Chính trị của logic

Chính trị của logic

Trong “Hiểu biết của chúng về thế giới bên ngoài” (Our Knowledge of the External World), Bernard Russell đề cập đến mối quan hệ giữa nhận thức và vật lý. Ông đặt câu hỏi “liệu chúng ta có thể thấu hiểu mọi thứ thuộc về thế giới vật lý (thế giới vật chất) thông qua cảm nhận (the actions of our senses). Nếu câu trả lời là có thì cơ chế ấy diễn ra như thế nào? Russell nhắc đến khái niệm “sense-data” tạm dịch là “dữ liệu cảm giác”. Sense-data là các đặc tính (characteristics) và phẩm chất (qualities) mà chúng ta cảm nhận ngay lập tức về vật thể vật lý (physical objects): hình dạng, màu sắc, chất liệu, nhiệt độ, mùi vị … Năm giác quan của con người có thể nắm bắt được cái sense-data này, những thứ thuộc về chức năng của vật thể. Một con chó dễ thương ngoài đời thực gợi lên cảm giác ấm áp, mềm mại, thân thiện, do đó chúng ta có thể cho rằng bản thân “con vật cưng” đã tạo ra điều đó – mà không biết chắc những điều trên có thực sự tồn tại. Russel cho rằng nguyên tắc cơ bản nhất về luận lý khoa học (scientific reasoning) là: “nếu có thể, cấu trúc logic sẽ thay thế thực thể” (logical constructions), dựa trên đó ông nhận định thay vì vật thể vật lý (physical objects) tạo ra sense-data, chính sense-data đã tạo ra nó. Lý thuyết này của Russell cho rằng sense-data không đơn giản chỉ là những hình ảnh lưu trong tâm trí mà chính là các khối vật lý nền tảng (building blocks of physics) – vừa nằm trong không gian công cộng, thuộc về khoa học, vừa nằm trong không gian riêng tư cá nhân, thuộc về trải nghiệm. Bá tước Bertrand Russell, triết gia thiên tài (ông may mắn sinh ra trong một gia đình thuộc dòng dõi quý tộc – có ông nội Earl Russell, người hai lần nắm chức Thủ Tướng Anh trong giai đoạn 1840-1860, do đó hầu như không phải lo lắng cơm áo gạo tiền mà dành cả đời cho suy tư triết học), người đặt nền móng cho Triết học Phân Tích (analytic philosophy) cũng đề cập đến khái niệm “logical atomism” (hạt nhân logic) trong tác phẩm đáng đọc trên, môt phương tiện để khai phá tri thức (knowledge) và thế giới vật lý (physical world). Atomism là lý thuyết cho rằng toàn bộ vật chất trong vũ trụ được cấu thành bởi những phần tử nhỏ bé (mà không thể chia nhỏ ra hơn nữa). Một cái ghế đặt trước mặt chúng ta có thể được cấu thành bởi hàng tỷ phần tử nhỏ (tiny particles) đi kèm rất nhiều khoảng trống (empty space). Russell cho rằng nguyên tắc trên còn có thể được áp dụng ra ngoài thế giới vật chất (matter) – cụ thể là đưa logical atomism vào trong địa hạt ngôn ngữ và tri thức. Tác phẩm huyền thoại này là nỗ lực mô hình hóa các phương pháp nghiên cứu triết học hay khám phá tri thức dựa trên nền tảng phân tích logic – ảnh hưởng sâu rộng đến dòng chảy tư tưởng của nhân loại xuyên suốt thế kỷ 20. Bài luận dưới đây của học giả Alexander Klein (giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Bertrand Russell tại trường McMaster) về Bertrand Russell rất thú vị. Ông phân tích xung đột giai dẳng còn kéo dài đến ngày nay giữa chủ nghĩa quốc tế – cosmopolitanism (gắn với quá trình đưa logic vào triết học) và chủ nghĩa dân tộc (nationalism), nguyên cớ gây ra xung đột hay chiến tranh giữa các quốc gia. Cuộc đấu trí giữa các triết gia hóa ra lại tác động trực tiếp đến xung đột giữa các quốc gia châu Âu, cụ thể là Thế Chiến I và II. Bertrand Russell kịch liệt phản đối Thế Chiến I, vì nó là nguyên cớ đẻ ra một số chủ nghĩa quái thai (như phát xít) mà sau đó nhân loại phải tiến hành tiếp Thế Chiến II để sữa lỗi. Rất thú vị và khai sáng [Bài dài cần đọc thật chậm]:

Liệu triết học có thể hiện được tính cách quốc gia dân tộc. Tư tưởng triết học “đầy tính khoa học” của Bertrand Russell là một thành trì chống lại chủ nghĩa dân tộc (nationalism).

Bernard Bosanquet, nhân vật có ảnh hưởng lớn đến trường phái duy tâm Anh Quốc (British idealism – nhánh triết học cho rằng mọi thứ đều tồn tại bên trong tâm thức và thuộc về tâm thức) đến chia sẻ tại phiên họp thứ 36 của hội Aristotelian Society vào tháng 11/1914 (tổ chức nghiên cứu và hệ thống hóa triết học được thành lập vào năm 1880). Ông đặt tên phần trình bày của mình là “Khoa học và Triết học” với chủ đích tấn công tác phẩm huyền thoại “Hiểu biết của chúng ta về thế giới bên ngoài” (Our Knowledge of the External World) của triết gia đối thủ Bertrand Russell, người đang tìm cách mô hình hóa (model) các phương pháp nghiên cứu triết học mới dựa trên nền tảng phân tích logic (logical analysis) mệnh đề (propositions). Cách thức đưa logic vào vị trí trung tâm (logic-centric) của Russell đã định hình ngành mà ngày nay chúng ta gọi là “triết học phân tích” (analytic philosophy).

