nguồn lực hạn chế hơn thì sự hỗ trợ cho nhóm này còn kém xa - do đó còn số chắc chắn còn thấp hơn. May mắn là những người tạo ra Axie hiểu rõ điều này, xây dựng mô hình bền vững là một trong những mục tiêu chính yếu họ ghi trong "whitepaper". Tôi đã dành thời gian đọc rất kĩ tài liệu này nhưng không thấy đường hướng "bền vững" nào rõ ràng. Tôi sẽ tổng kết lại và đưa ra một số lựa chọn cho các bạn (dưới góc nhìn của một con người).

Con đường phía trước

Chỉ có hai viễn cảnh:

A- Nếu trò chơi vẫn duy trì nền kinh tế có tổng bằng 0 (zero-sum), người mua (buyers) phải luôn luôn tham gia chơi. Nghĩa là số người chơi hướng đến chơi để kiếm tiền (play-to-earn) phải bằng với số người chơi hướng đến việc trả tiền để chơi (pay-to-play). Điều này phải xảy ra không cố ý (tự nhiên), một khi kim tự tháp sụp xuống thì những người chơi tham gia vào hai tháng cuối sẽ trở thành người chi trả (payers).

Trong thực tế quá trình phân phối này sẽ trở nên tệ đi - một số lượng nhỏ người chơi sẽ kiếm được khoản lợi nhuận khổng lồ, và đại đa số người chơi sẽ mất tiền - bởi họ thường tái đầu tư khoản tiền kiếm được từ game. Điều này xảy ra trong mọi bong bóng và có vẻ như là con đường mà Axie đang đi hiện tại.

B- Hy vọng duy nhất cho Axie là ngừng lại mô hình kinh tế tuần hoàn tự túc (self-contained) và kiếm doanh thu từ bên ngoài trò chơi, trợ cấp (subsidizing) người chơi bằng tiền từ người khác (những người chơi không vì lợi nhuận - cho tiền một cách tự nguyện, hoặc chi trả cho một thứ gì đó trong trò chơi mà không trông chờ lợi nhuận trong tương lai.

Cần có lớp game thủ tự do, tham gia mà không phải mua axies và sau đó mua các vật dụng trong trò chơi để nâng cao trải nghiệm, giống như cộng đồng Fortnite. Cũng có thể có một nhóm các công ty nhảy vào để quảng cáo sản phẩm đến game thủ ngay trong trò chơi. Hay có những khoản đóng góp và quỹ cho các tổ chức phi lợi nhuận hay chính phủ với mục tiêu phát triển thế giới mã hóa (crypto). Những ví dụ trên hầu như không được đề cập đến trong whitepaper của Axie, phần "Bền vững dài hạn".

Một lần nữa, chúng ta cùng nhìn vào những con số. Để giữ khoản thu nhập đủ cao như hiện tại để thu hút người chơi kiếm tiền toàn thời gian, doanh thu (để quảng cáo tới người chơi mới) cần phải đạt 1000$/người chơi/tháng. Nó vẫn ít nhất là gấp 1000 lần giá trị thực tế. Để nhóm game thủ không vì lợi nhuận (non-earning) hỗ trợ cho nhóm kiếm tiền (earning tier), tỷ lệ giữa nhóm kiếm tiền và không kiếm tiền cần phải đạt 1:700, giả sử như nhóm không kiếm tiền sẵn sàng trả trung bình 1,4$/tháng, giống như Fortnite. Giả thuyết nhóm phi lợi nhuận có đủ tiền và sẵn sàng trợ cấp hàng triệu người chơi cryto toàn thời gian nghe rất nực cười.

Do đó, trò chơi thực sự có thể trở nên bền vững, nhưng chỉ khi lớp người chơi kiếm tiền rớt xuống bằng 1/700 tổng lượng người chơi (player pool), rõ ràng vẫn cao hơn tỷ lệ game thủ chuyên nghiệp có thể kiềm tiền trong bất cứ trò chơi trực tuyến nào. Nhưng có lẽ điều này vẫn diễn ra, nếu đại đa số doanh thu đi vào người chơi thay vì công ty. Cuộc chuyển dịch này không có vẻ gì hấp dẫn và sẽ khiến nhiều người không thể thu hồi lại khoản đầu tư của mình và mất tiền. Đừng nhầm lẫn, tôi muốn thấy hàng triệu người Phillipines tìm thấy tự do kinh tế trong thế giới crypto nhưng nếu thứ gì trông quá tốt để đáng tin (too good to be true) - thì nó thường là vậy.

Kết luận


Mọi thay đổi xã hội (societal disruption) sâu sắc đều chỉ có thể bền vững nếu nó thành công trong việc chuyển hóa nguồn lực (như sức mạnh tính toán hay sức lao động của con người) thành một thứ gì đó được xã hội coi trọng và tưởng thưởng về mặt tài chính xứng đáng. Ví dụ như việc sử dụng điện năng (electricity) để bảo đảm quá trình thanh toán mượt mà trên blockchain (payments blockchain) có thể tạo ra thay đổi cho hàng tỷ đô la giao dịch. Hoặc ví dụ về việc tạo ra các hình thức công việc trực tuyến mới như lập trình dự án blockchain (developers) hay VAs cho các nước phát triển - đã diễn ra thành công và bền vững.

Chuyển hóa một khối lượng lớn sức lao động (human labour) vào việc chơi game dưới hình thức hoạt động kinh tế tự bản thân đã không có tính bền vững, nếu giá trị tạo ra không thể chuyển sang thế giới thực bên ngoài trò chơi, giống như các ví dụ ở trên. Chắc chắn, một ngày nào đó vũ trụ ảo (metaverse) sẽ tiến hóa đủ nhiều để tạo ra GDP cao hơn thế giới thực ngày nay - nhưng điều này không thể xảy ra trong một vài tháng tới, điều mà trò chơi này cần đạt được để tiếp tục tồn tại.

Do đó, chúng ta cần tiếp tục khám phá những mô hình làm việc, vui chơi và tiền bạc mới, nhưng cũng cần đủ tỉnh táo để không bị rơi vào bong bóng và cháy túi. Nếu theo dõi các bài viết khác của tôi, bạn sẽ hiểu tôi là người ủng hộ thế giới crypto nhiệt thành, nhưng nhiều bài học đắt giá thu nhặt trong chuyến hành trình này đã giúp tôi hiểu rõ tầm quan trọng của việc phân biệt giữa những lời đồn thổi (hype) với giá trị thực sự - để đầu tư thời gian và công sức vào đúng thời điểm của một chu kỳ. Theo góc nhìn của tôi - Axie là một trong những tài sản hiện đang bị thổi phồng quá mức, lựa chọn hoàn toàn nằm ở bạn - đi theo hoặc chống lại đám đông. Còn tôi thì biết mình phải làm gì.

Investing in Axie Infinity - Andreessen Horowitz
Jeff Bezos famously said “your margin is my opportunity,” referring to the way Amazon grew market share by lowering prices and eating into competitor margins. In the transition from web2 to web3, a similar trend is taking shape, but this …
Axie Infinity — a developing world’s messiah or the biggest Ponzi Scheme in crypto right now?
Axie Infinity has been making headlines inside and outside the crypto world for the last few months. For those who have been living under…