Cây kiến thức không phải cây táo, cây sồi mà là cây đa

Cây kiến thức không phải cây táo, cây sồi mà là cây đa

SSFxSWITCH 2019 ở Singapore có một phần Summit rất thú vị dành riêng cho lĩnh vực Deep Tech nơi các anh tài công nghệ, tài chính, ngân hàng cũng như các nhà khoa học thảo luận về các “first principles” (các nguyên tắc đầu tiên/cơ bản) trong tương hợp với các xu hướng công nghệ mới (AI, Robotics, Genetic Engineering) giúp định hình thế giới trong tương lai. Tình cờ thay, trong “Lời hứa của khoa học”, một phiên thảo luận nhỏ của Deep Tech lại nhắc đến triết gia Jonardon Ganei, một học giả chuyên nghiên cứu truyền thống triết học ở khu vực Nam Á (Ấn Độ) – người bắc cầu nối giữa hai cách tiếp cận tri thức Âu – Á mà mình đã từng đọc một tham luận của ông trên tạp chí Aeon.

Khái niệm “first principles” thường gắn với siêu hình học (metaphysics) – một bộ môn nỗ lực giải thích bản chất của thế giới (dựa trên các hình thái vật chất) xuất phát từ thời Aristotle. Bài của Ganei trên Aeon so sánh hình ảnh tiếp cận tri thức của các học giả phương Tây “cây táo hay cây sồi” với các triết gia Kì Na Giáo (Nam Á) – “cây đa” cùng các suy nghiệm liên quan – cụ thể là 3 khái niệm: pramana & nayas; himsa; anekanta.

Mình đã lược dịch bài viết thú vị trên Aeon dưới đây:

Trong lòng xã hội Châu Âu, tri thức thường được mô tả bằng hình ảnh một cái cây: bắt đầu từ phần thân (trunk) – yếu tố trụ cột – với các nhánh lan tỏa ra bên ngoài tới các vùng không gian xa hơn. Hình ảnh này bám rễ mạnh mẽ trong khuôn mẫu tư duy của người phương Tây khiến cho các định chế mà họ tạo ra thường theo khuôn mẫu “hướng về trung tâm” (centre-periphery). Cụ thể như ngành triết học, một vài môn được xem đóng vai trò cốt lõi còn các môn khác thì gần như nằm ngoài rìa, ít quan trọng và có thể ngầm bỏ qua. Hình ảnh chung của khoa học (mà đã được minh chứng sai lầm) cũng đi theo lối mòn của việc tập trung vào các môn học thuật thuần túy cốt lõi (stem) (như là vật lý cơ bản) còn miền “khoa học đặc biệt” thứ cấp thường bị lược bỏ ở một mức độ nào đó, cụ thể như các nhánh “khoa học” mọc ra từ phần thân “nền tảng” (foundational trunk) và phụ thuộc vào nó.

Tri thức có thể gắn với hình ảnh một cái cây nhưng không phải kiểu có thân to lớn và các nhánh lan tỏa điển hình như cây sồi hay cây táo (châu Âu), mà nên được mô tả như một cây đa (châu Á) – giống có nhiều bộ rễ giúp duy trì hệ thống cấp dinh dưỡng phi trung tâm. Cây tri thức cũng có nhiều bộ rễ, đồng thời cấu trúc của cội nguồn tri thức nằm đa tầng trong lòng đất: cơ thể của tri thức (body of knowledge) là tổng thể của nhiều phần đơn lẻ hữu cơ, không phần nào có giá trị nhiều hơn hoặc ít hơn phần khác.

Krishna (vị thần đạo Hindu) trong Bhagavad-Gita, một văn bản cổ bằng tiếng Phạn thuộc trường ca Mahabharata (sách thiêng của đạo Hindu), từng chia sẻ: “Cây đa đứng bất diệt với rễ vươn lên trên và cành sà dưới thấp”. “Những chiếc lá là giai điệu tụng ca kinh Vệ Đà (suối nguồn của nền văn minh Ấn Độ): chỉ những ai chân nhận được cây tri thức này thì mới chạm đến minh triết Hindu. Phần rễ phía dưới hay phía trên đều giúp nuôi dưỡng các nhánh vươn ra ngoài; các nhánh hay đọt nhỏ hơn (twigs) giúp cảm nhận vật thể (sense objects) xung quanh. Phần rễ dưới đất nảy nở và liên kết không tách rời khỏi các công việc trong thế giới con người.”

Hình ảnh tri thức mới có thể được tiếp cận theo hai cách đúng và sai. Những người ủng hộ đa nguyên tri thức (epistemic pluralist – gọi tắt là EP) cho rằng hình ảnh cây đa với nhiều bộ rễ có giá trị “cấp dinh dưỡng” ngang nhau minh họa cho các cách thức khác nhau để diễn giải hiện thực.

Paul Boghossian, một triết gia Hoa Kỳ tại Đại học New York, xem diễn giải thế giới/hiện thực như một tập hợp các nguyên tắc tri thức (epistemic principles), cụ thể như việc đưa ra các mệnh đề quy chuẩn (normative propositions) nhằm xác định dưới điều kiện nào thì một niềm tin (hay tri thức) cụ thể nên được xem xét.

