Khiêu vũ cùng Nietzsche
"Với những kẻ không thể cảm nhạc thì bất cứ ai tham gia vũ điệu đều hết sức điên rồ (insane)". Đây là câu nói nổi tiếng được nhiều người xem là xuất phát từ triết gia Đức với bộ ria mép to bản và trí tuệ sắc sảo Friedrich Nietzsche. Người đã dành phần lớn thời gian đời mình bóc tách lớp lang của quá trình chúng ta dán nhãn những điều tốt (good) và xấu (evil) xung quanh mình, cách thức phán xét (judgements) được hình thành, và quan trọng hơn cả làm sao để khiến quá trình phân loại trên (categories) thúc đẩy tiềm năng bên trong con người, biến họ trở thành phiên bản tốt nhất của chính mình. Các ý tưởng không thỏa hiệp và hung hãn (brutal) của ông đánh trực diện vào những giả thuyết (khiến tâm trí thoải mái) của tôn giáo, luân lý và khoa học, tạo nền tư tưởng đưa nhân loại bước vào thế giới hiện đại phát triển trên cái nền tảng thống trị trước đó bởi tôn giáo (Công Giáo).
Âm nhạc trong câu nói trên của Nietzsche (đọc là nee-cha) có thể đại diện cho bất cứ thứ gì - nó có thể là những tín đồ EDM đang điên cuồng trong giai điệu của nhạc hội (ví dụ như Ravolution) nhưng cũng có thể là cách nói ẩn dụ về ý tưởng, niềm tin hay ham muốn cụ thể (idea, faith, desire) nào đó - những vũ công (người tham dự - dancer) phản ứng, cảm nhận và tôn vinh thứ âm nhạc họ yêu mến. Những người quan sát bên ngoài (observers), do không thể cảm thứ âm nhạc đó, xem những kẻ đang nhảy nhót kia là điên rồ và ngu ngốc. Thông điệp chủ đạo mà Nietzsche muốn lan tỏa: thứ mà chúng ta không thể thấu hiểu hay cảm nhận được không hẳn là vô vọng hay điên rồ (insane). Cụ thể trong kiệt tác "Zarathustra đã nói như thế" (cuốn sách được đặt trân trọng trong thư viên nhỏ của gia đình mình) ông nhận định: "bạn có con đường của bạn, tôi có con đường của tôi. Không tồn tại cái gọi là con đường đúng đắn hay chính xác hay duy nhất". Nhận định này phản ánh các nguyên tắc cốt lõi của chủ nghĩa quan điểm (góc nhìn) Nietzsche (perspectivism): quan sát thế giới qua nhiều lăng kính hay góc nhìn khác nhau. Đối với Nietzsche, có vô vàn góc nhìn khác nhau tạo ra bởi các giới hạn về văn hóa, xã hội và sinh học của con người: "không có cái gọi là sự kiện/sự thật hiển hiện (facts), chỉ có quá trình diễn giải (interpretations)". Rất có thể những triết gia già dặn nào đó tuyên bố mình đã tìm ra sự thật khách quan (objective truth) đã quên mất xem xét thiên kiến (bias) trong chính bản thân mình. Đây là một quan điểm gây tranh cãi mạnh mẽ, các nhà thiên văn vật lý (astrophycicist) rất có thể bỏ qua rất nhiều góc nhìn khác về bản chất tự nhiên một khi mắc kẹt trong nhận định: thế giới được vận hành bởi các quy tắc vật lý, dựa trên nền tảng toán học cùng một khối lượng dữ liệu kinh nghiệm. Trong góc nhìn "cơ học" trên, trái tim con người có thể chỉ là một cơ quan nội tạng bơm máu đi khắp cơ thể hay các ngôi sao trên trời chỉ đơn thuần là khối vật chất đang bốc cháy xa dặm vạn dặm trên trời chứ không phải là ẩn dụ cho tình yêu hay niềm hy vọng, thứ truyền cảm hứng cho rất nhiều thi sĩ hay nhà văn.
