Triết lý của George Soros và khiếm khuyết cốt tử của nó

George Soros là một nhà đầu tư huyền thoại Do Thái người Mỹ gốc Hungary (tài sản ròng 8 tỷ $), ông cũng đồng thời là một nhà hảo tâm – người đã đóng góp khoảng 32 tỷ $ cho tổ chức thiện nguyện do ông sáng lập Open Society Foundations nhằm cổ súy khái niệm “xã hội mở” ra toàn cầu. Soros có mối quan tâm đặc biệt đến triết học, ông có bằng thạc sĩ triết học ở LSE, nơi ông theo học Friedrich von Hayek (nhà kinh tế thị trường tự do) và Karl Popper (nhà triết học nổi tiếng với khái niệm xã hội mở) những người ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhân sinh quan của ông. Sự phức tạp của “triết học” thách thức suy tư của Soros, có thời điểm ông phải bỏ chúng qua một bên để tập trung theo đuổi sự nghiệp tài chính. Có một nhận định của Soros đã soi sáng nhận thức của mình:” Về cơ bản tất cả các quan điểm của chúng ta về thế giới đều bị bóp méo hoặc thiếu sót”. Trong cuốn sách “Thuật giả kim tài chính”, Soros đề cập đến khái niệm “reflexivity” (tạm dịch là phản xạ) mô tả cách mà thành kiến (biases hay nhận thức méo mó) của các cá nhân khi tham gia vào thị trường, có khả năng góp phần thay đổi cấu trúc cơ bản của nền kinh tế.

Ông phản pháo lại lý thuyết kinh tế truyền thống bằng cách phân định điểm “cân bằng” gần hay xa (far or near equilibrium) hay bất cân bằng (disequilibrium) nơi các nguyên tắc kinh tế được áp dụng khác nhau. Bài viết dưới đây trên The Guardian của học giả Daniel Bessner từ đại học Washington phân tích những đóng góp đầy tranh cãi của George Soros quanh địa hạt “quan hệ quốc tế” nơi các hệ tư tưởng lớn mâu thuẫn va đập vào nhau. Bức tranh toàn diện về thế giới được Bessner phân tích theo trục lịch sử từ thời điểm thế chiến 2, biến cố cố ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc đời Soros, đến những thất vọng gần đây nhất của tỷ phú với cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ hay Brexit ở Anh để làm nổi bật hiện thực khó khăn mà khái niệm “xã hội mở” phải đối diện. Mình đã lược dịch bài viết rất thú vị dưới đây:

Vào cuối tháng Năm, cùng ngày bị sa thải bởi mạng lưới truyền hình ABC của Mỹ vì một đoạn tweet phân biệt chủng tộc nhắm tới cố vấn Valerie Jarrett của tổng thống Obama, Roseanne Barr (một diễn viên hài độc thoại từng đoạt giải Emmy và Quả Cầu Vàng) lại tiếp tục châm biếm Chelsea Clinton, con gái rượu của cựu Tổng thống Clinton về việc kết hôn với cháu trai của George Soros. Barr dùng cụm từ “Chelsea Soros Clinton”, một sự kết hợp tên đủ để gây ra làn sóng phản ứng. Trong chuỗi phản pháo qua lại, Chelsea, người trẻ nhất của gia đình Clinton đã đáp trả Roseanne bằng cách đề cao công việc thiện nguyện của Soros thông tổ chức Open Society Foundations. Barr sau đó phản hồi một cách ức chế nhất có thể, bà lặp lại các tuyên bố sai trái từng được các nhân vật truyền thông cánh phải (ringwing) cổ súy: “Rất xin lỗi vì đã tweet sai thông tin về bạn! Xin hãy tha thứ cho tôi! Nhân tiện tôi cũng muốn cho bạn biết rằng George Soros là một gã phát xít (nazi), người bỏ mặc những người bạn Do Thái (fellow) bị giết trong trại tập trung Đức quốc xã nhằm chiếm lấy tài sản của họ – liệu bạn có nhận ra điều đó? Rõ ràng, chúng ta ai cũng mắc sai lầm, phải không Chelsea?”.

Đoạn tweet trên của Barr nhanh chóng được phe bảo thủ, bao gồm Donald Trump Jr (con trai Donald Trump) chia sẻ lại. Điều này không có gì ngạc nhiên, trong phe cánh phải cực đoan (radical right), Soros bị căm ghét không thua kém gì nhà Clinton. Ông ta là một “verbal tic” (một cái tên có thể được phát ra một cách vô ý thức), một chiếc chìa khóa đút vừa nhiều lỗ khóa (fits every hole). Tên của Soros có thể gây ra “sự la ó đầy cảm xúc của đám đông đói khát” (red-meat crowds) – một cựu nghị sĩ Cộng hòa từng chia sẻ với tờ Washington Post. Họ xem ông như một kiểu người mờ ám luôn đứng điều khiển trong bóng tối. Kiểu châm biếm bài Do Thái (antisemitic caricature) hướng về Soros này đã được duy trì trong ngành thiện nguyện qua nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, trong những năm gần đây lối biếm họa này đã phát triển thành một thứ gì đó ám chỉ các nhân vật ác độc (villain) trong phim James Bond. Thậm chí đối với nhóm bảo thủ dung hòa hơn, những người từ chối các lập luận “đen tối nhất” (darkest fringes) của phe cực hữu (far-right), việc Breitbart mô tả Soros như một tỷ phú có tư tưởng toàn cầu (globalist), người đã cống hiến hết mình cho việc biến nước Mỹ thành vùng đất khô cằn tự do (a liberal wasteland) đã trở thành một lối suy nghĩ chung (common sense) không có gì đáng tranh cãi.

