Bài học Theranos

Bài học Theranos


Cách đây vài giờ, phiên tòa của Elizabeth Holmes đã tuyên bố ngôi sao khởi nghiệp phạm 4 tội trong 11 cáo buộc liên quan đến việc lừa dối các nhà đầu tư, cô có thể phải đối diện với án phạt 20 năm tù cùng số tiền phạt gần 250k+ $ cho mỗi cáo buộc. Các phán quyết của tòa về cô sẽ trở thành câu chuyện cảnh báo cho bất cứ ai tham gia khởi nghiệp tại thung lũng Silicon, theo lời của giáo sư Margaret O'Mara tại trường Washington: "Đây là một phán quyết không chỉ ảnh hưởng đến thung lũng Silicon mà còn bất cứ ai ủng hộ mô hình khởi nghiệp tại đây, đầu tư vào cũng như sử dụng các sản phẩm xuất phát từ đó." Bài viết ngắn dưới đây của The Economist nêu ra một số cảnh báo dành cho các nhà đầu tư.

Trong bộ phim tài liệu "The Inventor" (Nhà sáng chế), Elizabeth Holmes nói với chất giọng chậm rãi và trầm sâu để kể về thói quen đọc sách thời thơ ấu và mối quan tâm sâu sắc của cô về việc trở thành một nhà lãnh đạo vĩ đại. "Nhiều thay đổi về mặt công nghệ đã xảy ra trong xã hội nhưng xét ở khía cạnh con người, chúng ta vẫn chưa thay đổi nhiều."

Cho dù phán quyết dành cho Holmes trong phiên tòa đang diễn ra như thế nào (các cáo buộc lừa dối nhà đầu tư và bệnh nhân - cụ thể đưa ra các tuyên bố sai lệch về công nghệ thử máu mà startup này tạo ra) thì cô ta đã rất đúng với tuyên bố trên. Câu chuyện của Theranos không đơn giản chỉ là cách mà các nhà lãnh đạo hành xử, cũng như cách họ đã dẫn dắt có chủ đích một cách sai lệch những người khác (Holmes phủ nhận mọi cáo buộc) mà chính là cách thức con người ra quyết định. Phiên tòa đã chỉ cho chúng ta thấy những lối tắt trong nhận thức (cognitive shortcuts) đã giúp đẩy giá trị của công ty này lên đến 9 tỷ $, trước khi bị phanh phui bởi Wall Street Journal rằng công nghệ này không thực sự hiệu quả - rồi trượt dài vào quên lãng (oblivion).

Đầu tiên là lối tư duy tắt (shortcut) đe dọa chính bản thân Holmes. Trên bề mặt của nó, sản phẩm của Theranos là thiết bị thử máu. Nhưng thật ra, sản phẩm thực sự của công ty chính là nhà sáng lập, một cỗ máy gọi vốn trong chiếc áo cổ rùa (turtleneck). Sự thu hút của cô (charisma) đã đầu độc các nhà đầu tư, thu hút nhân sự và hấp dẫn các nhân vật già đầu sừng sỏ trong giới chính trị nhảy vào ban điều hành của startup. Câu chuyện của cô, một nữ doanh gia rời bỏ trường danh tiếng Stanford để thay đổi thế giới y tế (hay chăm sóc sức khỏe) (health-care), trở nên quá hấp dẫn cho báo giới (catnip).

Sự thu hút/hấp dẫn (charisma) là một dấu chỉ hợp lý khiến các nhà đầu tư đặt cược vào nhà sáng lập startup. Nhưng nhiều người quá dễ dãi nhầm lẫn giữa sự tự tin (confidence) và năng lực thực thi (competence). Một nghiên cứu trong năm 2012 đã chỉ ra việc các nhà nghiên cứu của trường Lausanne đã giảng dạy cho nhiều nhà quản lý cấp trung về "chiến lược lãnh đạo tạo sức hút" - cụ thể đi từ ba điểm chính yếu (three-point lists), niềm tin đạo đức (moral conviction) đến cử chỉ tay chân (hand gestures). Kết quả là khiến những người quan sát năng lực thực thi của các nhà quản lý nhảy cóc trong việc ra quyết định.