Cách tiếp cận trên là sai, chúng ta cần chống lại cám dỗ của nhận định: khoa học hiện đại đánh giá các kết luận (claims) dựa trên quan sát và bằng chứng hay như cách xã hội tiền hiện đại đánh giá kết luận dựa trên lời tiên tri (divination) và phép phù thủy (witchcraft). Thực ra, mỗi một nguyên tắc tri thức đều đúng tương đương nhau. Cách của Paul sẽ dẫn đến sai lầm (slippery slope) trong quá trình thu thập kiến thức xã hội (social constructivism) hay khi xem xét tính tương đối tri thức (relativism) – nó sẽ dẫn ta đến một khu rừng biệt lập khỏi các nơi khác thay vì một hệ thống tri thức hữu cơ hợp nhất mà hình ảnh cây đa đại diện.

Cách thức đúng để mô hình hóa thuyết đa nguyên tri thức (epistemic pluralism) được cung cấp bởi các EP thành thị Sanskrit (Phạn hay Ấn Độ cổ). Cụ thể, các triết gia Đạo Jaina (Kỳ Na Giáo) đã tạo ra sự phân biệt tri thức cơ bản bằng cách xếp các pramana hay nguyên tắc tri thức (epistemic principles) cùng với nayas, hay còn gọi là quan điểm tri thức (epistemic standpoints) hoặc lối suy nghĩ (stances/a way of thinking), họ xem cả hai đều đóng vai trò thiết yếu cho văn hóa tri thức. Một nayas thì không phải là một mệnh đề (proposition) mà là một thái độ thực hành (practical attitude), một chiến lược (strategy) hoặc một chính sách (policy) dẫn dắt quá trình chất vấn tri thức (enquiry): đó là cách tiếp cận quanh vấn đề tạo dựng tri thức (producing knowledge) chứ không phải mệnh đề (proposition) về nguồn gốc của biện giải tri thức (sources of justification). Có “chính sách” nayas chỉ quan tâm đến những gì có thể minh chứng lập tức bằng kinh nghiệm, kiểu khác lại tập trung liệt kê mọi thứ gặp phải (encounters) mà không phân biệt các hạng mục (categories), hoặc “chiến lược” chỉ tham dự vào trạng thái cân bằng (stasis) hơn là sự thay đổi liên tục (flux), hoặc chỉ đề cao các liên kết ngẫu nhiên (casual) hơn là các thuộc tính cơ bản (essential attributes). Triết gia Anjan Chakravartty tại đại học Notre Dame ở Indiana đã nhấn mạnh rằng “Có người không tin vào “stance” theo cách người khác tin vào “fact” (sự kiện). Trong khi đó, lại có người thực sự cam kết vào “stance” để tìm cách ứng dụng nó.”

Hình ảnh tương tự cho lối tiếp cận trên là các cung đường uốn vòng trên núi thách thức các nhà thám hiểm chinh phục đỉnh. Mỗi cung đường đều có những thuận lợi và khó khăn riêng nhưng đều thích hợp ngang nhau cho mục tiêu chinh phục đỉnh. Một con đường có thể trơn trượt nhưng ngắn hơn, con đường khác có thể dài nhưng cảnh đẹp hơn, hoặc được phục vụ tốt hơn nhờ các tiệm trà dọc đường. Rõ ràng, việc đi theo chiều kim đồng hồ thì không tương hợp với đi ngược chiều mặc dù cả hai đều có thể dẫn ta đến đỉnh.

Sự đa nguyên trong quá trình tiếp cận “tri thức” tồn tại không đồng nghĩa với việc chúng ta không thể đánh giá tri thức dựa trên các tiêu chuẩn “tốt hơn” hay “tệ hơn” (standard of better or worse). Cách thức đánh giá thông dụng thích hợp (appropriate norm) thì không mang tính nhị nguyên (binary) giữa điều đúng (truth) và điều sai (falsity) trong đó buộc tính đa nguyên (plurality) bị loại bỏ. Mặt khác, “stance” được đánh giá dựa trên chất lượng thông tin cung cấp tốt hay tệ (well or ill-advised), có đem đến lợi ích cho các mục tiêu cụ thể (certain ends), dễ dàng hay khó khăn để kiểm soát (administer). Khi một ai đó xem “stance” như một chiến lược để chinh phục đỉnh, việc tiến tới trước một bước và lùi về hai bước rõ ràng là một lựa chọn rất tệ.

Khái niệm chính yếu thứ hai của Kỳ Na Giáo là sự nhấn mạnh quá trình chúng ta chấp nhận “stances” một cách không giáo điều, nghĩa là chúng ta có thể vừa đề cao giá trị của quá trình diễn giải hiện thực (reality) theo cách của mình vừa tìm hiểu một con đường “tri thức” thay thế khác cho bản thân. Quan điểm cho rằng những gì thuộc về mình luôn luôn đúng được coi là hành động bạo lực tri thức (epistemic violence hay khái niệm himsa). Quan điểm này giúp chúng ta chân nhận trật tự giữa các “stances” như một cấu thành của tri thức: một vài cặp “stances” có giá trị ngang nhau dựa theo tiêu chuẩn “chất lượng” (goodness) mà “stances” đó chịu trách nhiệm.

