Kẻ thù của Bitcoin

Kẻ thù của Bitcoin


Bài tấn công trực diện của Peter Thiel đến nhóm chống đối bitcoin, cụ thể các nhân vật sừng sỏ trong giới tài chính như Jerome Powell (chủ tịch Fed), Warren Buffett (nhà đầu tư huyền thoại của Berkshire Hathaway, kẻ thù số một của bitcoin), Jamie Dimon (CEO của JPMorgan Chase) và Larry Fink (CEO của Blackstone, tổ chức quản lý tài sản lớn nhất thế giới) đã gây chấn động không nhỏ cho Hội nghị Bitcoin 2022 tại Miami. Trong vai trò nhà sáng lập nền tảng thanh toán Paypal và dẫn dắt Thiel Fellowship, nơi ươm mầm cho các nhân tài như Vitalik Buterin - cha đẻ của Ethereum, Peter đưa chúng ta lướt qua dòng lịch sử của hệ thống tài chính, cụ thể như đoạn băng ghi hình các phát biểu tiên tri của Peter tại viện Independent (Oakland, CA) vào năm 1999 quanh đề tài "Internet, Bảo Mật và Tiền Ảo (Virtual Money)". Đây là giai đoạn ông đang điều hành Confinity, tổ chức tạo ra nền tảng thanh toán nổi tiếng PayPal đồng thời quy tụ nên đội ngũ Paypal Mafia, có tầm ảnh hưởng sâu và rộng đến thung lũng Silicon hay thế giới công nghệ mà chúng ta dự phần ngày nay. Tiếp đến Peter đi ngược dòng thời gian đến thập niên 70 để quan sát chuyển động của vàng cùng tương quan với chứng khoán để có những nghiệm suy cho vai trò của bitcoin trong năm 2022, thời điểm kinh tế đang lung lay bởi lạm phát. Bitcoin thực ra không cạnh tranh với Ethereum (vốn khác về bản chất - bitcoin kiểu như vàng còn ETH kiểu như VISA trong thế giới crypto) hay vàng mà chính là thị trường chứng khoán. Peter cũng đồng thời giới thiệu bộ khung tư duy khá thú vị "phổ các dạng thức tiền bạc"(spectrum) đồng thời chứng minh tiền mặt làm bằng giấy hay polymer (tiền vật lý) - thứ vốn dĩ quen thuộc với chúng ta thực ra lại rất xa lạ. Bài chia sẻ có nhiều tuyên bố sắc bén, gây tranh cãi và cà khịa nhiều bên liên quan.

"Làm thế nào để chuyển đổi từ đồng đô la vật lý (physical dollars) sang đô la điện tử (electronic dollar). Các công nghệ cơ bản đang dần dần được xây trên không gian internet. Đối với các quốc gia đang phát triển (emerging world), các nền tảng gắn với internet sẽ được xây dựng mạnh mẽ trên điện thoại di động (cell phone). Hãy dõi theo các con số, hiện có gần 150 triệu tài khoản trực tuyến được tạo ra trên máy tính bàn (desktop-based accounts), theo dự đoán con số này sẽ tăng lên 350 triệu trong vòng năm năm tới. Còn với địa hạt điện thoại di động (cell phone) có khả năng kết nối internet, thiết bị này đang trở nên phổ biến và chảy đều vào cuộc sống. Cụ thể, xâm nhập mạnh mẽ vào Nhật Bản, Thụy Điển và Phần Lan, cũng như Tây Âu và Hoa Kỳ. Trong vòng năm năm tới, con số này được dự đoán tăng từ 10 triệu điện thoại di động (có khả năng kết nối internet) lên một tỷ. Lúc đó, hầu hết những người thuộc tầng lớp trung lưu trong khu vực đang phát triển (emerging) sẽ cầm trên tay điện thoại di động với internet. Trung Quốc sẽ có gần 300 triệu điện thoại di động (phần lớn trong đó kết nối internet). Đây là những người có khả năng truy cập nhanh chóng đến tài khoản ngân hàng và chuyển tiền qua lại một cách dễ dàng với vùng thẩm quyền an toàn (safe jurisdiction). Các ngân hàng không thể kiểm soát hoàn toàn về mặt chính trị và nền kinh tế có thể bị đô la hóa (dollarize) triệt để. Khi đó, chúng ta cũng không cần đến đồng rubles (của Nga) hay renminbi (nhân dân tệ của Trung Quốc). Thêm nữa, khó có thể theo dõi sát sao (non-traceable) sự di chuyển đồng của tiền. Dù chính quyền Trung Quốc có cấm đoán việc nắm giữ đô la thì cũng rất khó để giám sát việc này, hãy hình dung mức độ phức tạp của quá trình kiểm tra điện thoại công dân với mã bảo mật khác nhau. Có lẽ, cách ngăn chặn duy nhất là buộc phải giựt sụp mạng lưới viễn thông. Đây là lựa chọn mà các chính phủ như Trung Quốc, Ấn Độ cùng nhiều quốc gia khác phải đối mặt: xóa bỏ toàn bộ mạng lưới viễn thông hoặc xem sở hữu điện thoại di động là phi pháp. Các nhà nước buộc phải từ bỏ hình thức kiểm soát hệ thống tiền tệ (monetary sovereignty) mà họ từng có trước đó cùng quyền lực to lớn đi kèm."

