Adam Neumann và nghệ thuật gục ngã

Adam Neumann và nghệ thuật gục ngã

Amy Chozick của tờ The New York Times mới có một bài viết tổng hợp khá đầy đủ về nhân vật nổi tiếng Adam Neumann, người sáng lập ra WeWork vào năm 2010, một công ty thương mại bất động sản cung cấp các không gian làm việc chung cho cộng đồng khởi nghiệp. Amy phân tích mối quan hệ giữa Adam và Son, nhà bảo trợ nhiệt thành của WeWork cùng cá tính dị biệt của họ, thứ thúc đẩy WeWork thăng hoa lên 47 tỷ $ nhưng nhanh chóng suy giảm xuống 7 tỷ $ sau một loạt các bê bối. Điều thú vị là dù cao chạy xa bay khỏi đống đổ nát do mình tạo ra, Neumann vẫn tài tình nắm trong tay hơn 1 tỷ $. Các bạn có thể tham khảo phần lược dịch sau đây của mình:

Adam Newmann

Adam Neumann đứng ở tầng 57 của tòa nhà Woolworth, một cao ốc phong cách tân Gothic từng là công trình cao nhất trên thế giới. Đó là vào một buổi tối muộn thứ 6 năm 2013, người sáng lập và giám đốc điều hành của WeWork vừa mới thêm tầng 30 của tòa nhà này vào danh sách các thỏa thuận bất động sản đang tăng trưởng nhanh chóng của mình. Neumann cùng ba nhân sự cao cấp khác của WeWork đã tận hưởng chút đồ uống có cồn trước khi họ quyết định tham gia vào trò nổi loạn gần nhất (coup). Trong một không gian thách thức sự gan dạ (gutted-out), họ ném các chai bia vào giếng thang máy (elevator shafts), lắng nghe tiếng leng keng (clink) của chúng khi rơi xuống dưới. Sau đó, Neumann kêu tất cả đi theo ra ngoài đến rìa tòa nhà. Không có lan can (guardrails) cũng như hàng rào bảo vệ, chỉ có bốn quản lý cấp cao say xỉn (inebriated) của một công ty khởi nghiệp đang chênh vênh trên rìa “cái chết”(the edge of death). Harrison Weber, tổng biên tập Fullstart, nhánh truyền thông của WeWork vào thời điểm đó chia sẻ: “Tôi đã ở đó với ông ta ở trên đỉnh của thế giới. Mọi thứ đều thật tuyệt vời.” Sau đó, Neumann cầm một chai bia cũ lên – rõ ràng là phần còn lại của một cuộc chè chén trước đó (bender). Anh ta yêu cầu các nhân viên của mình uống thứ chất lỏng khó chịu đó (rank liquid). Mọi người đều nốc một ngụm (swig), ngoại trừ Weber: “Mọi thứ diễn ra cứ như một nghi thức trung thành. Đó là khoảnh khắc tôi cảm thấy sâu sắc sức thuyết phục của anh ta.”