Mặc dù ám ảnh bởi Soros, một cách kinh ngạc, có rất ít người quan tâm đến việc ông ta thực sự nghĩ gì. Không giống như các thành viên của tầng lớp tỷ phú, những người chỉ chia sẻ những điều tẻ nhạt (platitudes) và thường tránh xa việc gắn kết nghiêm túc vào các vấn đề dân sự (civic life), Soros là một nhà tri thức. Những quyển sách và bài báo được chia sẻ đã minh chứng Soros không phải là một nhà tài phiệt (plutocrat) mà là một bộ óc đầy cảm hứng và nhất quán trong việc thúc đẩy thế giới đi theo một đường hướng chung (cosmopolitan) mà trong đó các vấn đề như phân biệt sắc tộc, bất bình đẳng thu nhập, đế chế Hoa Kỳ, cùng sự căm ghét (alienations) chủ nghĩa tư bản đương đại đều thuộc về quá khứ. Ông cảm nhận sâu sắc (perceptive) những giới hạn của thị trường và sức mạnh của Hoa Kỳ trong bối cảnh địa phương và quốc tế. Soros, nói một cách ngắn gọn, là người tốt nhất mà “meritocracy” (dịch nôm na là chế độ nhân tài) đã tạo ra.

Đây cũng là lý do mà thất bại của Soros truyền tải rất nhiều thông điệp. Đó không chỉ là thất bại của một người đàn ông mà là của một tầng lớp đồng thời mà qua đó chúng ta có một cách thức toàn diện để thấu hiểu thế giới. Từ những ngày đầu gia nhập giới ngân hàng (banker) sau chiến tranh ở London, Soros đã tin tưởng vào kết nối cần thiết giữa chủ nghĩa tư bản (capitalism) và chủ nghĩa thế giới (cosmopolitanism). Đối với ông, cũng như đại đa số các thành viên trong nhóm tỷ phú hay đa số lãnh đạo của Đảng dân chủ, một xã hội tự do phụ thuộc hoàn toàn vào thị trường tự do (mặc dù bị điều phối – regulated). Tuy nhiên, kết nối “giả sử” này đã được minh chứng là sai lầm. Cụ thể, sự thiếu vắng một kẻ thù chung sau vài thập kỷ kết thúc chiến tranh lạnh đã khiến chủ nghĩa tư bản ngày càng đè bẹp văn hóa tin tưởng (culture of trust), sự đồng cảm cùng lòng vị tha, các nhân tố mà khái niệm “xã hội mở” của Soros phụ thuộc, đồng thời tập trung tích tụ sự giàu có vào tay một số ít người.

Thay vì một thiên đường tư bản toàn cầu (global capitalist utopia) như được tiên đoán trong thập niên 90 êm ả bởi những người ủng hộ tuyên bố về “sự cáo chung của lịch sử” (Fukuyama), nước Mỹ hiện tại được dẫn dắt bởi người thừa kế ngu ngốc (oafish heir) đang làm giàu cho gia đình mình bằng cách phá bỏ “trật tự tự do quốc tế”, thứ được xem là sẽ giúp quản trị một thế giới hợp nhất, hòa bình và thịnh vượng. Mặc dù Soros chân nhận sớm hơn mọi người về những giới hạn của chủ nghĩa siêu tư bản (hypercapitalism), vị thế “tầng lớp tỷ phú” đã khiến ông không thể đứng lên cổ súy những cải cách “triệt để” (the root & branch) giúp kiến tạo thế giới mà ông mong muốn. Hệ thống cho phép Soros tích tụ sự giàu có mà ông đang tận hưởng đã được minh chứng là một hệ thống mà chủ nghĩa quốc tế (cosmopolitanism) sẽ không bao giờ tìm được một ngôi nhà bình yên cho mình.

Soros có một tiểu sử ấn tượng. Được sinh ra trong một gia đình trung lưu Do Thái ở Budapest trong năm 1930 với tên ban đầu là Gyorgy Schwartz, Soros – cha của ông đã thay đổi tên của gia đình vào năm 1936 để tránh sự phân biệt đối xử chống lại những người Do Thái. Soros có một tuổi thơ êm đềm cho đến khi thế chiến hai diễn ra, khi phe Phát xít xâm chiếm Hungary, ông cùng gia đình đã buộc phải thay đổi danh tính sang Đạo Công giáo đồng thời sống dưới những cái tên giả. Một cách kỳ diệu, Soros và gia đình ông sống sót sau chiến tranh, thoát khỏi số phận nghiệt ngã mà hai phần ba người Do Thái ở Hungary phải chịu đựng. Sau đó, ngột ngạt bởi chế độ cộng sản mới ở Hungary, Soros nhập cư vào Anh năm 1947, nơi ông theo học trường Kinh tế London (LSE) và sau đó quen biết với triết gia người Áo Karl Popper, người sau này trở thành học giả đối thoại và trung tâm ảnh hưởng tri thức của Soros.