Rõ ràng, một số nhận định của tôi vào thời điểm 1999 đã sai, đó là một nỗ lực (có phần ngây thơ) kết nối những gì đang diễn ra cách đây hai thập kỉ đến tương lai hay cụ thể thời điểm hiện tại - 2022 (nơi tôi đang đứng đây). Khi khởi sự Paypal trong thập niên 90, tôi thường áp dụng một cách thức khá tiêu biểu (standard way) trong quá trình trình bày ý tưởng tới các nhà đầu tư: cầm trên tay sấp tiền một trăm đô la để khơi gợi suy tư. Chiêu này khá hiệu quả, mọi người ngay lập tức bị chú ý hoặc kiểu như bị thôi miên. Câu hỏi "Tiền là gì?" đã thách thức suy tư của tôi từ rất lâu. Về bản chất, tiền là giấy. Nó thực sự không hữu ích như giấy chùi toilet hay giấy dán tường (wallpapers, có lẽ chỉ là đống tiền giấy pháp định vô tích sự (crappy fiat money, không mang giá trị nội hàm rõ rệt. Tuy nhiên, có gì đó bí ẩn gắn với nó, một kiểu hiệu ứng mạng lưới. Vâng, có ai muốn sỡ hữu số tiền pháp định tôi đang cầm trên tay không (Peter rút ra vài tờ một trăm đô la cầm trên tay và khi ném xuống sân khấu, mọi người tranh nhau lấy). Thật thú vị, dù phần lớn các bạn đều là những người chủ trương tối đa hóa sử dụng bitcoin (bitcoin maximalists) nhưng một chút tiền giấy pháp định nho nhỏ vẫn cuốn hút các bạn.

Khi bắt đầu xây dựng Paypal, nhóm sáng lập hầu như không hiểu biết sâu sắc gì về tiền bạc (money), hệ thống ngân hàng (banking) hay thanh toán (payments). Ý tưởng khởi nghiệp được xây trên nền các nguyên tắc sơ khởi (first principles) và cũng khó tránh khỏi nhiều bước đi sai lầm. Trong phần trình bày (pitch) ý tưởng gọi vốn ươm mầm (seed round - 02/1999), chúng tôi đã nhắc đến khái niệm mới mẻ Ví Di Động (MobileWallet), thứ sẽ chiếm lĩnh một phần "seignorage" (thu nhập từ phát hành tiền hay sự khác biệt giữa tiền định danh và chi phí để sản xuất nó). Thời điểm đó, cứ 500 tỷ $ tiền vật lý được in ra (từ Bộ Ngân Khố) thì tiêu tốn đến 25 tỷ $ cho "seignorage" (chi phí in sản xuất số tiền trên). Chỉ cần Confinity (tên trước kia của Paypal) chiếm 4% thị phần này, chúng tôi sẽ có 1 tỷ $ mỗi năm. Chúng tôi rất tự tin mình sẽ dần thay thế Bộ Ngân Khố (US Treasury - trong phát hành tiền), thực ra ý đồ là thay thế ngân hàng trung ương (central bank - FED). Nhóm sáng lập còn không biết phân biệt sự khác nhau giữa hai tổ chức sừng sỏ trên. Chúng tôi hứa với các nhà đầu tư sẽ tạo ra một hệ thống vòng lặp đóng (closed-loop system), một hình thức mới của tiền, một hiệu ứng mạng lưới mới, một phiên bản tiền bạc điện tử phục vụ cho thế kỷ 21. Tuy nhiên, đến thời điểm IPO của Paypal vào năm 2002, mô hình kinh doanh của Paypal đã chuyển hóa thành đường hầm (funnel) cho phép tiền đi vào và đi ra rất nhanh, một kiểu hệ thống thanh toán. Paypal 2002 lùi lại một vài bước và thực tế hơn so với mục tiêu tham vọng 1999.