Phản biện mà Bosanquet dành cho Russell, ngạc nhiên thay, xuất phát từ yếu tố chính trị. Ông cho rằng cách tiếp cập hay phương pháp khoa học (scientific methodology) kiểu Russell trước sau gì cũng khiến triết học bị quốc tế hóa (cosmopolitan) và đánh mất đi đặc tính dân tộc đặc trưng (special national qualities). Logic cũng như khoa học nói chung, không có đường biên giới văn hóa hay chính trị, triết học Russell do đó khó có thể trở thành “cách biểu đạt riêng biệt” của mỗi dân tộc (distinctive expression). Đây là một vấn đề đối với Bosanquet, ông cho rằng triết học cũng như ngôn ngữ, nghệ thuật, thi ca, hay một sản phẩm của con người toàn năng (whole man), sẽ đánh mất đặc tính riêng (essence) nếu không chứa đựng bên trong các “yếu tố quốc gia hay dân tộc” (national quality). Chủ nghĩa duy tâm Anh dành riêng cho người Anh (Britons), duy tâm Đức dành riêng cho người Đức (Germans).

Nhận định “chủ nghĩa quốc tế (cosmopolitanism) ngầm ẩn trong phương pháp triết học Russell” của Bosanquet không phải không có cơ sở. Trước đó hai tuần, Russell đến giảng bài tại đại học Oxford mà phần nội dung được công bố sau đó với tiêu đề “Về phương pháp khoa học trong triết học”. Ngày nay, bài luận nổi tiếng này được xem là lời kêu gọi đấu tranh cho “phân tích logic” (logical analysis) đồng thời cổ súy hay đề cao cách tiếp cận dựa trên phương pháp (như logic) vốn được đào sâu trong tác phẩm kinh điển “Hiểu biết của chúng ta về thế giới bên ngoài” (Our Knowledge of the External World) do Russell soạn thảo (ngày nay được trích dẫn khắp nơi). Dù câu chữ trong tác phẩm không thể hiện tính chính trị rõ rệt nhưng ở không gian riêng tư hơn, Russell từng tiết lộ với một đồng nghiệp: “bài phát biểu trên được truyền cảm hứng bởi cảm giác khó chịu (disgust) với tuyên bố chính nghĩa (rightousness) đưa ra bởi các quốc gia tham chiến (tại thế chiến I). Tôi cảm thấy kinh tởm với những quan niệm đạo đức cho rằng bức hại (persecution) là một phần của đức hạnh (virtue), vốn được sử dụng để biện minh cho hành động giết chóc.” Ông cũng giải thích với một đồng nghiệp khác: “động lực chia sẻ của tôi đến từ sự khát máu của các giáo sư tại Oxford (Anh) và ở Đức. Bài trình bày tại đại học Oxford giúp tôi tỏ rõ thái độ chống đối của mình.”

Thật kỳ lạ khi khám phá cách thức Russell kết nối chiến tranh và giết chóc (war & murder) với nội dung bài giảng “phương pháp triết học” (philosophical methodology), thính giả có thể phần nào cảm nhận suy tư trên của Russell nổi lên rõ nét trong một vài phân đoạn. Ông vẽ ra bức tranh tương phản giữa phương pháp khoa học của riêng mình và những học giả chuyên đưa yếu tố đạo đức (ethical element) vào trong triết học. Giống như The Grand Augur, nhân vật trong một câu chuyện của triết gia Trung Quốc Trang Tử (Chuang Tzu), người đưa ra lý lẽ nhằm bào chữa cho việc giết mổ lợn: những con vật này nên biết ơn vì bị đưa vào lò mổ bởi sự hy sinh này là một niềm vinh dự. Russell cho rằng nền triết học đạo đức (ethical philosophy) đã cung cấp lý lẽ bào chữa cho hành động bạo lực “dân tộc” (nationalistic violence). Do đó, Russell coi Bosanquet như một nhân vật điển hình góp phần đạo đức hóa (moralising) địa hạt “siêu hình học” (metaphysics – nhánh triết học tập trung giải thích bản chất thế giới), cách tiếp cận mà ông muốn thay đổi hay loại bỏ (repudiate). Russell gọi bài luận của Bosanquet là: “Các Triết Gia và những Con Lợn.”

Quan sát bối cảnh lịch sử giúp chúng ta hiểu phần nào nỗi bất an chính trị (political anxieties) của Russell. Cuộc tấn công của Bosanquet nhắm đến Russell diễn ra trong lúc tin tức tham chiến (Thế Chiến I) của Anh gây rúng động xã hội. Nó không chỉ tác động đến những người lính trên chiến trường mà còn tầng lớp trí thức, đồng thời thay đổi vĩnh viễn con đường theo đuổi học thuật “trừu tượng” (abstract) vốn xa lạ với những bận tâm chiến trường (concerns of warfare), như trong địa hạt siêu hình học (metaphysics – nhánh triết học tập trung giải thích bản chất thế giới) và tri thức luận (epistemology – nhánh triết học nghiên cứu về bản chất, nguồn gốc, và phạm vi của quá trình nhận thức). Đối với Russell, nguồn gốc cốt yếu của bạo lực chính là chủ nghĩa dân tộc (nationalism) – xu hướng tuyệt đối hóa giá trị dân tộc mình, đặt dân tộc mình ở vị trí cao nhất trong toàn bộ hệ thống giá trị, đi đến chỗ khoa trương, bài ngoại, tự phụ, coi dân tộc mình cao hơn tất cả và gây thiệt hại cho dân tộc khác – đồng thời xem “triết học dựa trên khoa học hay logic” chính là công cụ để chống lại xu hướng này.