80 ngày vừa qua cộng đồng khởi nghiệp đã chứng kiến sự sụp đổ chưa từng có trong lịch sử. WeWork nộp đơn để niêm yết đại chúng với một một bản cáo bạch (prospectus) nhanh chóng trở thành trò cười bởi sự thiếu minh bạch; các nhà đầu tư phát hiện ra những sắp xếp tài chính đáng báo động của Neumann; định giá công ty rớt xuống không phanh; Neumann buộc phải từ chức; WeWork rút khỏi IPO. Từng được định giá là 47 tỷ đô, giá trị WeWork giảm xuống chỉ còn 7 tỷ $ sau khi được giải cứu bởi gã khổng lồ Nhật Bản SoftBank. Điều thú vị là cú trượt ngã chấn động của WeWork lại đi kèm mới gói thoái vốn “chấn động” không kém của Neumann: gã đàn ông 40 tuổi có thể thu về 1 tỷ $ sau khi bán cổ phần cho SoftBank đồng thời kiếm thêm 185 triệu $ phí tư vấn. Khi tập trung vào quy mô của thảm họa, câu hỏi đầu tiên hiện ra trong tâm trí mọi người – từ khách hàng ở các không gian làm việc chung (co-working) đến phố Wall cùng các nhân sự sắp bị sa thải của WeWork – là làm cách nào mà Neumann có thể quản lý sự gục ngã của mình một cách phi thường như vậy? Câu trả lời phần nhiều liên quan đến những gì Weber chứng kiến ở đỉnh của Tòa nhà Woolworth – một sức hấp dẫn (charisma) khó lý giải cùng “gu vị” chấp nhận rủi ro khác biệt. Bên cạnh đó, Neumann, người lớn lên ở Israel, cũng có một khả năng đọc vị người khác một cách kỳ lạ, từ những nhà đầu tư tiềm năng đến các phóng viên, thu hút lòng trung thành và sau đó bán cho họ tầm nhìn “tư bản kibbutz” (capitalist kibbutz – ám chỉ các nhà tư bản xuất phát từ kibbutz – một mô hình làng cộng đồng của người Do Thái) ở quy mô toàn cầu. Nguồn năng lượng không giới hạn, điên cuồng thậm chí có thể gọi là điên rồ kết hợp với mái tóc dài cùng vẻ ngoài lãnh tử không có gì bàn cãi đã đã giúp ích cho anh ta rất nhiều. Sự xuất hiện của Neumann ở bất cứ căn phòng nào cũng dễ gây chú ý bởi chiều cao 1,9m.

Yếu tố mấu chốt cho thành công của Neumann là khả năng bán “ý tưởng” đến công chúng “háo hức” ở một thời điểm thích hợp: Cách thức WeWork tái xây dựng hình ảnh văn phòng như một sự mở rộng tính cách cá nhân thì hoàn toàn phù hợp với thế hệ “tuyển dụng tạm thời” (intermittently employed). Nếu bạn bị thuyết phục về tầm nhìn của anh ta: một thế giới nơi làm việc và vui chơi hòa làm một, bạn có thể sẽ xếp WeWork cùng với các công ty khởi nghiệp khác – như Uber hay Lyft – dù chưa thu được lợi nhuận vào thời điểm đó nhưng có vẻ chắc chắn sẽ giải được bài toán kinh tế trong tương lai. Neumann chia sẻ mê say về việc tạo ra một “mạng lưới xã hội vật lý” (physical social network), nơi mà tất cả các thành viên có thể nói về công việc, gia đình, tình yêu. Weber ngập ngừng: “Nó giống như, khoan đã, ý bạn là cuộc đời. Có phải bạn đang nói về một cuộc đời thông thường.” Nhưng khi Neumann đóng khung mọi thứ, khái niệm trên nghe có vẻ như là một cuộc cách mạng. Khi càng nhiều người bước vào tầm nhìn của anh ta, giá trị của WeWork lại càng gia tăng. Tuy nhiên, WeWork có thể không bao giờ chạm đến đỉnh cao (stratosphere), nếu Neumann không tìm thấy một người bảo trợ hoàn hảo: giám đốc điều hành của SoftBank, Masayoshi Son.