Cách Holmes tạo ra sức hấp dẫn riêng biệt có thể đào sâu tìm hiểu được. Đội ngũ luật sự bảo vệ đã thêm vào hai văn bản viết tay vào trong danh sách các tài liệu của tòa. Một bản ghi chú trong đó mô tả những công việc mà Holmes cần tiến hành trong ngày sắp tới. Bản ghi chú khác mô tả tập hợp các quy định doanh nghiệp viết bởi Sunny Balwani, Giám đốc vận hành của Theranos đồng thời từng là người tình của Holmes (phiên toà của ông sẽ bắt đầu trong năm tới). Holmes biện hộ lại các cáo buộc rằng mình bị lạm dụng, đóng khung và kiểm soát bởi Balwani, thứ mà ông ta phủ nhận hoàn toàn.

Các tài liệu trên bản thân trông rất buồn cười. Balwani viết: "Tất cả định luật tự nhiên, tất cả các bí mật, được khắc ghi trong mỗi tế bào của cơ thể" - một suy tư từ nhà lãnh đạo của một công ty startup ngành dược. Ghi chú của Holmes có những dòng chữ như "tôi biết rõ kết quả của mỗi sự va chạm hay mâu thuẫn. Tôi nhanh chóng ra quyết định và thay đổi nếu cần thiết". Và "Bàn tay tôi luôn để trong túi hoặc thể hiện một cử chỉ nào đó". Những công thức kiểu như trên, nếu thực sự có, đã hoạt động rất hiệu quả. Các nhà quản lý cấp cao tại các công ty lớn tán dương Holmes về khả năng kiểm soát phòng họp, nhưng bỏ qua các dấu hiệu cảnh báo rằng sản phẩm của công ty không thực sự hiệu quả.

Điều này diễn ra bởi lối tắt thứ hai trong việc ra quyết định: nhiều nhà đầu tư và quản lý cấp cao phụ thuộc quá nhiều vào sự đánh giá của người khác hơn chính bản thân mình. Phần lớn các phiên tòa đã tập trung vào sự xuất hiện logo của các hãng dược phẩm như Pfizer và Schering-Plough (mà không có sự đồng ý của họ) trong các báo cáo có vẻ như đã chứng thực cho công nghệ của Theranos. Cựu giám đốc tài chính của Walgreens, một chuỗi dược phẩm đã đồng hành cùng công ty khởi nghiệp trên, phản biện rằng mình đã nghĩ các báo cáo được viết bởi các hãng dược phẩm, nhưng thực ra chính bản thân họ đã bị hút bởi công nghệ này. Holmes thừa nhận mình đã tự thêm vào các logo này, tất cả xuất phát từ ý định tốt.

Rõ ràng thật không thực tế khi tiến hành kiểm tra mọi thứ, hoặc vận hành một doanh nghiệp dựa trên giả định rằng tất cả thông tin đã được tô vẽ hay điều chỉnh sai lệch (doctored). Không có cách thức hợp lý nào để kết luận rằng Pfizer và Schering-Ploygh không ấn tượng bởi các thiết bị của Theranos. Nhưng đôi khi quá trình thẩm định (due diligence) phải mở rộng để soi kỹ cách thức công nghệ hoạt động. Câu chuyện của Theranos không chỉ xoay quanh sự ngây thơ hay tội lỗi của Holmes. Nó làm bật lên các câu hỏi hay băn khoăn quanh văn hóa của thung lũng Silicon: "cứ giả vờ làm được cho đến khi bạn thực sự làm được" (fake-it-till-you-make-it), sự sợ hãi bỏ lỡ (fomo) một thứ gì đó lớn lao từ các nhà đầu tư cùng quá trình thẩm định hay xem xét (Scrutiny) hời hợt mà các công ty tư nhân nhận được so với các công ty đã niêm yết (listed peers). Đồng thời, không thể bỏ qua các khuôn mẫu tư duy (thought patterns) đã giúp Holmes phát triển vượt bậc. Khi xem xét mức độ khả tín của các ứng viên cho công việc nào đó, hoặc cảm thấy tin cậy bởi logo hiện trên trang web cũng như kinh ngạc bởi sức hút của một cá nhân nào đó, đôi khi chúng ta cũng phải hỏi bản thân mình: mình thực sự biết điều gì?