Tại thời điểm cuối 1914 đó, cuốn sách “Lý Thuyết Triết Học về Nhà Nước” (1899) của Bosanquet đã phát hành phiên bản thứ hai. Tác phẩm này được coi là có ảnh hưởng bậc nhất trong địa hạt triết học chính trị duy tâm (idealist political philosophy). Đối với Bosanquet, “Quốc Gia – Nhà Nước” là một cộng đồng tối cao và là nguồn thẩm quyền tối thượng (source of authority). Ông cho rằng “Các quan hệ đạo đức gắn với tiền giả định (presuppose) về một cuộc đời có tổ chức”, nhưng một cuộc đời có tổ chức (organised life) chỉ có thể khả dụng trong một cộng đồng có tính dân tộc/quốc gia (national community). Trong giai đoạn Thế Chiến Một, cách tiếp cận này của Bosanquet đặc biệt bị chỉ trích bởi quan niệm xem các mối quan hệ quốc tế (intenational relations) đi đôi với tinh thần “vô chính phủ” (anarchy). Các nhà duy tâm (idealists) cổ súy cho sức mạnh “nhà nước” cũng được xếp vào phe ủng hộ cho tính hiếu chiến Đức (bellicosity) cùng nỗ lực can dự của Anh vào thế chiến.

Quyết định tham dự vào thế chiến bốn tháng của nước Anh không thể thoát khỏi các tranh luận chính trị tại Aristotelian Society. Chủ tịch của hội khi đó là quý ngài “tôn kính” (Right Honourable) Arthur Balfour, cựu thủ tướng Bảo Thủ, một người đóng góp thường xuyên cho tạp chí triết học Tâm Trí (Mind). Balfour giai đoạn đó đã nhanh chóng thăng tiến thành Ngoại Trưởng Anh, vị trí mà ông nắm giữ xuyên suốt giai đoạn còn lại của chiến tranh. Trước đó, Russell đã công khai cổ súy vai trò trung lập của nước Anh (neutrality). Sau khi trở về từ đại học Harvard vào mùa hè 1914, ông thu thập chữ ký của hơn 60 giảng viên tại đại học Cambridge nhằm thuyết phục nước Anh tránh xa chiến tranh. Được tung ra vào ngày 03/08/1914, lá thư trên đã trở thành một phần trong nỗ lực chống đối (appeal) “chiến tranh” của giới học thuật (academics). Tuy nhiên, nước Anh sau đó một ngày đã quyết định tham chiến và Viện Thứ Dân (House of Commons) thông qua Đạo Luật Bảo Vệ Vương Quốc (Defence of the Realm Act – DORA) ngay cuối tuần nhằm trao quyền dẫn dắt chiến tranh cho ban điều hành chính quyền (board) trong đó bao gồm cả hoạt động kiểm duyệt thông tin (censorship). Vào năm 1916, Russell bị đẩy khỏi vị trí của mình tại trường Trinity, Cambridge do một số cáo buộc đổ lên ông (conviction) căn cứ theo khung DORA (và cũng một phần do các chiến dịch thực hiện bởi triết gia duy tâm JMR McTaggart). Ông trải qua sáu tháng tù giam vì dám đứng lên cổ vũ mạnh mẽ cho chủ nghĩa hòa bình (pacifism).

Các sử gia gần đây đã chỉ trích sự thờ ơ (xa rời) các vấn đề công (public affairs) của “triết học phân tích” trong thế kỷ 20. Một số học giả hàng đầu trong lĩnh vực này, như W V Quine, bị cáo buộc bao bọc (cocoon) bản thân quanh phương pháp “phi chính trị” (apolitical) nhắm tránh các rắc rối với chính quyền, cụ thể giới học thuật có thể bị chỉ trích hay thanh trừng nếu ủng hộ (vị tha) phe cánh tả (purported leftist sympathies), rất giống những gì diễn ra trong kỷ nguyên Joseph McCarthy tại Hoa Kỳ. Triết gia hay nhà phê bình John McCumber bày tỏ: “tinh thần bài Đức (anti-German sentiment) của nước Anh trong Thế Chiến Một lấp lánh phản ánh tinh thần chống cộng (anti-communist sentiment) của Mỹ trong giai đoạn McCarthy”. Nền tảng triết học phân tích, bao gồm các thành tựu nghiên cứu mà Russell tạo ra, cũng bị hủy hoại (tainted) bởi chính sự yên ắng “chính trị” đầy vị kỷ này (self-serving political quietism).

Điều này đã đẩy mọi thứ đi thụt lùi. Nỗ lực chống chiến tranh đã khiến Russell phải trả giá bằng cả công việc và thời gian của mình hay sự tự do cá nhân. Viên thuốc (antidote) lý thuyết giúp chữa lành tính phi lý trí hay bè phái thù địch (irrational, sectarian vitriol) giữa các quốc gia châu Âu chính là vận dụng logic như một ngôn ngữ quốc tế – thứ có thể được sử dụng một cách công tâm, tỉnh táo để điều chỉnh các tranh chấp (disputes). Viên thuốc lý thuyết này, nói cách khác, chính là triết học phân tích.