Giống như Neumann, quý ngài Son – được biết đến là Masa, hay còn gọi là Yoda (một nhân vật trong StarWars), luôn tin tưởng vào trực giác của mình và chìm đắm trong suy tư nhiều thế kỷ tới trong tương lai. Với 100 tỷ $ trong tay, Quỹ Vision của SoftBank là một quỹ đầu tư công nghệ lớn nhất trên thế giới, với tiền mặt đổ vào từ Ả Rập Saudi và Abu Dhabi. Một vài khoản đặt cược khổng lồ của Vision, bao gồm Uber, hoạt động rất kém, nhưng Son lại từ chối quan điểm cho rằng ông đang đặt quá nhiều tiền vào một chu kỳ khởi nghiệp được định giá quá mức. “Những ai gọi môi trường hiện tại là “bong bóng” hay “nguy hiểm” là những người không hiểu gì về công nghệ.” Son nói trên trang tin Nikkei của Nhật Bản vào tháng 7. Vào năm 2017, Neumann gây tiếng vang với việc chỉ mất 12 phút dẫn Son đi vòng quanh trụ sở của WeWork để kêu gọi được 4,4 tỷ $. Ngay sau đó, Neumann phấn chấn lướt trên phố ở ghế sau của một chiếc Maybach màu trắng có tài xế, mở nhạc rap ầm ĩ, cùng một chiếc iPad đang chiếu bản phác họa không gian số đầy hứa hẹn (spit-swear) mà anh vừa trao đổi với Son.

Điên rồ hơn, nhanh hơn, lớn hơn và hơn thế nữa

Đại đa số những người trong cuộc hiểu rõ Neumann chỉ dám chia sẻ thông tin ẩn danh vì bị ràng buộc bởi các thỏa thuận cấm tiết lộ đã ký với WeWork. Thỏa thuận với SoftBank đã thay đổi mọi thứ quá nhanh (precipitously). Khi tham khảo thông tin nội bộ về sự tồn tại của WeWork trước và sau khi có sự tham gia của Masa, khoản đầu tư trên đã chuyển đổi công ty khởi nghiệp từ một “kỳ lân” thuần túy (công ty khởi nghiệp được định giá trên 1 tỷ $) sang một thứ gì đó gần như là tham vọng không giới hạn. Thậm chí theo tiêu chuẩn của các nhà sáng lập xấc xược, sự lập dị của Neumann dần trở thành huyền thoại. Anh ta có thể trở nên rất phàm tục, đi chân đất trong văn phòng, đứng ra tổ chức trại hè trác táng cho nhân viên WeWork, mà những người tham dự mô tả ngắn gọn như sự kết hợp của Coachella (đại nhạc hội), Wild Wild Country (tên một bộ phim trên Netflix nói về cộng đồng tín ngưỡng Osho) và một buổi tiệc toàn những người dị biệt. Neumann sẽ thuyết phục nhân viên nhấp một vài ly tequila Don Lulio đắt giá, làm việc 20 giờ một ngày, dự các cuộc họp lúc 2 giờ sáng. Anh ta cũng khuyến khích nhân viên hút cần sa ở nơi làm việc, nhảy quanh (Journey) đống lửa trong rừng vào kỳ nghỉ cuối tuần (excursions), hút thêm nhiều bình cỏ hay nốc thêm tequila. Thậm chí ngay cả những người không có sở thích uống tequila cũng thường bị thuyết phục theo đuôi anh ta – bao gồm cả Jared Kushner (trước khi anh ta bước chân vào Nhà Trắng theo bố vợ mình) người bị Neumann tiêm nhiễm (imbibed) khi xem xét một bất động sản ở Philadelphia.