Điều tôi không nhận ra trong thập niên 90 chính là sự đa dạng của các hình thức tiền bạc, vốn nằm trên một phổ rộng (spectrum). Một đầu của phổ là hình thức tiền tệ có vận tốc cao (high velocity), di chuyển cực nhanh và nhu cầu nắm giữ dạng thức này không quá nhiều (có lẽ chỉ để sử dụng như một kiểu công cụ kế toán hay các hình thức tài chính tương tự). Đầu còn lại là dạng thức tiền bạc có vận tốc thấp (low velocity - di chuyển khó khăn) và số lượng cần nắm lớn hơn rất nhiều (giá trị cao). Một kiểu quan hệ đảo ngược (inverse) chảy qua nhiều dạng thức khác nhau của tiền bạc (giá trị của tài sản ~ 1/vận tốc di chuyển của tài sản).

Paypal 1999 với mô hình vòng lặp đóng (closed loop) nằm ở cực vận tốc thấp - giá trị lớn, làm nền cho việc phát triển Paypal 2002 nằm ở cực vận tốc cao - giá trị nhỏ. Chúng ta cũng có thể hình dung phổ này bằng cách so sánh VISA và vàng khối (gold bullion). Vàng khối có giá trị lớn, tốc độ di chuyển chậm (đi qua đi lại giữa các kho chứa của ngân hàng) còn VISA lại có tốc độ siêu nhanh, giúp di chuyển hàng nghìn tỷ $ mỗi năm trên khắp thế giới cho các khách hàng, nhưng bản thân VISA cũng không cần quá nhiều tiền cho mình. Đại đa số chúng ta hay bị nhầm lẫn giữa hai mô hình (modalities) trên dù thực sự chúng rất khác nhau (chỉ cần duy lý một chút là sẽ nhận ra), nguyên do là bởi thói quen liên tưởng đến đồng đô-la 100$ mà tôi cầm ở phần đầu trong bài thuyết trình khi nghĩ đến tiền bạc.

Tiền giấy pháp định hay tiền vật lý thực ra là một dạng thức rất lạ lùng của tiền, nó nằm trung dung trong phổ tôi đề cập ở trên: tốc độ di chuyển tầm trung (intermediate velocity), giá trị cũng tầm trung (intermediate velocity). Nó không thực sự tốt ở khía cạnh tốc độ hay giá trị. Bạn có thể lưu trữ tiền ở một con lợn bỏ ống (piggy bank) hoặc dấu nó dưới tấm thảm (tiền giấy đôi khi kích khởi hành vi lạ lùng). Bạn cũng có thể dùng để chi trả cho bữa ăn tại nhà hàng, đi chơi ở club hay mua một chiếc xe cũ. Tuy nhiên, chúng ta sẽ gặp vấn đề lớn nếu cầm tiền vật lý đi mua nhà. Rõ ràng, tiền vật lý không quá tốt để sử dụng trong thanh toán hay lưu trữ giá trị mà lưng lửng ở giữa. Chúng ta hay nhập nhằng xem hai cực đối lập như khả năng lưu trữ giá trị (store value) và tốc độ di chuyển cao (high velocity) là một bởi tâm lý hướng đến (hay suy nghĩ về) tiền mặt vật lý. Tuy nhiên trong thực tế, đại đa số dạng thức tiền bạc đều nằm ở hai cực của phổ.

Một ví dụ gần gũi hơn, Bitcoin và Etherum cũng nằm ở hai cực của phổ.

Bitcoin: dùng lưu trữ giá trị (một loại tiền mã hóa có giá trị cao thay thế cho vàng), vận tốc di chuyển chậm.

Ethereum: một kiểu hệ thống thanh toán phi rào cản (frictionless), vận tốc di chuyển siêu cao (nhiều tranh luận cho rằng ETH cũng có giá trị nội hàm cao, nhưng có lẽ khó mà đạt được như Bitcoin).