Sự tương phản giữa Bosanquet và Russell gợi mở nhiều nhận thức mới (instructive).  Trong một phần của “Lý Thuyết Triết Học về Nhà Nước” (báo trước cuộc tấn công sau này lên Russell), Bosanquet đã chỉ trích “ý tưởng về một ngôn ngữ vạn năng (universal language) nhằm thay thế cho các ngôn ngữ riêng biệt của mỗi quốc gia (national languages) sẽ gây ra cái chết của trí tuệ (intelleigence), không phù hợp với tư duy (hay não trạng) có tính dân tộc/quốc gia (national mind), và có thể dẫn đến băng hoại văn học và thi ca.” Russell không có ý định biến logic thành ngôn ngữ của văn học và thi ca, cũng như viễn cảnh tiêu diệt hai địa hạt này. Ông quan tâm nhiều hơn đến cách “tiếp cận khoa học” (scientific methodology) nhằm xóa bỏ quan điểm coi triết học gắn với não trạng quốc gia hay dân tộc (articulation of a national mind).

Cấu nối giữa thái độ chống chủ nghĩa dân tộc và triết học siêu hình của Russell (metaphilosophy) được thể hiện sắc bén trong các bài bình luận chính trị. Vào tháng 04/1915, ông một lần nữa chống lại việc cổ súy chủ nghĩa dân tộc (nationalism) từ các triết gia đối thủ:

“Leibniz (một triết gia quan trọng trong thời kỳ Khai Sáng, người khám phá ra vi tích phân – đồng thời dự đoán về sự ra đời của logic), chia sẻ thông điệp quan trọng trong thời chiến tranh Pháp – Hanover:  “trong cuộc chiến này, triết học không đóng vai trò gì cả”. Chúng ta ngày nay đã trượt xa khỏi quan điểm tồn tại cách đây vài trăm năm. Trong thời hiện đại, các triết gia, giáo sư và học giả thường đảm trách quá trình tạo ra các hình ảnh méo mó tài tình (ingenious distortions) cùng những điều phi sự thật tinh tế (subtle untruths) cho các chính quyền hay nhà nước đối đầu nhằm chia rẽ họ thành hai thái cực: tốt đẹp (good) và xấu xí (wickedness)… Thật không thể tưởng tượng, những người có học (the men of learning), lại cho phép “sự thiên vị” (partiality) tô vẽ lên suy nghĩ và ngôn từ, điều này đã khiến nhóm tinh hoa này bỏ lỡ cơ hội phục vụ nhân loại điều mà họ cam kết cống hiến sau quá trình khổ luyện (hay học hành) vất vả. Chân lý, cần phải tương đồng cả ở Anh, Pháp, Đức, Nga và Áo – nó không thay đổi theo nhu cầu mỗi quốc gia mà cần đảm bảo bản chất trung lập (essence neutral).”

Ngày nay, khi chủ nghĩa dân tộc bùng lên mạnh mẽ (recrudescent) khắp nơi, chúng ta càng chân nhận sứ mệnh quảng bá “tính trung lập của chân lý” (the neutrality of truth) mà Russell theo đuổi thật không tầm thường (mere platitude). Các nhà duy tâm trong thời đại của ông đã không dám vượt qua các giới hạn suy tư dù họ chắc chắn đã nhận ra “các thành tố ưu tú của triết học” (philosophical excellence) thì tách biệt hoàn toàn khỏi quốc gia hay dân tộc. Đối với Bosanquet và đồng minh, chủ nghĩa duy tâm Anh không chỉ phục vụ việc theo đuổi chân lý mà còn nhằm thể hiện tính cách quốc gia Anh.

Russell thường được gắn nhãn “học giả quyết tâm loại bỏ triết học đạo đức” nhưng thực ra ông chỉ đấu tranh hạn chế (cấm) sử dụng khái niệm “đạo đức” trong các mô tả hạn hẹp hay liên quan đến quan điểm chính trị chống chủ nghĩa dân tộc của ông. So sánh đoạn trích từ tác phẩm “Công lý trong thời chiến tranh” (1916) với phân tích dưới đây trong “Phương Pháp Khoa Học Trong Triết Học” (1914):

“Đạo đức thực chất là một sản phẩm của bản năng bầy đàn (gregarious instinct), nói cách khác, bản năng hợp tác với nhóm người này nhằm chống lại những cá nhân thuộc nhóm khác. Những người cùng nhóm với mình thì tốt, còn thuộc nhóm thù địch thì xấu xa. Mục tiêu mà nhóm mình theo đuổi là xứng đáng, còn nhóm thù địch thì bất chính (nefarious). Lối tư duy hay cảm giác nguyên tắc công lý chỉ thuộc về nhóm mình không hiển hiện rõ trong thế giới động vật “bầy đàn” (gregarious animal) . Khi động vật tiến hóa thành các nhà vật lý siêu hình (metaphysician) có nhân phẩm, họ tạo ra đạo đức như một biểu tượng cho niềm tin công lý của giống loài mình (embodiment of its belief).

Thực ra, Russell đã phát triển lý thuyết đạo đức của riêng mình, điều ông coi thường chính là cách tiếp cận “giá trị” mang tính cộng đồng (communitarian) cổ súy bởi các triết gia theo trường phái tân Hegel (neo-Hegelians – những người ủng hộ triết gia Hegel, cha đẻ trường phái duy tâm Đức) như Bosanquet, bởi Russell tin quan điểm của nhóm trên góp phần thúc đẩy tinh thần dân tộc – nếu bùng nổ cực đoan có thể gây ra đại thế chiến.