Neuman rất tài năng trong việc gắn lối hành xử “kỳ quặc” theo phong cách “Animal House” (Căn nhà Động Vật – một bộ phim hài của Mỹ) vào một ý nghĩa lớn lao hơn. Trong góc nhìn của anh ta, WeWork không đơn giản là cho thuê lại không gian văn phòng được chia nhỏ mà nó còn cung cấp trà kombucha, cà phê ủ lạnh (cold-brew) và một cảm giác thăng hoa cùng cộng đồng. “Họ đến với chúng tôi để tìm kiếm nguồn năng lượng, một thứ văn hóa”. Anh thuyết phục khách hàng của khu căn hộ WeLive bằng tầm nhìn góp phần giảm tỷ lệ tự tử khi “không còn ai cảm thấy cô đơn”. Anh tưởng tượng trường học WeGrow gắn với nỗ lực bảo vệ những đứa trẻ mồ côi trên thế giới (Chúng tôi muốn giải quyết vấn đề này và trao cho họ một gia đình mới: Gia đình WeWork). Bên cạnh đó là những trao đổi về WeBank, WeSail, WeSleep (một hãng hàng không). Thậm chí ngay cả khi các nhánh kinh doanh bị chế nhạo (derided), sự phô trương (grandiosity) mà Neumann tạo ra đã giúp kiến tạo hình ảnh WeWork như một công ty khởi nghiệp công nghệ, mặc cho phần lớn dự định chỉ là tuyên ngôn sứ mệnh mang tính tiên tri (messianic). Đối với những người đang say sưa với bài thuyết trình của mình, Neumann sẽ thêm vào một liều thuốc kích thích tinh thần mà anh học được từ vợ mình, Rebekah Paltrow Neumann, cháu gái của nhà sáng lập Goop, Gwyneth Paltrow, một diễn viên nổi tiếng đồng thời là người tập luyện yoga Jivamukti (yogi) được chứng nhận. Quý bà Neumann từng chia sẻ vào năm ngoái: “Tôi không có ý định đi theo con đường chỉ chăm chăm kiếm tiền. Ý định của tôi khi gặp anh ấy chỉ là làm thế nào chúng tôi cho thể mở rộng không gian rung động tuyệt vời này ra khắp hành tinh.” (good vibration)

Một người rung động cùng tần số không thể chối cãi với Neumann là Son. Ông và Neumann trở nên gắn kết sau chuyến đi Ấn Độ vào năm 2016 để gặp gỡ các tên tuổi sừng sỏ trong lĩnh vực khởi nghiệp cùng Thủ Tướng Ấn Narendra Modi. Trên bề mặt, dù là một trong những người giàu nhất Nhật Bản, Son được mô tả hết sức khiêm tốn khác biệt hoàn toàn với Neumann, nổi tiếng với tham vọng trở thành một đại gia “nghìn tỷ đô” (trillionaire) đồng thời là “thủ tướng của thế giới”. Ở trường đại học, Son sáng tạo ra translator điện được tập đoàn Sharp mua lại và sau đó thành lập ra SoftBank, công ty phân phối phần mềm. Còn Neumann, chật vật để đưa ý tưởng mạo hiểm mơ hồ của mình (dubious) ra thực tế trong những ngày đầu lập nghiệp, bao gồm giày phụ nữ với gót cao có thể gập xuống cùng Krawlers, đồ bọc gối cho trẻ em, với khẩu hiệu “Họ không thổ lộ với bạn không có nghĩa là nó không gây đau đớn.” Hai gã đàn ông này đều từng là người ngoài cuộc với cộng đồng khởi nghiệp Mỹ. Cha mẹ Neumann ly dị khi anh mới 7 tuổi kéo theo việc di chuyển từ thành phố này sang thành phố khác ở Israel – bao gồm khu kitbbutz bốc mùi (hoặc khu định cư cộng đồng) – trước khi đi theo chị của mình, một người mẫu Israel Ali Neumann tới New York. Trong khi đó Son với gốc gác Hàn Quốc, sinh ra trong một thị trấn nhỏ ở Nhật, đã cảm nhận sâu sắc mùi vị “phân biệt đối xử” trước khi chuyển đến California ở tuổi thanh niên. Cũng giống như Neumann, Son được biết đến là một người luôn đi theo trực giác và bỏ qua những lời nói xì xào xung quanh (naysayers). Vào năm 2000, ông đầu tư 20 triệu $ vào giai đoạn đầu của công ty thương mại điện tử Alibaba, mà bây giờ giá trị của nó lên tới 100 tỷ $, mà nguyên cớ đầu tư xuất phát từ “sự rạng rỡ” (sparkle) trong mắt của giám đốc điều hành (Jack Ma).