Năm 1956, Soros chuyển đến New York để theo đuổi sự nghiệp trong ngành tài chính. Sau khi trải qua một thập kỷ kinh qua nhiều vị trí ở phố Wall, cuối thập niên 60, ông thành lập Quantum Fund mà sau này trở thành quỹ phòng hộ (hedge fund) thành công nhất mọi thời đại với khoản lợi nhuận phi thường. Soros nổi lên như một huyền thoại giao dịch (trader), mà nổi tiếng nhất là vụ việc ông kiếm được 1 tỷ $ đồng thời góp phần vào sự phá sản Ngân hàng Anh Quốc bằng cách đặt cược vào sự định giá quá cao đồng bảng Anh so với đồng mark Đức vào tháng 11 năm 1992.

Ngày nay, Soros là một trong những người giàu nhất trên thế giới, cùng với Bill Gates và Mark Zuckerberg, những nhà nhân đạo (philanthropists) có ảnh hưởng chính trị bậc nhất Hoa Kỳ. Nhưng không như Bills hay Zuckerberg, Soros xem triết học hàn lâm là nguồn cảm hứng bất tận. Tư duy và sự nghiệp thiện nguyện của Soros được tổ chức quanh ý tưởng “xã hội mở”, một khái niệm được phát triển và phổ biến bởi Popper trong quyển sách kinh điển “Xã hội mở và những kẻ thù của nó”. Theo Popper, các xã hội mở sẽ đảm bảo và bảo vệ các trao đổi “duy lý”, trong khi các xã hội đóng lại buộc con người phải thuần phục quyền lực (authority), cụ thể như tôn giáo, chính trị hay kinh tế.

Kể từ năm 1987, Soros đã phát hành tổng cộng 14 cuốn sách và giới thiệu một số nội dung trong đó trên New York Review of Books (Bình sách của New York), New York Times (Thời báo New York) và một số tờ báo khác. Thông điệp của ông rất rõ ràng, nguyên tắc tri thức ảnh hưởng Soros hay phe trung tả (centre-left) nổi lên trong thập niên 90, là chủ nghĩa quốc tế (internationalism). Đối với Soros, mục tiêu tối cao cho sự tồn tại của con người đương đại là thiết lập một thế giới không phải định nghĩa bởi các quốc gia có chủ quyền mà bởi một cộng đồng quốc tế cấu thành bởi sự chia sẻ các mối quan tâm về tự do, bình đẳng và thịnh vượng từ các thành viên. Theo quan điểm của ông, tạo dựng một xã hội mở toàn cầu là cách thức duy nhất đảm bảo nhân loại có thể vượt qua các thách thức của biến đổi khí hậu cùng quá trình chạy đua hạt nhân (nuclear proliferation).

Không giống như công việc thiện nguyện của Gates, tập trung chủ yếu vào các dự án cải thiện (ameliorative projects) như xóa bỏ sốt rét, Soros thực sự chỉ muốn chuyển đổi xã hội và chính trị ở tầm quốc gia hay quốc tế. Việc tầm nhìn của ông có sống sót hay không trước làn sóng bài Do Thái (anti-semitic), căm ghét Hồi giáo (Islamophobic) và bài ngoại (xenophobic) do những hậu duệ của phe chủ nghĩa quốc gia (nationalism) (hay phe cánh phải) ở Mỹ hay châu Âu phát động còn đang được quan sát, thì một điều chắc chắn là Soros sẽ dành phần đời còn lại của mình để đảm bảo mục tiêu “xã hội mở” thành hiện thực.

Soros bắt đầu các hoạt động thiện nguyện của mình vào năm 1979, thời điểm mà ông cho là mình đã kiếm đủ tiền và có thể dành thời gian để kiến tạo một thế giới tốt đẹp hơn. Để thực hiện điều đó, ông thành lập Quỹ Xã Hội Mở – Open Society Fund, mà nhanh chóng trở thành một mạng lưới xuyên quốc gia. Mặc dù dành nhiều tâm huyết trong việc trao các học bổng cho sinh viên da đen ở Nam Phi, đất nước chịu ảnh hưởng của chế độ “Apartheid” (phân biệt chủng tộc), mối quan tâm chính yếu của Soros lại là khối cộng sản nằm ở phía Đông châu Âu. Vào cuối thập niên 80, ông đã thành lập các văn phòng của quỹ tại Hungary, Phần Lan, Cộng hòa Séc, Bulgaria và Liên bang Xô Viết. Tương tự như góc nhìn của Popper, Soros xem các nước cộng sản Đông Âu là những mô hình tối thượng của xã hội đóng. Nếu có thể khai mở các xã hội này, ông có thể minh chứng cho thế giới rằng tiền bạc – theo một cách nào đó – có thể giúp vượt qua sự chống đối (oppression) một cách hòa bình mà không phải sử dụng can thiệp quân sự hoặc giảm thiểu ảnh hưởng chính trị (political subversion) – các công cụ ưa thích của lãnh đạo trong chiến tranh lạnh.