Chủ nghĩa duy tâm không chỉ là một hình thức của vật lý siêu hình (metaphysics) mà còn được Russell xem như nền tảng nuôi dưỡng chủ nghĩa dân tộc (nationalism). Ông cũng  tranh luận với triết gia Pháp Henri Bergson (cha đẻ của thuyết “Trực giác” ) và các nhà thực dụng Mỹ (Pragmatists). Russell đã chỉ trích Bergson trong chuỗi bài nói chuyện trong mùa xuân 1913, nội dung này sau đó được thu thập để đưa vào cuốn sách nhỏ mang tên “Tri thức của chúng ta”. Russell quan tâm rất lớn đến hệ thống vật lý siêu hình (metaphysical system) Bergson và ngay từ đầu đã bày tỏ lo ngại “chính trị” (at the outset). Ông cho rằng Bergson chỉ để tâm đến các “hành động thành công” (successful action) hơn đào sâu hiểu biết lý thuyết về mục tiêu tối thượng của triết học, và nhấn mạnh điều này sẽ thúc đẩy “chủ nghĩa đế quốc” (imperialism)

Bergson là một trong những tri thức Pháp quan trọng nhất tranh luận về vai trò của quân sự (military engagement) trong Đại Thế Chiến. Thực ra, hai tuần sau bài phát biểu  tấn công tinh thần quốc tế kiểu Russell (cosmopolitanism) của Bosanquet, Bergson đã gửi thông điệp đến Academie des Sciences Morales et Politiques (mà sau này được dịch và phát hành bằng Tiếng Anh với tựa “Ý nghĩa của Chiến Tranh” – 1915). Đối nghịch giữa tính hiếu chiến Bergson (bellicosity) và nỗ lực đấu tranh “trung lập” Russell được thể hiện trong đoạn mở đầu và kết thúc như sau:

“Có những dạng cơn giận (anger) mà thông qua hiểu biếu thấu đáo (thorough comprehension) các đối tượng liên quan (objects), lực lượng (force) giúp duy trì sức mạnh và tái tạo cường độ của nó (vigour) được chuyển hóa. Cơn giận của chúng ta là một loại như vậy. Chỉ cần bóc tách ý nghĩa nội hàm của cuộc chiến tranh này, nỗi kinh hoàng (horror) với những ai gây ra nó mới tăng lên. Điều này dễ dàng hơn nếu ta quan sát một chút lịch sử và tìm hiểu một chút triết học.

Đối với lực lượng (force) được nuôi dưỡng bằng thái độ hung hãn (brutality) (cụ thể là nước Đức), chúng ta phải ra sức chống đối bằng cách tìm kiếm các nguyên tắc cuộc đời (principle of life) và sự cải tiến hay thay đổi (renovation) nằm ngoài và trên bản thân nó. Khi đó, kẻ thù sẽ dần triệt tiêu (gradually spending itself), còn chúng ta lại không ngừng tái tạo bản thân (remaking itself). Kẻ thù giao động (wavering) còn chúng ta thì không hề lay chuyển (abides unshaken). Đừng sợ hãi, lực lượng của chúng ta (our force) sẽ đè bẹp kẻ thù (slay).”

Những người bảo vệ triết lý Bosanquet xem việc gắn lý thuyết của ông với chủ nghĩa dân tộc là một hiểu lầm, và thực sự tôi cũng không tìm thấy bất cứ bằng chứng nào thể hiện Bergson tham gia cổ súy cho chủ nghĩa quân phiệt (militarism). Tuy nhiên, ông lại nhiệt tình đưa ra những lời kêu gọi (pleas) đầy cảm xúc và triết lý nhằm thể hiện quan điểm ủng hộ các hoạt động quân sự của phe đồng minh xuyên suốt Đại Thế Chiến, nhờ vậy nhận định của Russell về tính khát máu của các giáo sư càng trở nên thuyết phục. Vào tháng 2/1917, chính quyền Pháp thậm chí còn gửi Bergson đến Mỹ để vận động hành lang với Tổng Thống Woodrow Wilson nhằm thuyết phục Mỹ tham chiến.

Cần lưu ý, tôi không nhận định công lý đúng đắn luôn thuộc về Russell, còn mọi thứ xấu xa dành cho Bergson. Cần nhớ rằng nước Pháp có mối bận tâm hoàn toàn khác biệt các nước khác khi tham chiến. Pháp chia sẻ gần 450 km đường biên giới (280 mile) với Đức trong khi đó các đảo thuộc Anh lại cách ly khỏi lục địa châu Âu (Continental strife) bằng mặt nước. Đối với một số nhà trung lập, nước Anh sẽ thu về lợi ích nhỏ khi gửi binh lính đánh trận.

Nhưng vào ngày 03/08/1914, thời điểm lá thư “cổ súy sự trung lập” ủa Russell được công bố, các tính toán của Anh đột nhiên trở nên phức tạp hơn. Đức tuyên bố chiến tranh với Pháp và thể hiện ý định tấn công thông qua Bỉ, nước giữ vai trò trung lập được đảm bảo bởi Anh thông qua Hiệp ước London kí kết vào năm 1839. Đức xâm lược Bỉ trong ngày kế tiếp buộc Anh phải tham chiến sau đó vài giờ, nhằm đảm bảo hiệp ước được tôn trọng đồng thời bảo vệ các hải cảng ở Bỉ đang kết nối trực tiếp với eo biển Anh (English Channel). Do đó ý định tham chiến của Anh không hoàn toàn phi lý và bị ảnh hưởng bởi sự khiêu khích, nhưng nó khác biệt hoàn toàn với những gì nước Pháp đối diện.