Làm thế nào chúng ta có thể so sánh và phân tích sự tương phản giữa BTC và ETH. Hiện tại tổng giá trị của ETH rơi vào khoảng 386 tỷ $ còn BTC là 831 tỷ $. Trong khi đó tương quan giữa vàng và tổ chức VISA là 12 nghìn tỷ $ và 460 tỷ $. ETH hiện tại đang có giá trị tương đương với VISA. Mức định giá (có vẻ công bằng) này chứng tỏ giá trị của một hệ thống thanh toán mượt mà và phi rào cản (frictionless) toàn cầu sẽ rơi vào khoảng 400 tỷ $ (ETH vượt kịp VISA bởi khả năng hoạt động trơn tru và phí gas thấp - khoản phí phải trả để giao dịch trên nền tảng blockchain). Hiện tại vàng đang có giá trị tổng cộng là 12 nghìn tỷ $, nhưng nếu bitcoin có thể thay thế vàng thì tại sao giá trị của nó hiện tại lại bị đánh giá thấp như vậy (undervalued). Điểu gì sẽ khiến BTC tăng giá lên gấp 10 lần để đuổi kịp vàng.

Để hiểu tại sao vàng vọt lên đến 12 nghìn tỷ $, chúng ta hãy cùng quay ngược lịch sử đến thập niên 70. Đây là giai đoạn đầu tư vàng rất hiệu quả còn chứng khoán (equities) thì bị xem là thứ vớ vẩn. Hiện tại tương quan này đã bị đảo ngược. Khi đó, vàng và chứng khoán toàn cầu (global equities) có giá trị ngang nhau 1:1, cùng đạt 2,5 nghìn tỷ $. Tuy nhiên, hiện tại (2022) giá trị chứng khoán toàn cầu đã tăng lên đến 115 nghìn tỷ $ khiến tỷ lệ vàng - chứng khoán từ 1:1 chuyển dịch đến 1:10. Vàng đạt đỉnh 850$/ounce (đô la danh nghĩa) trong giai đoạn thị trường bò (bull market) hay tăng trưởng đi lên cuối những năm 70. Thế nhưng tại sao tỷ số vàng - chứng khoán không còn là 1:1 hay 100:1 (vàng vượt trội hơn chứng khoán). Yếu tố nào ảnh hưởng đến tỷ lệ này. Trong thập niên 70, tiền mặt và trái phiếu được xem là rác (trash) còn các khoản đầu tư chứng khoán (equities) được xem là tồi. Tất cả hình thành từ bối cảnh lạm phát cao, nhiều quy định gắt gao từ chính phủ (high regulation), thuế suất cao (high tax), thuế trên thặng dư vốn tăng lên 100% (capital gains tax rate). Đầu tư vào chứng khoán trở nên tệ hại vì chúng ta không đặt ra hạn mức cơ bản (basic) khi ra quyết định cũng như điều chỉnh theo lạm phát.

Vàng cũng như Bitcoin hoạt động khá hiệu quả trong những năm 2010. Đối thủ cạnh tranh thực sự của Bitcoin không phải Ethereum (vốn là một thệ thống thanh toán) cũng không phải vàng mà là S&P500 (một chỉ số cổ phiếu dựa trên cổ phiếu phổ thông của 500 công ty có vốn hóa thị trường lớn nhất niêm yết trên NYSE hoặc NASDAQ). Nói cách khác, đó chính là toàn bộ thị trường chứng khoán. Bitcoin chính xác được giao dịch mỗi ngày theo cùng cách với chứng khoán. Nếu chứng khoán đi lên thì bitcoin cũng đi lên. Bitcoin trông rất giống loại chứng khoán đòn bẩy cao (high-levered) được giao dịch mỗi ngày trên sàn Nasdaq. Trên cái nền cạnh tranh như vậy (bitcoin vs chứng khoán), liệu chúng ta có đang lao vào hình thức thị trường như thập niên 70: lạm phát cao, nhiều quy định, không ai muốn giữ tiền mặt hay trái phiếu, thậm chí đầu tư chứng khoán. Liệu bạn có chứng kiến các thực thể/tổ chức (entity) liên kết mạnh hơn với chính phủ (government-linked) hay những công ty "có mối quan tâm đến các vấn đề xã hội" (woke companies) hầu như bị kiểm soát bởi chính phủ bùng nổ. Hình thức can thiệp mà các chính trị gia không thể làm với bitcoin. Khi đó liệu giá bitcoin có vọt lên như vàng? Có lẽ từ bây giờ chúng ta nên quan sát tỷ lệ giữa bitcoin và equity (thay vì vàng). Câu hỏi cần đặt ra phải là: tại sao giá trị của BTC không bằng giá trị chứng khoán toàn cầu hiện tại (global equities), tại sao tỷ lệ hiện tại là 100:1 (cụ thể $115T : $831B).