Quay trở lại "vũ điệu" (dance/Tanz) đề cập ở trên, khái niệm này được Nietzsche đào sâu xuyên suốt qua nhiều tác phẩm của mình, việc tham gia vũ điệu là cách nói trại đi của việc luôn nói "Tôi đồng ý!" tới cuộc đời. Mỗi một vũ điệu sẽ có nhịp điệu, phong cách, bối cảnh và ý nghĩa khác nhau. Các hoạt động "dance" mà Nietzsche đề cập diễn ra trong các vũ hội của Hy Lạp, các vở kịch về satryr (các vị thần có tính cách phóng khoáng và hoang dại, họ dành phần lớn thời gian để uống rượu, ca hát nhảy múa, và đuổi bắt những nàng Nymph xinh đẹp), trong bi kịch của Attic, trong lịch sử của Kinh Thánh hay Công Giáo, trong cấu trúc xã hội hay đám đông hiện tại để dẫn dắt tâm trí con người. Nietzsche đưa ra bốn đề xuất để độc giả tham gia vào vũ điệu nào đó hay đi tìm chính bản thân mình một cách hiệu quả:
1> Tôn trọng thói tỵ hiềm trong mình (own up to envy): Niềm tỵ hiềm đóng vai trò lớn trong cuộc đời. Công Giáo luôn rao giảng rằng thói tỵ hiềm thật đáng xấu hổ, một dấu chỉ cho thấy mình là kẻ xấu (evil), điều này khiến đa phần chúng ta dấu nó vào sâu trong mình và với người khác. Nietzsche cho rằng chả có gì xấu khi ghen tị với mọi người xung quanh, thói tỵ hiềm thực chất chính là kim chỉ nam cho thấy điều chúng ta thực sự ham muốn, những ai khiến chúng ta ghen tỵ nên được xem là dấu chỉ cho thấy hình ảnh mà mình muốn trở thành hay theo đuổi sau này. Những triết gia, tỷ phú hay đầu bếp mà mình ghen tỵ là dấu chỉ cho thấy những nghề nghiệp mà mình nên theo đuổi. Tất nhiên, không phải ai cũng có thể đạt được thứ mình muốn (như chính bản thân cuộc đời Nietzsche), ý ông là chúng ta phải thẳng thắn đối mặt với ham muốn của chính mình đồng thời nhìn nhận vào thất bại của bản thân với phẩm giá và thái độ trang nghiêm (solemn dignity). Đây là định nghĩa của "Siêu nhân" trong góc nhìn của Nietzsche.
2> Đừng trở thành người Công Giáo (quan điểm nhiều tranh cãi): Nietzsche có cái nhìn khá cực đoan về Công Giáo. Trong toàn bộ Tân Ước, với ông, chỉ có một người duy nhất đáng trân trọng chính là Pilate, vị quan thống đống của La Mã (Rome governor). Một cú tấn công trực diện vào nguồn cội Công Giáo, nhưng mục tiêu thực sự của ông rất thú vị. Ông chống lại Công Giáo vì cho rằng nó đang rào chắn hay bảo vệ con người khỏi thói tỵ hiềm. Theo ông, tôn giáo này hình thành trong lòng đế chế La Mã từ tâm trí của những kẻ nô lệ hèn kém, những người thiếu dũng khí để theo đuổi điều mình muốn, do đó phải hướng bản thân mình tới một triết lý nào đó có thể bảo vệ cảm giác hèn nhát đó, cái mà ông gọi là luân lý nô lệ (slave morality). Những người Công Giáo, thường gọi là con chiên, mong muốn có được cuộc sống đủ đầy (fulfilment) như dành được vị thế nào đó trong xã hội, tình dục, năng lực tri thức và sự sáng tạo - tuy nhiên họ không có năng lực làm được điều này. Do đó, Công Giáo đã tạo ra cái nôi cho thói đạo đức giả, từ bỏ những thứ mình thực sự muốn nhưng lại yếu ớt muốn dành lấy đồng thời tôn vinh những thứ họ đang có nhưng lực lòng muốn từ bỏ. Kiểu như đời sống tiết dục (sexlessness) được gọi là thanh tịnh (purity), yếu đuối (weakness) trở thành sự tử tế (goodness), tuân thủ theo ai đó mình ghét (submission to people one hates) được gọi là sự phục tùng (obedience) hay không có khả năng báo thù được chuyển thành tha thứ (forgiveness). Cả cỗ máy tôn giáo vận hành để tạo dựng sự chối bỏ bản thân theo quy mô lớn.