Quá trình đấu tranh cho chủ nghĩa trung lập (neutralism) của Russell thể hiện xu hướng tìm kiếm giải pháp hòa bình cho những vấn đề quốc tế gay go nhất (most harrowing). Và điều này mang chúng ta đến với Chủ nghĩa thực dụng (Pragmatism). Russell chỉ trích lý thuyết chân lý (theory of truth) của các nhà thực dụng, và thường đưa chủ nghĩa thực dụng làm nền cho phương pháp phân tích. Nhưng mối quan hệ giữa ông với truyền thống lâu đời này của Mỹ là một vấn đề phức tạp hơn thể hiện trên bề mặt. Thứ nhất, chủ nghĩa hòa bình mà Russell phát triển riêng biệt trong Thế Chiến Một bị ảnh hưởng trực tiếp bởi William James,  một trong những kiến trúc sư quan trọng của Chủ nghĩa thực dụng (cũng là người đặt nền móng cho bộ môn tâm lý ở Mỹ)

Không lâu trước khi qua đời vào năm 1910, James đã trình bày hai bài thuyết trình về chủ nghĩa hòa bình (pacifism) gây ấn tượng mạnh mẽ cho Russell, được đặt tên lần lượt là “Điểm nhấn của bữa tiệc hòa bình” và “Đặc tính đạo đức của chiến tranh”. Chủ nghĩa hòa bình James không dựa trên tinh thần lạc quan phi thực tế (unrealistic optimism) mà hiểu biết sâu sắc về sự thèm khát bạo lực của con người:

“Đây là thành tố trong bản chất con người mà chúng ta phải ra sức chống lại: ham muốn gây chiến (want war). Con người thèm khát xung đột mặc cho các hậu quả có thể xảy đến, một cảm hứng sau cùng nảy nở ở một giai đoạn nào đó của cuộc đời. Những người lính bẩm sinh mong muốn tham gia vào những trận địa thực tế và nóng bỏng. Những người không tham chiến trực tiếp (non-combatants) thì cần chiến tranh chạy nền phía sau (in the background), viễn cảnh đó giúp nuôi dưỡng trí tưởng tượng và khơi dậy sự hào hứng. Ở khía cạnh lịch sử hay tôn giáo, những người bảo vệ quan điểm trên (clerical & historical defenders) thường lừa dối bản thân khi tiến hành chiến tranh, động cơ của họ không đến từ phước lộc (blessings) dành cho dân chúng (nếu dành chiến thắng), mà dựa trên tụng ca tôn giáo mập mờ. Chiến tranh, theo họ, tận cùng thuộc về bản chất con người. Chúng ta có mặt trên cõi đời này để theo đuổi các giới hạn tột cùng (uttermost) – một kiểu lời thề (sacrament). Xã hội sẽ thối rữa nếu không có những cái giá huyền bí phải trả bằng máu.”

James cho rằng cần tách niềm ham muốn bạo lực khỏi những con người chân chính (fellow humans). Thay vì ép buộc những người trẻ tham gia đánh trận (conscripting), ông khởi xướng hình thành “một đội quân chống lại bản năng trên” hoặc hình thành một kiểu hình quân đội tập trung phục sự quốc gia (national service corps) thay vì chiến đấu. Mặc dù Russell không hoàn toàn thỏa mãn với giải pháp này, ông chia sẻ trong tác phẩm “Tại sao con người gây chiến” (1917) (Why Men Fight): thông điệp của James đang trở nên đúng hơn bao giờ hết, ông là tác gia duy nhất mà tôi biết đối diện vấn đề này một cách hợp lý.

James không sống đủ lâu để chứng kiến Đại Thế Chiến nhưng ông đến từ một gia đình có truyền thống “cấp tiến Mỹ” (American progressivism), niềm tin gắn chặt với tinh thần thế giới (cosmopolitan), tương tự như quan điểm mà Russell hấp thụ từ “chủ nghĩa duy lý” Anh (radicalism), vốn xuất phát từ gia đình quý tộc của mình ở quốc đảo. Già hơn Russell ba mươi lăm tuổi  và sinh tại Mỹ, chủ nghĩa hòa bình kiểu James trỗi dậy từ những lo ngại về sự bành trướng Hoa Kỳ (expansionism). Ông thường lên tiếng về nỗi lo lắng này với ngôn ngữ hàm chứa thông điệp chống chủ nghĩa dân tộc (antinationalism) rất tương đồng với quan điểm của Russell. Hãy xem xét đoạn văn sau của James trong “Về những băn khoăn liên quan đến Philippines” (1903) được phát biểu tại hội nghị thường niên của Liên Đoàn Chống Đế Quốc ở Boston:

“Đức hạnh (đạo đức) “chính trị” (political virtue) thì không chạy theo phân chia địa lý. Nó dựa trên những nguyên tắc phân chia bất biến ở mỗi quốc gia, giữa đặc tính con vật và con người tri thức, giữa xu hướng tự do và bảo thủ (the tory & liberal tendencies), giữa sô vanh hiếu chiến (jingoism) và bản năng động vật – nhóm này kiểm soát mọi thứ dựa trên chiếm đoạt cục súc hay vũ lực (brute possession), nhóm kia dựa nhận thức – coi trọng phương pháp giáo dục và luật duy lý của lẽ phải (rational rules of right)

… nhóm (party) theo quan điểm tự do “quốc tế”, hay coi trọng nhận thức và trí tuệ đã ảnh hưởng lớn đến chúng ta (biến chúng ta thành những người chống đế quốc); và chúng ta chỉ là phần của phổ tư duy này tại Mỹ, tham gia cuộc chiến chống lại các thế lực bóng tối tại lục địa này, góp phần cho chiến dịch dài hơi bảo vệ sự thật và công bằng ở tất cả các quốc gia trên thế giới cho đến ngày tận thế. Hãy hào hứng dấn thân vào công việc lâu dài này.”

