Cách mà biến cố GameStop đe dọa Robinhood

Cách mà biến cố GameStop đe dọa Robinhood

The Economist đào sâu vào cách thức biến cố GameStop ảnh hưởng đến nền tảng Robinhood đồng thời lược lại quá trình tạo dựng ứng dụng của hai nhà sáng lập Tenev và Bhatt, thời điểm họ đưa ra cam kết “dân chủ hóa hệ thống tài chính” – khi cam kết này bị phá vỡ, nhóm các nhà đầu tư nhỏ lẻ đã hung hãn tràn vào AppStore và Google Play Store đánh giá một sao ứng dụng đồng thời để lại các bình luận tiêu cực. Rất đáng đọc:

Nhìn từ rìa đường, cụm công trình có vẻ không thuộc sở thích của số đông. Tòa nhà màu đất nung thấp lè tè còn xa mới so được với các không gian (campuses) mang phong cách vị lai (như kiểu tàu vũ trụ của Apple) được ưa chuộng bởi các công ty công nghệ ở Palo Alto, hay những tòa cao ốc chọc trời bóng loáng nơi những định chế tài chính quyền lực nhất New York tọa lạc. Không gian bên trong đại bản doanh nằm ở Menlo Park, California của Robinhood, một nền tảng môi giới trực tuyến, thì khiêm tốn và tao nhã – rất hợp với phong cách “mid-century” (một phong cách kiến trúc nổi lên giữa thế kỷ 20) thường được cổ súy trên tạp chí hào nhoáng Sunset (về phong cách sống) phục vụ độc giả khu bờ tây.

Vào ngày 28 tháng 1, phía ngoài mặt tiền khiêm tốn của tòa nhà, một đám đông những người biểu tình tụ họp sau động thái ngăn cản các giao dịch cổ phiếu của GameStop, một hãng bán lẻ trò chơi video đang kinh doanh chật vật, cùng một số công ty khác trên nền tảng Robinhood chỉ trong vòng một ngày. Giá cổ phiếu của GameStop đã tăng từ $20 vào ngày 12/01 tới đỉnh 469$ trong ngày, một sự tăng tốc (rally) dường như được tạo ra bởi người dùng của r/wallstreetbets, một diễn đàn trên Reddit nơi các nhà đầu tư nhỏ lẻ thảo luận về những khoản đặt cược chứng khoán ngắn hạn (short-term stock bets). (vào đầu tháng 1 kênh con này của Reddit chỉ có 2 triệu người theo dõi, nay đã tăng lên hơn 6 triệu). Gamestop không được các nhà đầu tư “định chế” ưa thích (institutional investors) và được nhắm để bán khống theo quy mô lớn (mượn và bán cổ phiếu, sau đó kỳ vọng giá rớt xuống để mua trả lại với giá rẻ hơn, bỏ túi phần chênh lệch): vị thế bán khống (short positions) đã đạt đến 130% vốn hóa thị trường của công ty vào ngày 15/01.

Vladimir Tenev, một trong các nhà sáng lập của Robinhood, giải thích trên đài CNBC: công ty này ngăn cản các giao dịch để đảm bảo các nhà môi giới đáp ứng quy định về vốn ròng (net capital) và nhu cầu tiền gửi đảm bảo (deposit demand) từ các trung tâm thanh toán bù trừ (clearing houses – định chế giúp kết nối và dàn xếp các giao dịch cổ phiếu). (Thông thường, khi lượng giao dịch tăng nhanh chóng thì những công ty giao dịch sẽ phải nộp khoản tiền vào trung tâm thanh toán bù trừ để đảm bảo các giao dịch được thực hiện thành công). Mất đến hai ngày trì hoãn (two-day lag) giữa hành động giao dịch cổ phiếu (equity trade) và thanh toán (settlement), khi người mua có thể nhận được cổ phần của họ và người bán có thể lấy tiền mặt. Trong giai đoạn đó (interim), các nhà môi giới có thể bị yêu cầu phải chứng minh khoản vốn (post capital) mà họ dùng để đảm bảo các giao dịch trên nền tảng (back trades). Quý ngài Tenev chia sẻ: “Các đòi hỏi này dao động hay thay đổi lên xuống nhẹ dựa trên mức độ biến động của thị trường (volatility), và có thể gia tăng cường độ (substantial) như trong môi trường hiện tại bởi các hoạt động mua bán (liên quan đến GameStock) bị đẩy quá nhanh thông qua tin tức lan tỏa (viral) trên mạng xã hội.” Các áp lực yêu cầu công ty này chứng minh khoản vốn đảm bảo (post capital) là rất lớn: Robinhood tiết lộ khoản tiền gửi (deposits) liên quan đến cổ phiếu (equities) mà các trung tâm thanh toán bù trừ đòi hỏi đã tăng gấp 10 lần trong ngày 25/01. Công ty này sau đó đã tăng vốn lên 1 tỷ $ (rót từ các nhà đầu tư) vào ngày 28/01 và phải rút (drew down) vài trăm triệu đô la hạn mức tín dụng (credit lines) từ ngân hàng, có vẻ như để đáp ứng các đòi hỏi trên.