3> Không uống rượu: Nietzsche chỉ uống duy nhất nước lọc, và thỉnh thoảng uống sữa. Ông cho rằng có hai thứ gây nghiện ngập nhất đối với nền văn minh Châu Âu: Công Giáo và nước có cồn (alcohol). Lý do ghét bỏ rượu của ông cũng tương tự như cách nhìn về Công Giáo, bởi cả hai đều chúng ta vô cảm với nỗi đau trong thực tại, khiến đại đa số tin rằng mọi thứ vẫn ổn, triệt tiêu ý chí muốn thay đổi cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Chỉ vài ngụm rượu là có thể khiến chúng ta thỏa mãn vô cùng với thực tại nhưng lại rời xa hơn những thứ có thể khiến cuộc sống mình trở nên tốt hơn. Những ai đi tìm thú tiêu khiển hay sự thoải mái ngắn hạn khó có thể hiểu được niềm hạnh phúc thực sự là gì, bí mật của cuộc đời trọn vẹn chính là sống một cách nguy hiểm hơn (đón nhận rủi ro - live dangerously). Ông dùng ẩn dụ: hãy xây nhà trên sườn đồi của núi lửa Vesuvius.
4> Thượng đế đã băng hà (God is dead): Đây là tuyên bố gây tranh cãi bậc nhất trong triết học của Nietzsche. Tuy nhiên, đây có lẽ chỉ là một tuyên bố ăn mừng với hàm ý rất khác. Ông không cho rằng sự kết thúc của đức tin tôn giáo là thứ cần phải ăn mừng. Dù cho rằng đức tin là sai, ông vẫn nhận ra lợi ích rõ rệt của tôn giáo khi giúp con người vượt qua các khó khăn trong đời sống. Nietzsche cho rằng khoảng trống mà tôn giáo để lại nên được lấp đầy bởi văn hóa (triết học, nghệ thuật, âm nhạc và văn chương). Văn Hóa nên thay thế cho Kinh Thánh. Tuy nhiên, ngay chính bản thân Nietzsche cũng có đầy nghi hoặc với cách mà thời đại ông đối xử với văn hóa. Ông cho rằng hệ thống giáo dục đang làm nhân loại héo ho gầy mòn, nó đã khiến việc theo đuổi học thuật trở nên xơ cứng hay cơ học (khô khan) thay vì đi đúng định hướng tối thượng: hướng dẫn cách con người bước vào đời. Do đó, ông ngưỡng mộ cách người Hy Lạp sử dụng bi kịch để dẫn dắt tâm trí theo một cách rất hiệu quả - các vở kịch như một công cụ để giáo dục luân lý. Ông kêu gọi sự thay thế đức tin bằng chuyển dịch đến triết học và nghệ thuật. Thế kỷ 19, thời đại của Nietzsche, phải đối diện với hai chuyển dịch lớn: Nền Dân Chủ Số Đông (Mass Democracy) và Chủ nghĩa Vô Thần (Atheism). Cái thứ nhất có thể khiến cho thói tỵ hiềm phát triển vô tội vạ, cái thứ hai lại có thể khiến con người mất đi la bàn đạo đức. Do đó, Nietzsche tin rằng các chỉ dẫn của ông cần được tiến hành một cách thận trọng.