Russell có lẽ đã đi theo ý tưởng “tinh thần thế giới và quốc tế” được thể hiện trong cụm từ: “một chiến dịch dài hơi đấu tranh cho chân lý và công bằng ở tất cả các quốc gia.” Do đó James và Russell đồng cảm về chủ nghĩa quốc tế hướng đến hòa bình (pacifist cosmopolitanism) vốn tương phản rõ rệt với các giá trị gắn với quốc gia – thành bang của Bosanquet và chủ nghĩa dân tộc kiểu “phe ta sẽ đè bẹp kẻ thù” của Bergson. Thông tin Russell coi James như một con lợn khát máu có vẻ không chính xác hay xếp ông vào các triết gia chống đối lại nền tảng đạo đức (moralistic ground). Thật ra, Russell bày tỏ thẳng thắn sự ngưỡng mộ lớn lao dành cho James. Mặc cho khác biệt về quan điểm triết học, Russell trong một bài viết ở thập niên 40 bộc lộ: “trong số các triết gia to lớn, bao gồm cả những người còn đang sống, nhân vật gây ấn tượng cá nhân mạnh mẽ với tôi, chính là William James.”

Russell chỉ trích kịch liệt cuốn sách “Chủ nghĩa thực dụng” của James (1907), nhưng mâu thuẫn này gần như là một bất đồng  cá nhân (civil strife). Russell không thể chấp nhận quan điểm: chân lý hay sự thật của ý tưởng nằm ở tính hữu dụng của ý tưởng đó (idea’s utility) (đó là ấn tượng của ông về tri thức luận James – James’s epistemology). Russell lo lắng: “Một bạo chúa (despot) có thể tận dụng nguyên tắc này để khiến công chúng tin rằng Lãnh Đạo Mến Yêu chính là nhà truyền tin của Thiên Chúa.” Nhưng cần lưu ý, Russell rất tôn trọng thành tựu tiên phong của James trong địa hạt tâm ký kinh nghiệm (empirical psychology), đồng thời nỗ lực kết nối chân lý với tính hữu dụng (utility) của James chính là quá trình đúc kết “hiểu biết triết học” từ nghiên cứu khoa học (best scientific enquiry). Thật ra, cũng như Russell, James thường đóng khung Chủ nghĩa thực dụng (Pragmatism) theo hướng đối nghịch trực tiếp với các nhà duy tâm tân Hegel (neo-Hegelian) đại diện bởi những cá nhân như Bosanquet.

Đây là góc nhìn có thể dẫn đến nhiều cáo buộc gây hiểu lầm về Russell. Băn khoăn chính yếu của ông về chủ nghĩa thực dụng nằm ở chỗ các phương pháp kiến tạo hòa bình, xử lý tranh chấp phụ thuộc vào sự tồn tại một tiêu chuẩn duy lý độc lập khỏi quan điểm số đông (hay cộng đồng), thứ mà ai cũng cảm thấy thuyết phục (appeal). Ông cho rằng Chủ nghĩa thực dụng đang tìm kiếm một tiêu chuẩn như vậy, nhưng thất bại (về mặt triết lý, do Bergson và Bosanquet không tìm kiếm một tinh thần duy lý quốc tế). Russell chia sẻ “trong nghiên cứu tri thức, suy tư trên tinh thần công bằng (impartiality of contemplation) cũng tương tự như việc áp dụng nguyên tắc đạo đức phi vị kỷ (virtue of disinterestedness) trong hành động, đều dựa trên ánh sáng công lý và tinh thần trách nhiệm (không chỉ nghĩ cho bản thân mình). Chủ nghĩa thực dụng (pragmatism) thì không đủ chí công vô tư (impartial). Russell rõ ràng xem phương pháp triết học của ông có tính trung lập về chính trị, cụ thể đưa chân lý (truth) dưới ánh sáng khách quan công bằng. Nỗ lực này liên quan đến phương pháp triết học siêu hình rộng lớn hơn, chứa đựng trong đó nghị trình chống lại chủ nghĩa dân tộc. Vậy làm thế nào Russell có thể hòa hợp phương pháp triết học siêu hình chống chủ nghĩa dân tộc với quan điểm chân lý phải có tính khách quan?

Khi Thế Chiến Hai dần kết thúc, Russell đã đưa ra cách để xử lý mối căng thẳng trên:

“Nếu cuộc sống loài người một lần nữa đong đầy tinh thần vị tha, nhân loại phải bảo vệ hai điều đang dần mất đi trong hiện tại: lòng tử tế nhân ái và tinh thần khách quan khoa học (loving kindness & scientific impartiality). Hai điều trên kết nối với nhau mạnh mẽ. Hiện tại, nền giáo dục của mỗi quốc gia đều cung cấp hiểu biết hạn hẹn về chủ nghĩa dân tộc cùng góc nhìn lịch sử riêng biệt. Hoàn toàn đánh mất tính khách quan khoa học, mà càng xa rời tinh thần chí công vô tư (khách quan) thì lòng tử tế hay yêu thương giữa các quốc gia càng suy giảm.”