Soros thành lập viện nước ngoài (foundation) đầu tiên ở Hungary vào năm 1984, nơi xây dựng hình mẫu cho các hoạt động của ông trong suốt thời gian này. Xuyên suốt một thập kỷ, ông đã trao các học bổng cho giới tri thức Hungary để đem họ đến Hoa Kỳ, cung cấp máy Xerox cho các thư viện và trường đại học, hỗ trợ tiền bạc cho nhà hát, thư viện, các hoạt động tri thức, nghệ sĩ, và các trường học thực nghiệm. Trong cuốn sách viết năm 1990 “Khai mở hệ thống Xô Viết” Soros chia sẻ niềm tin: việc thiết lập các tổ chức (foundation) nhằm mục tiêu loại bỏ “độc quyền giáo điều” (monopoly of dogma) ở Hungary, cụ thể là tạo ra nguồn tài chính thay thế cho các hoạt động xã hội và văn hóa đã đóng một vai trò quan trọng (theo ước tính của ông) trong việc tạo ra sự sụp đổ nội bộ của chủ nghĩa cộng sản.

Soros sử dụng từ ngữ “giáo điều” (dogma) nhằm nhắm tới hai thành tố cốt lõi trong tư duy của ông: niềm tin mãnh liệt rằng các ý tưởng, hơn là yếu tố kinh tế, giúp định hình cuộc đời cùng sự tự tin ông dành cho khả năng “đi lên” của nhân loại. Theo Soros, trạng thái “giáo điều” trong tư duy thường gắn với các xã hội đóng khiến chúng không thể thích nghi theo những thăng trầm thay đổi của lịch sử. Khi “điều kiện thực tế thay đổi”, con người trong xã hội đóng bị ép buộc phải tuân theo các “tư tưởng truyền thống” (atavistic ideology) mà tính thuyết phục ngày càng suy giảm. Khi “sự giáo điều” này tách khỏi hiện thực, một cuộc cách mạng lật đổ xã hội đóng chắc chắn sẽ xảy ra. Ngược lại, tính năng động của các xã hội mở giúp chúng có khả năng tự sửa chữa khi “giáo điều” (dogmas) trượt xa khỏi thực tế.

Khi chứng kiến sự sụp đổ của chế độ Xô Viết từ năm 1989 đến 1991, Soros cần phải trả lời một câu hỏi có tính chiến lược cốt yếu: khi mà các xã hội đóng ở đông Âu được mở ra, tổ chức của ông cần phải làm gì? Trong quá trình tan rã của liên bang Xô Viết, Soros đã cho phát hành một số phiên bản cập nhập của cuốn sách “Khai mở hệ thống Xô Viết”, với tiêu đề “Bảo Lãnh Dân Chủ” (Underwriting Democracy) trong đó tiết lộ chiến lược mới của ông: nỗ lực xây dựng các định chế bền vững có thể giúp nuôi dưỡng các ý tưởng thúc đẩy cách mạng chống lại chủ nghĩa cộng sản, cùng lúc đó mô hình hóa các hoạt động của xã hội mở cho những người được giải phóng ở đông Âu. Một nỗ lực quan trọng nhất của ông là việc xây dựng Đại học Trung Âu (Central European University) (CEU), được ra mắt ở Budapest vào năm 1991. Được rót vốn bởi Soros, CEU có mục tiêu phụng sự cho sự phát triển của một thế giới mới mẻ, xuyên quốc gia, Âu hóa – một nơi huấn luyện tầng lớp tinh hoa mới, xuyên quốc gia, Âu hóa.

Làm thế nào Soros có thể đảm bảo các xã hội mở duy trì sự tự do của nó? Soros trưởng thành trong kỷ nguyên của Kế hoạch Marshall, đồng thời có những trải nghiệm đầu tiên về sự hào phóng (largesse) của Hoa Kỳ ở London trước chiến tranh. Đối với ông, điều này đã minh chứng rằng các xã hội yếu đuối và kiệt quệ không thể tự hồi phục nếu thiếu vắng dòng chảy viện trợ nước ngoài liên tục, nhân tố giúp loại bỏ điều kiện khắc nghiệt và cung cấp một nền tảng vật chất tối thiểu để các ý tưởng đúng đắn về dân chủ và chủ nghĩa tư bản có thể tự nảy nở.

Bởi lý do trên, trong thập niên cuối 80 và đầu 90, Soros liên tục tranh luận “chỉ có bộ máy viện trợ của phương Tây” (deus ex machina) mới có thể khiến khối đông Âu duy trì tính dân chủ”. “Những người sống trong hệ thống toàn trị gần như cả cuộc đời họ cần những hỗ trợ từ bên ngoài để chuyển đổi khát vọng của họ thành thực tế.” Soros nhấn mạnh việc Mỹ và tây Âu cung cấp viện trợ tài chính liên tục cho các nước đông Âu, cho phép các nước này tham gia vào thị trường chung châu Âu, quảng bá mối liên hệ văn hóa và giáo dục giữa hai bên đông tây giúp đem lại lợi ích cho xã hội đa nguyên (pluralistic society). Khi đã hoàn thành các mục tiêu trên, Tây Âu cần chào mừng Đông Âu vào một cộng đồng chung châu Âu, thứ giúp ngăn cản sự chia rẽ lục địa trong tương lai.