Nếu một giám đốc điều hành yêu cầu quỹ Vision đầu tư 40 triệu $, Son sẽ vặn hỏi “Bạn sẽ làm gì với 400 triệu $?” Masa có một phong cách đầu tư riêng có thể khiến người khác kinh hãi nhưng lại làm Adam thích thú. Anh nói với Son “400 triệu $ ư? Sẽ thế nào với 4 tỷ $ và tôi có thể làm triển khai điều này cho ông.” Hai doanh nhân trở nên gần gũi, Neumann đi ăn sushi với Son ở Tokyo và ăn tối tại khu nhà rộng 9 acre của ông ở Bay Area (khu vùng vịnh San Francisco), một khu dinh thự đắt giá ở California. Son cũng thỉnh thoảng ghé khu nhà của Neumann ở Corte Madera, California với phòng khách cong vòng như đàn guitar. Quyết định của Son khi đặt hàng tỷ $ vào WeWork gây phấn chấn cho các nhà đầu tư ban đầu đồng thời khiến cho các đối tác đầu tư (partner) của quỹ Vision cảm giác như nắm một phần miếng bánh của một công ty khởi nghiệp có khả năng thay đổi thế giới, nhưng thỏa thuận này đã tách Neumann khỏi thực tế (sense of reality). “Thật là vô vọng, Son gặp Adam có 10 phút và sau đó đưa cho anh ta tấm ngân phiếu trị giá 4,4 tỷ $” một cựu giám đốc điều hành Vision chia sẻ. Son không nói:” Tôi cần bạn phải quản lý cẩn trọng số vốn này” mà lại “Tôi cần bạn phải trở nên điên rồ hơn, nhanh hơn, lớn hơn và hơn thế nữa”

“Mỗi từ phát ra từ miệng anh đều giả dối”

Được khai mở bởi tham vọng “điên rồ” từ Son, Neumann dấn thân vào việc mở rộng WeWork ra khắp thế giới đồng thời theo đuổi các mục tiêu kiêu ngạo của mình (loftier). Tuy nhiên, hàng chục người quen biết Neumann tiết lộ, tham vọng không được kiềm hãm cùng thất bại tăng trưởng của WeWork bắt đầu được nhân viên và các nhà đầu tư cảm nhận. Chỉ vào năm ngoái, WeWork tiến hành mua một chiếc máy bay Gulfstream G650 trị giá 60 triệu $, bằng tổng số tiền mà công ty tiêu xài trong vòng hai tuần. Neumann lắp thêm phòng xông hơi hồng ngoại cùng hồ bơi thư giãn cho văn phòng mình ở Manhattan. Bên cạnh đó anh ta cũng kiếm hàng triệu $ qua thỏa thuận thuê văn phòng WeWork tại một số công trình mà anh sở hữu một phần – gây ầm ĩ về xung đột lợi ích. Neumann đổi tên của công ty thành We Company theo khuynh hướng huyền bí học (mysticism) mà anh ta say mê. Trong hồ sơ nộp IPO, có ít nhất 150 lần cụm từ “cộng đồng” được đề cập, cần lưu ý Neumann đã đăng ký độc quyền chữ “We” nhằm thu lợi 5,9 triệu $ từ tiền WeWork chi trả bản quyền cho việc sử dụng danh xưng này. Tùy nhiên, khoản phí này được Neumann trả lại sau đó.

Theo phản hồi của một số nhân viên, cách hành xử của Neuman cũng rất nguy hại (noxious). Trong văn bản tố cáo (federal complaint) được nộp vào thứ năm, Medina Bardhi, cựu trưởng bộ phận nhân sự WeWork đã buộc tội Neumann hành xử chống lại mình khi biết cô mang thai và trêu chọc giai đoạn nghỉ đẻ là một “kỳ nghỉ” hay “nghỉ hưu”. (Cô cũng tiết lộ cô đã ngừng đi du lịch cùng với Neumann khi mang thai bởi vì Neumann thích biến chuyên cơ riêng của công ty thành một ổ hút cỏ (hotbox)). Người phát ngôn của WeWork sau đó đã bào chữa rằng công ty bảo vệ “người mẹ” mạnh mẽ và không tha thứ cho bất cứ sự phân biệt đối xử nào.)