BBC từng làm một bộ phim rất thú vị về Nietzsche, mô tả hành trình theo chân triết gia của Bettany Hughes (nhà sử học), khởi đầu từ buổi gặp gỡ giữa người chị bài Do Thái của Nietzsche với Hitler, kẻ đã tạo ra thảm sát Holocaust trên cơ sở theo đuổi lý tưởng Aryan đến các kết nối của ông với những tư tưởng lớn cùng thời như Richard Wagner (nhà soạn nhạc) và Schopenhauer (triết gia duy tâm) và cách mà thành tựu học thuật của ông định hình bối cảnh của thế giới hiện đại.
Đây là link bộ phim
Trong note này mình chia sẻ lại phần tóm lược khá thú vị các kiệt tác của Nietzsche do Kimerer LaMothe (một học giả tôn giáo ở New York) cùng cách thức mà sợi chỉ đỏ "dance" kết nối các tác phẩm của ông mà các bạn có thể liên tưởng mạnh mẽ với thông tin trong bộ phim tài liệu:
Rất khó để thẩm thấu toàn bộ tổng thể cấu trúc thành tựu học thuật (body of work) của Friedrich Nietzsche, triết gia nổi tiếng viết theo nhiều phong cách khác nhau, bao gồm các bài luận (essays), cách ngôn (aphorisms), thơ ca (poems) và tiểu thuyết (fiction). Ông giới thiệu tới nhân loại một loạt các khái niệm lạ lùng như "tinh thần tự do" (free spirit - một người không bị giới hạn bởi các chuẩn mực xã hội), siêu nhân (Ubermensch - siêu nhân trong triết học Nietzsche không phải là kẻ mang sức mạnh siêu nhiên như trong phim ảnh Holywood, mà là con người bằng xương bằng thịt vượt qua mọi phê phán để đạt thành tựu), quy hồi vĩnh cửu (ewige wiederkunft/eternal recurrance - một khái niệm cho rằng vũ trụ đã được lặp đi lặp lại và sẽ tiếp tục như vậy ở một dạng tương tự với chính nó trong một số lần vô hạn), tâm lý phẫn hận (ressentiment - tâm lý oán giận hay thù ghét), lý tưởng khổ hạnh (ascetic ideal, khái niệm này được ông sử dụng trong tác phẩm Phả hệ của Đạo Đức, nhằm mô tả các cách thức mà hệ giá trị của "luân lý ông chủ-nô lệ/master-slave morality" phát triển), đánh giá lại các giá trị (the revaluation of values) và sự quả quyết của cuộc đời (the affirmation of life - khái niệm nhấn mạnh giá trị riêng của cuộc sống và con người cần duy trì cách nhìn tích cực và lạc quan về nó). Nietzsche cũng thay đổi mối quan tâm xoành xoạch: ví dụ như ông viết sách để ủng hộ nhà soạn nhạc Richard Wagner và triết gia Arthur Schopenhauer (hai cây đại thụ trong lĩnh vực âm nhạc và triết học duy tâm), nhưng sau đó đã quay lưng chỉ trích cả hai. Không có gì ngạc nhiên khi các học giả khác nhau diễn giải Nietzsche theo cách khác nhau: ông là nhà thơ hay triết gia? ông là người theo thuyết hư vô (nihilist), cổ súy tính tương đối của đạo đức (moral relativist - người theo thuyết đạo đức tương đối không cho rằng có cái đúng tuyệt đối, cái sai tuyệt đối. Đúng/sai chỉ là tương đối, tuỳ thuộc vào từng hoàn cảnh, từng đối tượng) hay là một kẻ ủng hộ phát xít (Nazi sympathiser), người chỉ trích hay xây dựng hệ thống? là người Công Giáo hay chống đối Công Giáo? Các câu trả lời phụ thuộc vào việc độc giả xem phần nào trong thành tựu học thuật của ông là quan trọng nhất.