Lời tiên đoán của Soros đã không được chú ý. Từ thập niên 90 trở đi, ông đã gắn sự trỗi dậy của các chế độ cướp bóc (kleptocracy) và chủ nghĩa siêu quốc gia (hypernationalism) ở khối đông Âu trước kia với sự thiếu tầm nhìn và ý chí chính trị của phương Tây trong giai đoạn cốt yếu của khối này. Năm 1995, ông từng than vãn “Các nền dân chủ phía đông chịu đựng sự thiếu hụt các giá trị … và nổi tiếng với việc không chấp nhận “thay đổi đau đớn” nếu lợi ích cốt lõi của họ không bị đe dọa trực tiếp.” Đối với Soros, phương Tây đã thất bại trong nhiệm vụ thời đại, họ đã bộc lộ tầm nhìn ngắn hạn (shortsightedness) cùng sự thiếu vắng tinh thần trách nhiệm (fecklessness).

Thực ra, thứ kiềm hãm phương Tây trong giai đoạn cốt yếu không phải nằm ở ý chí chính trị. Trong kỷ nguyên của các “liệu pháp shock” (shock therapy), dòng vốn tư bản phương Tây thực sự chảy về phía Đông – nhưng dòng vốn này chủ yếu được tạo ra từ các ngành công nghiệp tư nhân. Nhóm này lại ủng hộ các chế độ cướp bóc và phe “bài dân chủ” chiếm đoạt và duy trì quyền lực, cùng lúc đó chống lại các định chế dân chủ hoặc các tổ chức cộng đồng cho người yếu thế. Soros đã xác định được vấn đề chính yếu nhưng không thể giải thích logic của chế độ tư bản vốn coi trọng lợi nhuận trên hết tất cả, thứ sẽ đè bẹp dự án dân chủ của ông. Ông đã gắn kết quá chặt chẽ với hệ thống mà ông từng chinh phục “tài chính”.

Khi chiến tranh lạnh diễn ra, Soros cam kết dành thời gian để khám phá các vấn đề quốc tế có thể ngăn cản sự hình thành xã hội mở toàn cầu. Sau khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, cụ thể là sự sụp đổ tiền tệ ở khu vực Đông Nam Á đe dọa kinh tế thế giới, Soros đã viết sách đề cập đến hai mối đe dọa chính đến xã hội mở: siêu toàn cầu hóa (hyperglobalization) và chủ nghĩa cơ yếu của thị trường (market fundamentalism) – hai vấn đề thịnh hành sau sự sụp đổ của cộng sản.

Lịch sử sau chiến tranh lạnh của thế giới cùng kinh nghiệm cá nhân của một trong những nhà giao dịch thành công nhất trong ngành tài chính quốc tế, cho phép Soros kết luận chủ nghĩa tư bản toàn cầu thiếu kiểm soát (unregulated) sẽ đè bẹp xã hội mở theo ba cách.

Thứ nhất, bởi vì dòng vốn có thể di chuyển khắp nơi để tránh thuế, các nước phương Tây dần thiếu hụt tài chính để cung cấp dịch vụ hay hàng hóa công tốt đến cho công dân. Thứ hai, các nhà cho vay quốc tế không bị cản trở nhiều bởi các quy định (regulation) thường tham gia vào các hoạt động cho vay đầy khiếm khuyết đe dọa sự ổn định tài chính. Cuối cùng, hiện thực này gia tăng sự bất công nội địa và quốc tế, Soros e ngại sự thiếu công bằng sẽ thúc đẩy “các hành động tuyệt vọng” khó đoán định của công chúng dẫn tới phá hủy sự sống của hệ thống toàn cầu.

Soros đã nhìn ra sớm hơn nhiều người trong phe trung tả các vấn đề trung tâm của hệ thống “kinh tế mới” được tài chính hóa và thiếu điều phối thập niên 90 và 2000. Ông sớm nhận ra (so với các đồng nghiệp theo tư tưởng “tự do”) các dạng thức cực đoan của “tư tưởng tư bản” (capitalist ideology) có thể khiến nước Mỹ tiến hành quảng bá các chính sách và hành động đè bẹp nền dân chủ và đe dọa sự ổn định cả trong và ngoài nước.