Phố Wall và báo chí những năm gần đây đã phê phán rất cởi mở về mô hình kinh doanh của WeWork. Năm ngoái, Vanity Fair đã chất vấn “đế chế bấp bênh trị giá 20 tỷ $” (house of card). Một vài người đã thắc mắc là liệu Neumann có khôn ngoan khi chia sẻ về buổi hẹn đầu tiên với Rebekah trong bài thuyết trình năm 2017 tại trường Baruch: “Cô ấy nhìn thẳng vào mắt tôi và nói “Anh toàn những thứ tào lao. Mỗi từ phát ra từ miệng anh đều giả dối”.

Không ai phủ nhận Neuman có một tầm nhìn phi chuẩn mực. Trong vòng chín năm, WeWork đã tăng trưởng từ một văn phòng nhỏ đến bao phủ gần 45 triệu feet vuông bất động sản, với gần 527000 người thuê (tenants) – hay “thành viên” – ở 110 thành phố. WeWork trở thành pháp nhân sở hữu không gian văn phòng tư lớn nhất ở London, New York và Washington. Cộng đồng sinh động mà Neumann tạo ra (sleek quarters) gắn chặt với tinh thần khởi nghiệp trong địa hạt kinh tế “gig” (các công việc có tính tạm thời) cùng sự hối hả của thế hệ Millennial (sinh từ năm 1980 tới 2000), những người khoác lên mình áo phông in chữ “Cảm ơn Chúa, đây là thứ hai!”. Các tập đoàn lớn bao gồm IBM, Microsoft, và Salesforce cũng dời nhân viên của mình đến các không gian của WeWork. Khi các nhân vật sừng sỏ như giám đốc điều hành JP Morgan Chase – Jamie Dimon, giám đốc điều hành của Microsoft – Satya Nadella và gã khổng lồ đầu tư tư nhân (private-equity) Henry R. Kravis đến văn phòng WeWork, Neumann rất biết cách để gây kinh ngạc cho họ. Anh hướng dẫn đội ngũ của mình “kích hoạt không gian” với một màn hình cảm ứng khổng lồ thể hiện các địa điểm cao cấp của WeWork, như tòa nhà số 1 Poultry ở London hay nhà máy thuốc phiện cũ ở Thượng Hải được lát gạch không nung thanh nhã (pastel terrazzo tiles). Neumann đảm bảo các nhà đầu tư tiềm năng dừng chân tại bàn của người đứng đầu bộ phận “tưởng tượng” WeWork (visualization), người sẽ tạo ra các bản phác thảo thực tế ảo. Đột nhiên, khách tham qua có thể nhìn thấy bản thân họ bước vào không gian tương lai của WeWork ở Paris hay Tokyo. Như Dave Fana, giám đốc tăng trưởng của công ty tiết lộ trên Forbes năm 2017 “Các chủ đất chỉ bán thép còn chúng tôi làm ra iPhones.”