Trên bề mặt của sự phức tạp này, Nietzsche cung cấp cho chúng ta một chìa khóa dẫn dắt (interpretive key): tham chiếu của ông đến "vũ điệu" (dance/tanz). Các tham chiếu này soi sáng con đường đến cuốn sách đầu tiên của Nietzsche "Sự ra đời của Bi Kịch" (1872), rải tiếp qua nhiều tác phẩm khác đến kiệt tác cuối cùng Ecce Homo (1908). Các tham chiếu này không chỉ dẫn đường đến các ý tưởng và phong cách của ông, mà còn soi rọi ánh sáng lên động cơ thường hằng của Nietzsche: chỉ dẫn cho độc giả làm thể nào để quả quyết tích cực và lạc quan về cuộc đời (affirm) ngay chính trên Địa Cầu này và ngay trong khoảng khắc hiện tại (here and now) dựa trên chính con người bằng xương bằng thịt của mình (human bodily selves). Các tham chiếu "dance" kêu gọi công chúng chú ý đến sự cần thiết của việc giáo dục cảm nhận (sensory education), ông nhấn mạnh nỗ lực này tối quan trọng cho việc tạo ra giá trị đúng đắn với Địa Cầu (faithful to the Earth).
Khi viết tác phẩm đầu tiên, Nietzsche đã không nhận ra tầm quan trọng to lớn của "dance" đến triết học của mình, có lẽ là do ông ngưỡng mộ quá sâu sắc Wagner. Nhà soạn nhạc lúc đó đã tạo ra bốn phần của tác phẩm Opera nổi tiếng - Chiếc Nhẫn (Ring, một chùm các vở opera của Richard Wagner lấy cảm hứng từ thần thoại Bắc Âu), với mong muốn làm sống lại truyền thống bi kịch của Hy Lạp Cổ Đại. Wagner hy vọng sẽ khai phá ra sức mạnh của âm nhạc như Schopenhauer mô tả: cứu rỗi nhân loại khỏi các ham muốn (cravings) và nỗi thống khổ (sufferings) của Ý Chí (Will). Trong những chuyến thăm triết gia trẻ của Wagner và vợ mình Cosima, cả hai đã khuyến khích chàng trai viết một cuốn sách học thuật để minh chứng cho quan điểm trên. Nietzsche sau này đã thừa nhận vì nôn nóng muốn tán dương Wagner (và Schopenhauer) mà ông đã (shortchanged) bỏ qua những thu nhặt riêng của mình (own insights) - cụ thể, trong bi kịch của Hy Lạp Cổ Đại, các vũ điệu của dàn nhạc (chorus) là cực kỳ cần thiết để đảm bảo các câu chuyện về sự điên rồ, nỗi thống khổ và cái chết dù có tàn bạo thế nào thì cũng tạo ra trong lòng công chúng niềm quả quyết lạc quan về cuộc đời (affirmation of life).
Trong "Sự ra đời của Bi Kịch", Nietzsche phân tích các kinh nghiệm tiến thoái lưỡng nan. Ông giải thích rằng vũ điệu (dancing) và ca từ (singing) của giàn nhạc khiến công chúng gắn kết sâu sắc với những gì mà nghệ sĩ thể hiện: các nhịp điệu nền tảng/căn cơ (elemental rhythms) của Tự Nhiên, thứ vốn sáng tạo không ngừng nghỉ. Khi khán giả bị lôi cuốn bởi các giai điệu, họ cảm thấy vui vẻ hưng phấn bởi cảm giác bản thân mình đang dự phần (là thành viên) vào một tổng thể (whole) luôn sản sinh cái mới không ngừng nghỉ. Từ lợi thế nhận thức hay cảm nhận này (sensory vantage point), họ không cảm thấy thất vọng bởi cái chết đầy bi kịch của những người anh hùng (heroes), thiên chúa (god) hay một lý tưởng (ideal) nào đó; thay vì vậy, họ chân nhận cái chết này chỉ thuần túy là một khoảnh khắc trong dòng chảy của quá trình biểu hiện liên tục (ongoing flow of apprearances). Nietzsche gọi hiệu ứng này là "chuyển đổi ma thuật" (magic transformation): cảm nhận của khán giả về nỗi thống khổ và áp bức được gắn với cảm giác "thoải mái siêu hình" (metaphysical comfort) và nhận định "tận cùng bản chất của cuộc sống (bottom of things), mặc cho mọi biểu hiện (apprearances), đều có sức mạnh và sự thõa mãn không thể nào triệt tiêu đi được (powerful and pleasurable).