Tất nhiên mọi thứ có thể diễn ra không như chúng ta hình dung. Tôi tin, theo thời gian, giá trị của tiền pháp định sẽ giảm dần và bị đánh thuế nặng nề cùng nhiều hạn chế linh tinh khác (whatnot). Hy vọng bitcoin sẽ tăng lên gấp 100 lần (vượt kịp chứng khoán hiện giờ) và bạn sẽ kiếm được một khoản tiền "khiêm tốn" thực sự. Rất khó để xác định giá bitcoin sẽ đi như thế nào (như tuột xuống $43k hôm nay sau khi phá đỉnh ATH mấy tháng trước). Tuy nhiên, BTC luôn là một thị trường "thật thà" (honest) và hiệu quả nhất trên thế giới, một chim hoàng yến trong hầm mỏ (thành ngữ chỉ một dấu hiệu cảnh báo sớm cho thấy một điều nguy hiểm nào đấy đang đến gần, bắt nguồn từ việc các thợ mỏ ở các nước phương Tây trước kia có thói quen mang một lồng chim hoàng yến xuống hầm mỏ). BTC báo cho chúng ta rằng lạm phát đang đến gần trong hai năm vừa qua (BTC tăng đến $5k - $6k rồi vọt lên gấp 10 lần ~$50k). Nó báo cho chúng ta biết ngân hàng trung ương dần phá sản và rằng chúng ta đang đi đến giai đoạn cuối cùng của hệ thống tiền pháp định (đó là lý do tại sao BTC được định giá cao như vậy). Những giám đốc ngân hàng kỳ cựu, kiểu như quý ngài Powell (chủ tịch FED), cần phải cực kỳ biết ơn Bitcoin, bởi đây là cảnh báo cuối cùng gửi đến họ. Nếu phớt lờ và không chịu thay đổi, các giá phải trả là rất đắt.

Thế thì tại sao bitcoin không tăng lên $100k hay 1 triệu $ hay tại sao nó chưa vượt qua vàng hay chứng khoán (equities). Chúng ta hay bàn tán về mô hình kinh doanh hay công nghệ - kiểu như công nghệ này tuyệt vời ra sao, các đoạn mã hay thuật toán thật hay ho, toán học kỳ diệu - các diễn ngôn liên quan đến sáng tạo (innovative). Thực ra, nên suy tư các câu hỏi mang tính "chính trị" hơn: "Liệu phong trào này có thành công?" (movement). Các kẻ thù sẽ làm gì để ngăn chặn phong trào này? Có nhiều người đang ra sức ngăn chặn sự phát triển của bitcoin, mà phần lớn trong đó ẩn danh, không rõ khuôn mặt, bị phủ bởi góc nhìn quan liêu. Tôi sẽ bóc mẽ một số trong đó, để chúng ta cùng chiến đấu cho bitcoin, để nó tăng lên 10x hay 100x từ bây giờ.