Theo quan điểm của Soros, cách duy nhất để cứu chủ nghĩa tư bản là phải thiết lập một “hệ thống ra quyết định chính trị toàn cầu” nhằm điều phối một cách chặt chẽ tài chính quốc tế. Nhưng đầu năm 1998, Soros nhận ra nước Mỹ là phe chính yếu chống lại các định chế toàn cầu. Khi đó, Mỹ từ chối gia nhập Tòa công lý quốc tế (International Court of Justice), không ký hiệp ước Ottawa quanh việc cấm sử dụng mìn, sẵn sàng sử dụng cấm vận kinh tế bất cứ nơi nào họ thấy cần thiết. Tuy nhiên Soros vẫn hy vọng một số nhà hoạch định chính sách Hoa Kỳ sẽ chấp nhận đề xuất của ông vì lợi ích của chính họ – phải dẫn dắt một liên minh dân chủ cam kết quảng bá sự phát triển của xã hội mở, củng cố luật pháp quốc tế cùng các định chế cần thiết cho xã hội mở toàn cầu.

Nhưng Soros lại không có chương trình nào để tác động đến sự gia tăng khuynh hướng chống đối “chủ nghĩa quốc tế” trong giới tinh hoa Hoa Kỳ, những người không thấy rõ nỗ lực của Soros sẽ phục vụ mục đích quân sự hay cung cấp các lợi ích kinh tế trực tiếp cho họ. Đây là khoảng trống to lớn trong tư duy của Soros, đặc biệt là khi ông nhấn mạnh trọng tâm ý tưởng quanh việc thay đổi lịch sử. Thay vì suy tư quanh vấn đề, ông chỉ đơn giản tuyên bố “sự thay đổi sẽ bắt đầu với những chuyển hóa trong thái độ, thứ cuối cùng sẽ dẫn đến sự thay đổi trong chính sách.” Vị trí xã hội của Soros trong giới siêu tinh hoa và niềm tin của ông rằng, mặc cho nhiều rào cản, lịch sử đang đi đúng hướng của nó khiến ông không thể xem xét đầy đủ các rào cản “tư tưởng” đang chặn đường “chủ nghĩa quốc tế” do ông khởi xướng.

Phản ứng quân sự của chính quyền George Bush sau vụ tấn công 11 tháng 9 đã chuyển sự chú ý của Soros từ vấn đề kinh tế sang chính trị. Tư tưởng của chính quyền Bush là một sự nguyền rủa cho Soros, như ông đã tuyên bố trong “Bong bóng Uy quyền Hoa Kỳ” vào năm 2004, Bush và phe phái ông ta đã cổ súy “một dạng thức thô sơ của chủ nghĩa xã hội Darwin” trong đó xem “cuộc đời là một quá trình đấu tranh sinh tồn, chúng ta buộc phải dựa vào vũ lực để sống sót.” Trước khi xảy ra vụ 11-9 “việc mở rộng tư tưởng sai lầm này được giữ trong một giới hạn bằng vận hành thông thường của nền dân chủ”, sau vụ khủng bố, Bush đã “chủ động nuôi dưỡng nỗi sợ hãi bao phủ đất nước” để đè bẹp phe đối lập đồng thời dành được sự ủng hộ cho chính sách phổ biến quân sự (thường phản tác dụng). Đối với Soros, lập luận rằng “bạn sẽ theo phe chúng tôi hay theo phe khủng bố” lấp lánh phản ánh cách “hùng biện” của Phát xít hay cộng sản Xô Viết, mà ông hy vọng đã bị bỏ rơi ở châu Âu. Soros lo lắng rằng Bush sẽ dẫn dắt đất nước trở thành “nhà nước chiến tranh vĩnh viễn”, một hình thái coi trọng can thiệp “quân sự” nước ngoài và áp chế tiếng nói trong nước. Tổng thống Bush không chỉ đe dọa hòa bình thế giới mà còn phá hủy ý tưởng cốt lõi về “xã hội mở”.

Bush và sự cố 9-11

Dù thế nào đi chăng nữa, Soros tự tin rằng quan điểm cực đoan của Bush không phản ánh “niềm tin và giá trị của đại đa số người Mỹ”. Ông từng mong John Kerry sẽ chiến thắng trong cuộc bầu cử năm 2004. Chiến thắng của Kerry sẽ minh chứng “quá trình xem xét cẩn thận vai trò của Hoa Kỳ trên thế giới” trong đó các công dân hàng đầu Hoa Kỳ sẽ từ chối chủ nghĩa đơn phương và ủng hộ hợp tác quốc tế.

Nhưng Kerry đã không dành chiến thắng, điều khiến cho nhà thiện nguyện Soros lần đầu tiên phải trăn trở về sự nhạy bén chính trị của người Mỹ. Sau cuộc bầu cử 2004, Soros đã trải qua một cuộc khủng hoảng lớn về niềm tin. Trong cuốn sách viết năm 2006 “Kỷ nguyên Sai Lầm” Soros đã đề cập về quá trình tái cử của Bush như một minh chứng xã hội “cảm giác bề ngoài tốt” của Mỹ không sẵn sàng đối diện với các thực tế khó chịu. Người Mỹ đã bị chính quyền Bush dẫn dắt lầm lạc một cách nghiêm trọng thay vì đối diện với các sai lầm ở Afghanistan, Iraq và cuộc chiến chống khủng bố. Nguyên cớ là do người Mỹ bị ảnh hưởng bởi “chủ nghĩa cơ yếu” (fundamentalism) cùng nỗi ám ảnh “thành công”, công chúng có xu hướng chấp nhận các tuyên bố của chính trị gia: nước Mỹ có thể chiến thắng một thứ gì đó “ngu xuẩn” như cuộc chiến chống khủng bố.