Son đã đứng ra bảo vệ Neumann trong một thời gian dài. Vào giữa tháng 9, khi nỗ lực IPO sụp đổ và Neumann đối diện với áp lực từ chức ở trong và ngoài ban điều hành, Son mời anh ta đến tham dự sự kiện hội ngộ “đối tác” của quỹ Vision tại khách sạn Langham ở Pasadena, California. Ca sĩ John Legend cũng biểu diễn ở đó. Theo một nguồn tin, các nhân viên cấp cao SoftBank đã nói với Son rằng việc nhìn thấy Neumann tham dự sự kiện, mặc dù nhẹ nhàng hơn việc ngồi cùng anh ta tại bàn tiệc, cũng đã là quá tệ hại rồi. Cuối cùng, Neumann không xuất hiện. Son mang đến cho những người tham dự bài thuyết trình nhắc nhở nghiêm túc (stern) về tầm quan trọng của lợi nhuận cùng quá trình tăng cường quản trị doanh nghiệp trước khi công ty chào bán ra công chúng. Neumann từ nhiệm vai trò giám đốc điều hành vào ngày 24 tháng 9. Trong một cuộc gọi với các nhà đầu tư của quỹ Vision, Son đã xin lỗi vì đặt quá nhiều niềm tin vào người sáng lập. Vào ngày 22 tháng 10, SoftBank ra tay cứu WeWork bằng cách nắm lại 80% cổ phần của công ty. Chủ tịch điều hành mới của WeWork đồng thời là Giám đốc vận hành SoftBank, Marcelo Claure ngay sau đó tổ chức một buổi gặp gỡ với nhân viên công ty. Claure nói: “Liệu quá trình sa thải có diễn ra? Câu trả lời là có nhưng ở mức độ nào thì tôi không biết. Vấn đề của Adam sẽ được bỏ lại phía sau, một cái giá chúng ta phải trả.” Khi đó, Neumann vẫn có quyền lực “bầu chọn” ở WeWork dù được xem là nhà viễn kiến hay phỉ báng là kẻ cơ hội (huckster). Mỗi cổ phần của anh ta tại WeWork đáng giá 20 phiếu bầu. Để kiểm soát công ty, SoftBank đã quyết định mua lại. Claure nói với nhân sự WeWork: “Adam sẽ không có bất cứ vai trò gì trong công ty, anh ta sẽ không còn trong ban điều hành, nhưng tôi sẽ có kế hoạch sử dụng kiến thức mà anh ta có được.”

Nhiều người ở phố Wall cho rằng WeWork vẫn sẽ sụp đổ. Vào ngày 30 tháng 10, Bill Ackman, nhà quản lý quỹ phòng hộ Pershing Square Capital Management đã chia sẻ với công chúng rằng giá trị của công ty này “có khả năng cao là bằng 0”. Một nhà phân tích khác nói rằng WeWork có một mô hình kinh doanh khả quan, nhưng mô hình này sẽ gắn chặt hơn với ý tưởng cốt lõi “cho thuê không gian văn phòng” mà phần lớn doanh thu đến từ các khách hàng tập đoàn dài hạn – hơn là trường học hay trại trẻ mồ côi cùng việc cung cấp cho họ một không gian vui vẻ với WiFi miễn phí. Nori Gerardo Lietz, một giảng viên ở trường kinh doanh Harvard, từng đào sâu công ty này bình luận. “Liệu doanh nghiệp này có sống sót? Câu trả lời là có, nhưng không theo cách mà WeWork mong muốn. Công ty này cần phải vượt qua quá khứ lãng phí nguồn lực quá mức của mình.” (profligate excesses). Dù vậy, vẫn có người đặt niềm tin vào cá nhân con người Neumann “Tôi thực sự tin rằng anh ta là một doanh nhân tuyệt vời nhất tôi từng gặp.” Marc Benioff, đồng giám đốc điều hành của Salesforce nói trên tờ Business Insider vào ngày 15 tháng 10. “Anh ta là một người truyền bá phúc âm. Một nhà viễn kiến phi thường. Anh ta đã tuyển dụng nhiều con người tuyệt vời đồng thời xây dựng một thương hiệu tuyệt vời. Tuy nhiên có một vài thứ không may mắn xảy đến mà bạn sẽ thay đổi nếu có cơ hội để làm lại.” Neumann hầu như im lặng trong những tuần gần đây. Anh đi đi lại lại giữa những ngôi nhà của mình ở Greenwich Village, Montauk và quận Westchester để giải quyết vấn đề pháp lý cùng quan hệ công chúng. Người đàn ông từng hứa hẹn WeWork sẽ “tạo ra một thế giới nơi mọi người kiến tạo cuộc đời chứ không phải chỉ để sống qua ngày” đang tìm kiếm một công việc mới (between jobs).

Bài tiếng Anh