Người đầu tiên là Warren Buffett, kẻ thù số một của bitcoin, vị tỷ phú nhận định bitcoin là "thuốc diệt chuột" (rat poison). Đối với tôi, quý ngài này trông như ông già Omaha hơi chút "rối loạn nhân cách" (nhại từ nickname nhà hiền triết Omaha của Warren) . Có lẽ nhận định này quá thật thà và thẳng thắn. Những người như Warren đều đang nói những điều ghi nhận trong sách hướng dẫn hay tư duy của riêng họ (book), một kiểu thiên kiến hệ thống (institutional bias). Danh sách này rất dài, bao gồm cả những công ty "có vẻ quan tâm đến các vấn đề xã hội" (woke companies) và những ai liên quan đến hệ thống tiền pháp định. Rõ ràng, nếu là một nhà quản lý tiền bạc (money manager), bạn thường có xu hướng giả vờ như việc đầu tư là cực kỳ phức tạp. Chỉ cần tất cả chúng ta mua bitcoin (dù có vẻ buồn cười) thì những người trong danh sách này sẽ không còn việc để làm (out of business). Điều này cũng diễn ra tương tự nếu tất cả chúng ta cùng sở hữu vàng (bởi nhóm anti trên có lẽ cũng không thích vàng). Luôn có thiên kiến hệ thống hay thiên kiến chính trị trung tả (center-left), kiểu như thiên kiến của Jamie Dimon (CEO và chủ tịch của JPMorgan Chase) với nhận định: "tôi không gọi bitcoin hay altcoin là tiền mã hóa, đó là những token mã hóa, bởi tiền tệ có luật riêng đằng sau đó định hình bởi ngân hàng trung ương và các cơ quan thuế." Người tiếp theo là Larry Fink của BlackRock với nhận định: "tôi nhìn thấy một cơ hội lớn trong các hình thức tiền tệ liên quan đến blockchain và mã hóa số (mà không phải bitcoin)". Quyết định phân bổ vào bitcoin hay không của mhững nhà đầu tư định chế sừng sỏ (institutional investors) - nhóm nắm giữ các quỹ hưu trí ở Hoa Kỳ hay hàng nghìn tỷ $ tài sản - thuần túy là các lựa chọn "chính trị". Rõ ràng, chúng ta phải cùng tạo lực cản lên nhóm này bằng cách mua bitcoin. Tuyên ngôn của Larry Fink là một hình thức chống bitcoin, ông ta muốn tạo ra một môi trường ủng hộ blockchain (pro-blockchain). Tuy nhiên pro-blockchain chính là anti-bitcoin (chống bitcoin). Đó là diễn ngôn kiểu như: "tôi yêu quý blockchain những tôi không chắc lắm về bitcoin. Chúng ta nên dành thời gian đào sâu hơn vào blockchain." Nhóm kẻ thù bitcoin cần một cái nhãn để thu hút quần chúng.

Kẻ thù thực sự của Bitcoin chính là ESG (thuật ngữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh - Environmental, Social and Corporate Governance - chỉ nhóm các yếu tố Môi trường, Xã hội và Quản trị công ty). Có nhiều lớp "ý định" mù mờ trong mắt chúng ta, dù biết có thể bị đánh giá thiếu bao dung khi chỉ mặt điểm tên nhóm anti-bitcoin, nhưng tôi phải nói rõ ESG chính là nhà máy tạo dựng sự ghen ghét (hate factory). Đối với tôi, ESG và nhà nước chuyên chế Trung Quốc cũng không khác nhau mấy - đều cùng hướng đến "xã hội" (social) và "quản trị" (governance). Khía cạnh "môi trường" thì thường chỉ là hô hào (fake). Công bằng mà nói, ở một mức độ nào đó thì ESG cũng gắn kết xã hội theo cách nào đó (inclusive). Điều cần chân nhận ở đây chính là sự khác biệt giữa các ngành phát khí thải carbon (carbon industries) và bitcoin, có một số công ty nằm trong vòng kiểm soát "chính trị", đặc biệt là khi tham gia niêm yết công chúng. Tôi luôn khuyên CEO của các công ty sắp niêm yết: "IPO có những điều tốt như tăng thanh khoản, các nhà đầu tư đầu tiên có thể rút tiền ra, mức độ tín nhiệm tăng lên (credibility) nhưng cũng đồng thời là một hình thức chiếm lĩnh công ty không chính thức từ chính quyền". Một vài người, liên quan đến sự quan liêu của chính quyền, trở nên quyền lực hơn như Giám đốc tài chính (CFO), luật sư, tư vấn pháp lý, kế toán và nhân sự - như một phần mở rộng của nhà nước trong lòng công ty. ESG chính là chiếc ô dù lớn phủ lên trên đó.

Bitcoin, cố tình hay ngẫu nhiên (feature or bug - có vẻ cố tình nhiều hơn), không phải là một công ty, nó không có ban điều hành, không ai biết Satoshi là ai. Ý tưởng bitcoin nghe có vẻ cực đoan trong những năm 2010 với bối cạnh lạm phát thấp, các quy định áp từ nhà nước không quá tồi tệ. Tuy nhiên, bitcoin dần có chỗ đứng trong thế giới những năm 2020. Nếu tổng kết lại sự chống đối bitcoin trong một bộ khung thì đó là cụm từ "finance gerontocracy" (chế độ lão trị tài chính) - nhóm những người "có tuổi" gắn với hệ thống cũ quá lâu đang phải cạnh tranh với một phong trào "trẻ" đang trỗi dậy (Youth Movement), dẫn dắt phần nào bởi những người đang ngồi tại hội nghị ở đây (Miami).