Cuộc chiến “tài chính” giữa David và Goliath trên (một câu chuyện trong Kinh thánh Do Thái – nói về David nhỏ bé đánh thắng gã khổng lồ Goliath), đã nhanh chóng nổi tiếng theo đà tăng khủng khiếp của cổ phiếu GameStop: đó là cuộc đấu giữa các nhà quản lý quỹ đầu cơ chống lại tập hợp những cá nhân nhỏ bé đang nhắm đến nhà bán lẻ “trò chơi video” kinh doanh chật vật. Thông qua lăng kính này, hành động ngăn cản giao dịch cổ phiếu GameStop không gì khác hơn là một sự phản bội (đi ngược mục tiêu mà Robinhood rao giảng). Biến cố GameStop đã phơi bày rõ hơn nền tảng Robinhood: dù từng đem lại ích lợi cho làn sóng đầu tư nhỏ lẻ (retail investing) nhưng cũng chứa đựng nhiều rủi ro sống còn.

Từ góc nhìn này, hành động phản bội cố ý trên (perdify) rất có thể bị phóng đại bởi vai trò của quỹ đầu cơ Citadel và tổ chức tạo lập thì trường Citadel Securities (marketmaker), do Ken Griffin, tỷ phú đến từ Chicago sỡ hữu. Để hiểu vai trò này, chúng ta cần xem xét cách Robinhood kiếm tiền. Nền tảng này không thu phí người dùng đối với mỗi giao dịch cổ phiếu mà họ tiến hành. Thay vì vậy, các tổ chức tạo lập thị trường (marketmakers – một cá nhân hoặc một tổ chức trung gian tài chính chấp nhận rủi ro nắm giữ một khối lượng nhất định của một loại chứng khoán nhất định nhằm thúc đẩy giao dịch đối với loại chứng khoán đó) đứng ra trả tiền để mua “số lượng hay dòng chảy đặt hàng này” (order flow) – nói cách khác – chuyển dòng giao dịch nhỏ lẻ của người dùng trên Robinhood đến cho nhóm này. Robinhood đã kiếm được 271 triệu $ theo cách như vậy trong nửa năm vừa qua. Nhóm “marketmaker” có thể kiếm từng khoản lợi nhuận nhỏ nhưng theo quy mô lớn (spread), hay chiếm lấy phần khác biệt (difference) giữa phần người dùng Robinhood chi trả và giá chứng khoán tại thời điểm được bán trên thị trường. Citadel Securities trở thành “marketmaker” thông qua dòng “đặt mua chứng khoán” (orders) từ nền tảng Rohinhood (được hướng chảy vào tổ chức này trong năm 2020).

Điều này không có nghĩa là “marketmaker” thì rất hung ác: các tổ chức này mong muốn nhận được dòng đặt mua chứng khoán nhỏ lẻ trên bởi điều này giúp cải thiện thuật toán giao dịch của họ. Nếu so với dòng orders từ các “định chế” lớn (institutional flow) thì cũng còn khá thân thiện. Các định chế này có thể đặt những khoản mua lớn ở một vài địa điểm cùng một lúc hay nối tiếp nhau (one after another), khiến cho marketmaker rất khó giao dịch để thu lời. Khoản đặt mua của các nhà đầu tư nhỏ lẻ không chứa đựng rủi ro này. Nhưng Robinhood cũng đã từng gặp rắc rối với cách làm này trước đây. Vào ngày 17/12/2020, Ủy Ban Giao Dịch và Chứng Khoán (SEC) đã phạt công ty này vì tội “đưa ra các tuyên bố sai lệch lặp đi lặp lại và không thể hiện các hóa đơn chi trả từ các công ty giao dịch cho dịch vụ chuyển các dòng order đến cho họ.” SEC cũng phát hiện ra điều này dẫn đến các giao dịch của khách hàng được thực hiện ở mức giá tệ hại hơn cần thiết nhằm đáp ứng các yêu cầu “thực thi tốt nhât” từ phía Robinhood. Công ty này đã phải chi ra 65 triệu đô để dàn xếp sự vụ.