Chiến thắng của Bush thuyết phục Soros rằng nước Mỹ chỉ có thể tồn tại như một xã hội mở nếu người Mỹ bắt đầu chân nhận ra “sự thật là yếu tố tiên quyết”, nếu không họ lại tiếp tục ủng hộ cuộc chiến chống khủng bố cùng những hậu quả khủng khiếp đi kèm. Nhưng làm thế nào Soros có thể thay đổi tâm trí người Mỹ, điều này vẫn chưa rõ ràng.

Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2007-2008 khuyến khích Soros tái tập trung vào kinh tế. Sự sụp đổ này không khiến ông ngạc nhiên, ông đã xem đây là hậu quả có thể tiên đoán được của chủ nghĩa thị trường cơ yếu (market fundamentalism). Sự kiện này thuyết phục ông rằng thế giới sẽ chứng kiến “sự kết thúc của một kỷ nguyên dài mà tính ổn định được dựa trên quyền lực chi phối của Hoa Kỳ và sức mạnh của đồng dollar như một loại tiền tệ để lưu trữ quốc tế” – như đã nêu ra trong cuốn sách “Dịch chuyển mới của Thị trường Tài chính” (2008).

Trước sự suy giảm của Hoa Kỳ, Soros đặt hy vọng vào ý tưởng “xã hội mở toàn cầu” lên châu Âu, mặc dù trước đó ông rất tức giận khi một số thành viên của liên minh thất bại trong việc chào đón đông Âu trong thập niên 90. Soros phải thừa nhận rằng Liên minh châu Âu có nhiều vấn đề nghiêm trọng, nhưng dù sao đi nữa đây cũng là một tổ chức mà các quốc gia trong đó chấp nhận “một chủ quyền giới hạn” nhằm phục vụ cho mục tiêu chung tốt đẹp của lục địa. Châu Âu trở thành một hình mẫu địa phương cho trật tự thế giới dựa trên các nguyên tắc của xã hội mở.

Niềm hy vọng của Soros vào châu Âu, tuy nhiên, nhanh chóng bị dập tắt bởi ba cuộc khủng hoảng đe dọa tính ổn định của liên minh: suy thoái sâu của nền kinh tế quốc tế, khủng hoảng nhập cư, sự tấn công trả thù của Vladimir Putin lên thông lệ và luật pháp quốc tế. Mặc dù Soros tin rằng các quốc gia phương Tây có thể xử lý các khủng hoảng trên về mặt lý thuyết, nhưng khi quan sát những thất bại lặp lại liên tục sau thời kỳ Xô Viết, rất khó để nhóm này liên kết lại để giải quyết vấn đề. Trong suốt 10 năm qua, Soros đã từng thất vọng bởi việc phương Tây từ chối tha thứ “nợ” cho Hy Lạp, thất bại trong phát triển chính sách nhập cư, không tiến hành các cấm vận cần thiết lên Nga cùng việc cung cấp các hỗ trợ tài chính và nguyên liệu cần thiết cho Ukraine chống lại sự chiếm đoạt Crimea từ Putin. Ông thậm chí còn phiền lòng hơn nữa khi các nước EU từ Anh tới Phần Lan, chứng kiến sự trỗi dậy của phe chủ nghĩa dân tộc cánh phải từng được xem là lỗi thời trong lịch sử. Khi nước Anh bình bầu để rời khỏi liên minh vào năm 2016, ông càng bị thuyết phục rằng “sự tan rã của Liên minh châu Âu” là không thể vãn hồi. EU đã không trở thành một hình mẫu mà ông mong muốn.

Trong một thập kỷ qua, Soros đã trải nghiệm chủ nghĩa chuyên chế cực đoan không chỉ đe dọa liên minh châu Âu, mà còn các nền dân chủ của châu Âu. Từ năm 2010, nhà thiện nguyện đã không ngừng đối đầu với Viktor Orban, một người chuyên chế đồng thời là thủ tướng chống nhập cư của Hungary. Gần đây, Soros đã buộc tội Orban đang cố gắng tái thiết lập một nền dân chủ giả hiệu (slam) từng thịnh hành ở Hungary giữa thế chiến một và hai. Trong chiến dịch tái cử thành công gần đây nhất, Orban dành phần lớn thời gian của chiến dịch để quỷ hóa hình ảnh Soros, dựa trên ẩn ý của bài trừ Do Thái, ông tuyên bố Soros đang cố gắng đưa thêm hàng triệu người nhập cư vào Hungary. Orban cũng đe dọa trường CEU – thứ mà chính quyền xem là “trường của Soros” – gần đây nhất, nghị viện Hungary đã thông qua đạo luật chống nhập cư được biết đến với tên gọi luật “Ngăn cản Soros”.