Cấu trúc phức tạp mang tính siêu hình của một ngọn núi có thể dùng để diễn giải khái niệm thứ ba của Kỳ Na Giáo, các sườn núi thường được định hình theo cách rất khác nhau cung cấp các góc độ đa dạng cho nhà leo núi cũng như nhiều con đường tiềm năng để chinh phục đỉnh. Kỳ Na Giáo từ bỏ ý tưởng chỉ có một cách tiếp cận “hiện thực” đơn nhất mà coi trọng tính anekanta của “hiện thực” hay sự muôn vẻ và tính đa diện (manifold & multifaceted). Một “real thing” (đối tượng thực tế) với bản chất đa diện, sẽ trở thành miền cho nhiều quá trình nhận thức diễn ra (domain of all acts of awareness); khách thể (object) đó khi có một mặt (one facet) được xác thực (qualified) sẽ được xếp vào naya (hay lối suy nghĩ – stance/a standpoint mô tả ở trên). Nhà tư tưởng Siddhasena thuộc Kì Na Giáo đã chia sẻ trong Nyayavatara (một văn bản cổ) vào thế kỉ thứ 5: “Các đối tượng (real thing), cả bên trong và bên ngoài, đều được cung cấp một dạng thức (form) kiểm soát (sway) bởi các nhân tố tự nhiên đa thành phần thiết yếu (multiplex essential natures) không thể tách rời, đồng thời đều thể hiện (unfold) bản thân tới tất cả các nguyên tắc tri thức (pramana – epistemic principles). Mỗi nhà leo núi khi đã lựa chọn con đường leo, về mặt nguyên tắc có thể tận dụng lợi ích của cùng một bộ công cụ và kỹ thuật: các loại móc sắt, bản đồ và búa rìu; nhưng bản thân ngọn núi lại thể hiện bản thân theo cách khác nhau tới mỗi người. Bộ công cụ (toolkit) cho những người chất vấn tri thức “có trách nhiệm” bao gồm kinh nghiệm quan sát (empirical observation), kỹ thuật suy luận logic (logical techniques of deduction), quá trình quy nạp và xem xét lập luận của các lời giải thích (induction & inference), và một tập các khám phá qua quá trình thử nghiệm (testimony). Nhưng rõ ràng không có một cách duy nhất “đúng” trong quá trình diễn giải hiện thực (reality).

Các “stances” thì không hoàn toàn tương đồng với các con đường leo núi. Việc mỗi stance tham gia diễn giải một phần hiện thực hay mô tả toàn phần hiện thực thực sự không nhiều, chỉ diễn ra dưới một số tình huống cụ thể (manner). Nagarjuna, một triết gia Phật giáo (phái “Trung Đạo” – Middle Way) đã tạo ra một kĩ thuật để tiếp cận hiện thực từ quan điểm có tính cấu trúc và tương quan (structural or inter-relational point of view). Kanada, một người thông thái thuộc trường phái triết học Vaisesika, đã tìm cách nghiên cứu hiện thực dựa trên các danh mục “bản thể luận” (ontological categories). Sẽ thật sai lầm khi giáo điều hóa quá trình can thiệp vào hiện thực dưới hình thức “chỉ cấu trúc” hay “chỉ danh mục”. Tương tự như vậy, khoa học hiện đại thực ra là quá trình tiếp cận tri thức đa nguyên mặc cho sự thông dụng của các quan điểm hạn hẹp chính thống (official narrative). Khoa học rõ ràng thường đào sâu vào mô tả quan hệ các nhân quả đồng thời cung cấp những lời giải thích; nhưng thực ra có nhiều cách khác nhau để diễn giải hiện thực mà chúng ta cùng chia sẻ.

Bức tranh “cây đa” khuyến khích một cách tiếp cận tri thức lý tưởng: các nguồn dinh dưỡng tri thức (epistemic nutrition) tuy khác nhau nhưng có giá trị ngang nhau và đều thuộc về một cơ thể tri thức hợp nhất (single epistemic organism). Quan sát các phân khoa trong trường đại học hiện đại, rõ ràng hầu hết chúng ta đều nghiện việc chất vấn tri thức bằng một mô hình hướng trung tâm, một kiểu cây châu Âu xưa cũ. Liệu chúng ta có thể tái hình dung tri thức theo một lý tưởng mới, nơi các nhà thực hành giáo dục sẽ tìm thấy tự do đồng thời thoát khỏi nỗi lo lắng của việc không thuộc về trung tâm (at the centre), các chuyên gia cũng thoát khỏi cuộc vật lộn dài lâu để vượt qua quá trình khái niệm hóa bất khả (conceptualise) sự đa dạng về nội dung cũng như cấu thành của một tri thức nào đó.

Bài tiếng Anh:

The tree of knowledge is not an apple or an oak but a banyan – Jonardon Ganeri | Aeon Ideas
If knowledge is a tree, it’s not a European fruiter with a central trunk, but a banyan with an organic plurality of roots