Bây giờ hãy xem xét vài trò của quỹ đầu cơ Citadel trong biến cố GameStop. Một trong những quỹ đầu cơ tham gia bán khống nặng nề cổ phiếu GameStop là Melvin Capital. Khi cổ phiếu GameStop tăng nhanh trong ngày 25/01, Melvin Capital đã phải lấy khoản vốn bơm vào từ hai quỹ đầu cơ khác, bao gồm 2 tỷ $ từ Citadel. Quý ngài Tenex thẳng thừng từ chối “biến động” (dynamics) trên đóng vai trò quan trọng trong việc ra quyết định ngăn chặn giao dịch: “Chúng tôi hoàn toàn không làm điều trên theo chỉ đạo của bất cứ marketmaker hay quỹ đầu cơ nào.” Nhưng nếu lướt nhanh qua Reddit, chúng ta sẽ thấy đại đa số người dùng không tin lời nói của ông. Citadel chia sẻ với Bloomberg: “Citadel không dính líu hay chịu trách nhiệm cho quyết định ngừng giao dịch của các nhà môi giới “lẻ” (retail brokers)”. Điều này có thể khiến cho Robinhood đứng trước hai mối đe dọa (đụng đến sự sống còn của tổ chức).

Trước tiên nền tảng này có thể mất đi rất nhiều người dùng, cụ thể không thể quan sát sự tăng trưởng của Robinhood mà không để ý đến tốc đột gia tăng thành viên “chống đối” trên diễn đàn con nổi tiếng của Reddit. Được sáng lập cách đây một thập kỷ bởi Tenev và Baiju Bhatt với sứ mệnh “dân chủ hóa tài chính cho tất cả”, công ty khởi nghiệp này là tổ chức đầu tiên cung cấp cho các nhà đầu tư nhỏ lẻ quyền tự do tiếp cận thị trường chứng khoán. Phương pháp để họ thực hiện điều này là không tính phí giao dịch cổ phiếu tại điểm giao dịch (the point of the transaction), đồng thời cho phép các nhà đầu tư nhỏ lẻ tiếp cận dễ dàng hơn với các sản phẩn phái sinh đòn bẩy (leveraged derivaties), địa hạt trước kia chỉ phục vụ những nhà đầu tư giàu có và lão luyện. Đó chính xác là cách thức tiếp cận dành cho những ai muốn có một chút vui vẻ với thị trường chứng khoán. Cách đây một hoặc hai năm, trước khi trở nên nổi tiếng, thành viên của r/wallstreetbets chia sẻ ảnh chụp màn hình của các khoản đặt cược “liều lĩnh” (wild bets) (mà họ gọi là “yolos”) khiến trở nên giàu có (Struck gold) hoặc thua lỗ (not paid off) (được chia sẻ với hashtag #lossporn); màu sắc xanh lá của nền tảng Robinhoom luôn luôn được hiện thị. Cả Tenev và Bhatt thường xuyên nói về những người anh hùng trong cộng đồng con của reddit (subreddit’s denizens). Có thể hơi phóng đại khi tuyên bố sự tăng giá của Gamestop sẽ không xảy ra nếu không có thành công của Robinhood, nhưng nền tảng này chắc chắn đã thúc đẩy biến cố này. Sự độc quyền của Robonhood quanh một số nhóm người dùng đã được cảnh bào từ năm 2019. khi có một vài nhà môi giới bán phần (discount broker – môi giới chứng khoán thực hiện các lệnh mua và bán với mức hoa hồng ít hơn nhà môi giới trọn gói) như Charles Schwab, TD Ameritrade và E*Trade, trở nên hấp dẫn khó cưỡng khi cắt giảm các khoản phí xuống gần bằng không. Nhưng cần thẳng thắn, Robinhood cái tên nổi trổi nhất trong đà tăng cổ phiếu của GameStop (những tổ chức khác vẫn duy trì cả hai cách giao dịch xuyên cả ngày). sẽ tiếp tục được nhiều người ưa thích và còn duy trì vị thế này lâu.

Mối đe dọa thứ hai đối với Robinhood là cách thức chi trả “dòng order” (từ các tổ chức marketmaker) đã rơi vào tầm chú ý của chính quyền cùng các nhà làm luật ở các hai phe (Dân chủ và Cộng Hòa). Các lãnh đạo Dân chủ của Ủy Ban Dịch Vụ Tài Chính Hạ Viên và Ủy Ban Ngân Hàng Thượng Viện đều muốn tổ chức các buổi điều trần về quyết định cản trở giao dịch trên của Robinhood. Doanh thu từ “dòng order” trên cụ thể bao nhiêu vẫn không rõ ràng, bởi công ty này rất kín tiếng. Biến cố GameStop đã gây ra đau đớn cho nhiều định chế tài chính – Robinhood cũng chỉ góp thêm một cái tên trong danh sách này.