Chiến dịch chống đối Soros ở Hungary

Trong khi Orban đe dọa xã hội mở ở Hungary, Donald Trump cũng đe dọa nền tảng này ở quy mô to lớn hơn. Soros xem chiến thắng của Trump gắn với những ảnh hưởng độc hại mà chủ nghĩa cơ yếu thị trường (market fundamentalism) cùng cuộc Đại Suy Thoái có lên xã hội Mỹ. Vào tháng 12 năm 2016, Soros đã nói về việc người Mỹ bầu cho Trump như bầu cho “một kẻ lừa đảo và một nhà độc tài tiềm ẩn” (con artist & would-be dictator), bởi vì “các nhà lãnh đạo được bầu đã thất bại trong việc đáp ứng đòi hỏi chính đáng và khát vọng của cử tri đồng thời sự thất bại trên đã khiến hệ thống bầu cử Hoa Kỳ thức tỉnh về dạng thức hiện tại của nền dân chủ và chủ nghĩa tư bản”.

Thay vì phân phối một cách công bằng sự giàu có tạo ra bởi quá trình toàn cầu hóa, “những người chiến thắng” của chủ nghĩa tư bản đã thất bại “trong việc bù trừ cho những người thua cuộc” điều này sẽ dẫn đến sự gia tăng bất bình đẳng cao độ trong nước đồng thời kéo theo sự giận dữ. Mặc dù Soros tin rằng “Hiến pháp và các định chế” của Hoa Kỳ đủ mạnh để ngăn cản sự mở rộng của nhánh hành pháp”, ông tin rằng Trump có thể liên minh với Putin, Orban và các nhà chuyên chế khác – điều này sẽ khiến cho xã hội mở hầu như không thể trở thành hiện thực. Quan sát Hungary, Mỹ và nhiều nơi khác trên thế giới thu hút sự chú ý và đầu tư của Soros, rõ ràng dự án của ông đang bị khựng lại.

Con đường phía trước của Soros thì không rõ ràng. Các hành động gần đây của Soros chứng tỏ ông đang di chuyển theo đường hướng phe cánh trái, cụ thể trong địa hạt cải cách công lý tội phạm (criminal justice reform) và hỗ trợ nhập cư. Gần đây Soros đã tạo ra một quỹ để hỗ trợ cho chiến dịch của Larry Krasner, một luật sư ở Philadelphia, đồng thời hỗ trợ cho ba ứng cử viên luật sư khác ở quận California, những người ủng hộ cải cách “quá trình khởi tố” (prosecutorial reform). Ông cũng rót khoảng 500 triệu $ để giải quyết khủng hoảng nhập cư toàn cầu.

Động thái gần đây cũng cho thấy Soros cam kết ủng hộ đảng Dân chủ truyền thống mặc cho khả năng yếu kém của họ trong việc giải quyết các khủng hoảng thời đại. Trong suốt cuộc chạy đua bầu cử năm 2016, ông là một người ủng hộ nhiệt thành cho Hillary Clinton. Gần đây, ông đã quở trách ứng cử viên Tổng thống dân chủ tiềm năng Kirsten Gillibrand vì đã thuyết phục Al Franken từ chức khi vụ việc xâm hại tình dục của ông với người dẫn chương trình radio Leeann Tweeden bùng nổ. Nếu Soros tiếp tục rót vốn cho các dự án cấp tiến, ông sẽ tiếp tục có những đóng góp quan trọng cho xã hội mở; nhưng nếu ông quyết định bảo vệ các ứng cử viên Dân chủ “vô vị” (banal Democrats), ông sẽ tiếp tục đóng góp cho quá trình suy giảm giá trị của đời sống công Hoa Kỳ.

Xuyên suốt sự nghiệp của mình, Soros đã ra rất nhiều quyết định thông thái và sự can thiệp thú vị. Tuy nhiên ở góc độ dân chủ, việc một cá nhân giàu có vung tiền định hình đời sống công lại là một thảm họa. Soros tự bản thân đã chân nhận ra “kết nối giữa dân chủ và chủ nghĩa tư bản thì rất mong manh”. Vấn đề của Soros cũng như mạng lưới tỷ phú là họ sẽ hành động thế nào khi biết thông tin trên. Xã hội mở vẽ ra một thế giới trong đó mọi người đều tôn trọng nhân phẩm của người khác đồng thời gắn kết một cách công bằng với nhau. Nếu đại đa số mọi người đều tranh giành những mẩu cuối cùng của một cái bánh nhỏ xíu thì thật khó để hình dung công việc xây dựng một thế giới mà Soros cũng như nhiều người mong muốn. Hiện tại, giấc mơ “quốc tế” vẫn được Soros theo đuổi. Câu hỏi tại sao có thể được trả lời (một cách thuyết phục) là xã hội mở chỉ tồn tại trong một thế giới mà không ai kể cả Soros, hay Gates, hay Devos, hay Zuckerberg, hay Buffet, hay Musk, hay Bezos – được phép trở nên giàu có (như Soros hiện tại).

Nguồn:

The George Soros philosophy – and its fatal flaw
The long read: Unlike most of the billionaire class, George Soros is not an out-of-touch plutocrat, but a provocative thinker committed to progressive ideals – which is what makes his failures so telling
The World According to George Soros
Whether national treasure or messianic manipulator, Soros, the archetypal outsider, has finally found a club to which he wants to belong: the world of international policy.