Không ai có thể nhận định chính xác liệu tinh thần chống chủ nghĩa dân tộc (hay chủ nghĩa quốc tế) có còn chảy mạnh vào phương pháp triết học Anh – Mỹ (Anglo-American) nữa hay không. Russell là người tiên phong dẫn dắt các thế hệ nối tiếp chân nhận vai trò to lớn của logic trong triết học khoa học (scientific philosophy). Tuy nhiên, chứng cận thị đã làm mờ “nhận thức” của chúng ta trong nhiều năm (intervening years)

Hiện tại, chúng ta vẫn giữ được phần lớn phương pháp khoa học Russell trong hiện tại. Sự nghiệp triết học của một học giả giờ đây có đứng vững hay không là nhờ vào năng lực phân tách logic tinh tế, hoặc dựa vào các bước đi khéo léo quanh các vấn đề kĩ thuật được khoang vùng cẩn thận (technical matters). Điều này đang được tiến hành rất tốt nhưng chúng ta dường như lại thờ ơ với việc cổ súy tinh thần chính trị duy lý (political rationale), nghĩa ra đưa vào các luật lệ trong trò chơi triết học do Russell khởi xướng, cụ thể sử dụng logic như một ngôn ngữ quốc tế, một tiêu chuẩn chân lý giống nhau ở Anh, Pháp, Đức, Nga và Áo.

Loại kính mắt nào có thể giúp chúng ta điều chỉnh chứng cận thị “triết học”? Có thể, quan sát lịch sử (historical reflection) đóng vai trò quan trọng. Thật không may, gần đây lại có các đợt tấn công vào địa hạt “lịch sử triết học”. Tôi sẽ kết thúc bài luận ngắn với vài thông tin liên quan đến chủ đề này.

Trong một bài viết (đăng trên blog) được thảo luận rộng rãi gần đây nhằm tấn công vào “lịch sử triết học”, cụ thể xem nó như một thứ vô dụng, học giả Michael Huemer thuộc Đại học Colorado Boulder chia sẻ với công chúng một kiểu hình triết học tốt hơn mà các nhà sử học đã thất bại trong việc tạo ra:


Giả sử rằng chúng ta có một nhà lịch sử triết học thực sự giỏi, người đã thực hiện tuyệt vời công việc này theo tiêu chuẩn cao nhất hiện có (được đo lường chính xác và thuyết phục). Vậy thì thành tựu lớn nhất đã đạt được là gì?

Trả lời: “Chúng ta biết triết gia P đồng nghĩa với tuyên bố U.” Trước đó, có thể một số người nghĩ rằng U đồng nghĩa với X, nhưng thực ra lại là Y. Đây không phải là quá trình “nhập khẩu triết học” (philosophical import). Chúng ta vẫn không biết liệu X hay Y là đúng.

Cần lưu ý cách thức đào sâu vào công việc thực sự của triết học (real job) như đánh giá xem các “chất liệu triết học” vượt thời gian có trở thành chân lý, rõ ràng và giản đơn không được đồng tình rộng rãi. Rõ ràng, đây không phải là quan điểm của Bosanquet. Thế giới triết học siêu hình của Huemer đã được chấp nhận rộng rãi ngày nay, chính là hậu duệ của tư tưởng Russell. Nhưng góc nhìn của Russell thì khác biệt, ông cho rằng lịch sử triết học bản thân rất đáng giá và có nhiều đóng góp to lớn. Thậm chí triết học “kĩ thuật” (sử dụng logic – technical philosophy) cũng có thể được đào sâu hơn dựa trên hậu quả xã hội và chính trị gắn với nó, điều mà chúng ta cần quan sát chính xác lịch sử để đúc kết (quan điểm mà Eric Schliesser đang khám phá). Vậy tại sao triết học phân tích lại thay đổi phương pháp sau nhiều năm (methodology – từ Russell đến Huemer)? Đây là một câu hỏi lịch sử, nhưng Huemer đã khiến chúng ta phải bối rối bởi “lịch sử triết học không thực sự là lịch sử hay triết học”. Nhưng nếu không trả lời câu hỏi này, chúng ta không thể tự tin nhận định: quan điểm triết học siêu hình Huemer ngày nay trở nên phổ biến là điều tất yếu.

Ngoài Huemer, không phải đúc kết từ bài luận này là chúng ta nên đi theo quan điểm xưa cũ Russell một cách nhiệt thành. Quan điểm của các nhà dân tộc chủ nghĩa ngày nay thì khác với thời bà ngoại của bạn. Nhưng Russell đúng ở một điểm, thậm chí triết học phân tích (áp dụng logic) cũng có các hậu quả chính trị của nó. Russell kiên trì thúc đẩy nhận định này, một cách độc đáo nhằm đưa thực tiễn triết học (philosophical practice) vào công cuộc đấu tranh rộng lớn hơn chống lại những kẻ khát máu, gây chiến, hay muốn xóa bỏ tinh thần thân ái giữa các quốc gia – điều này xứng đáng được nghiên cứu sâu hơn. Có lẽ chúng ta sẽ học được điều gì đó khi quan sát lịch sử, bởi nhờ đó các giả thiết “nhàm chán” về triết học được nới lỏng, đóng thời chống lại quan điểm cho rằng triết học có tính thờ ơ chính trị (politically quite) hay thói tự mãn độc hại.