Trong tác phẩm tiếp theo "Con người, tất cả quá đỗi con người" (Human, All Too Human - 1878), Nietzsche đào sâu vào hệ thống biểu tượng (symbolism) của con người - thậm chí cả âm nhạc - được hình thành bởi việc "bắt chước cử chỉ" (imitation of gesture) trong quá trình làm việc (at work) thường thể hiện trong các bi kịch trung cổ. Ông đề cập về thói bốc đồng bắt chước nhau (human impulse) của con người còn xưa cũ hơn cả sự xuất hiện của ngôn ngữ, và diễn ra đôi khi ngoài kiểm soát của nhận thức (involuntarily) ... ngay cả khi ngôn ngữ cử chỉ bị kiềm chế rộng rãi, theo quan sát những người Công Giáo trong thời đại của ông. Khi con người từ bỏ việc học cách đi theo tiếng gọi từ bản thân mình (bodily selves), Nietzsche nhấn mạnh, các giác quan sẽ phát triển yếu đi (dull) và dần mất khả năng nhận định điều gì thực sự tốt cho chính họ. Ông đặt câu hỏi: những quyển sách dạy chúng ta cách "dance" đang ở đâu rùi? Do đó, "dance" đóng vai trò xuyên suốt qua nhiều tác phẩm của Nietzsche như một phép thử giấy quỳ (litmus test) cho bất cứ giá trị, ý tưởng, thực hành hay ho và bất cứ con người nào. Liệu nó có tính chất "dance"? Liệu nó có phá hủy đi các quả quyết lạc quan về cuộc đời? (affirmation of life).
Ngay sau khi hoàn thành tác phẩm "Con người" trên, tình hình sức khỏe kém dần của Nietzsche đã buộc ông phải rời bỏ công việc giảng dạy của mình, và ông bắt đầu triển khai các kế hoạch viết lách về chính bi kịch của đời mình - một quyển sách được thiết kế để thức tỉnh độc giả về những lợi thế thuộc về cảm giác của riêng mình (sensory vantage point) mà từ đó họ có thể trải nghiệm cái chết của thượng đế (death of a god) - trong trường hợp này, đó chính là cái chết của vị Chúa Công Giáo - điều mà Nietzsche tin đem điều tốt lành đến độc giả và cung cấp cho họ lý do chính đáng để yêu mến cuộc đời hơn (a reason to love life). Một cuốn sách dạy cho chúng ta cách thức tạo ra vũ điệu (dance).
Nietzsche bắt đầu viết về bi kịch của ông chỉ ngay sau khi rời bỏ các mối quan hệ với bạn bè mình, như nhà tâm lý học Paul Ree và Lou Andreas Salome, người đàn bà cả hai cùng yêu. Nietzsche tin rằng ông đã tìm thấy trong Andreas Salome một người có thể thấu hiểu được sứ mệnh của ông (quest): tìm kiếm các quả quyết lạc quan có lý trí về cuộc đời (radical affirmation of life). Ông đã lên kế hoạch cùng Salome và Ree sinh sống trong một cộng đồng tri thức có tên gọi "Bộ Ba Phi Thần Thánh" (Unholy Trinity - một cách chơi chữ đối chọi với tín đồ Công Giáo). Tuy nhiên, do một số nghi ngờ từ chị của Nietzsche, Elisabeth, mà bộ ba không thể tiến hành kế hoạch. Một Nietzsche đầy chán nản đã viết cho người bạn thân yêu Franz Overback: "Nếu không thể tìm ra được ngón nghề giả kim biến phân thành vàng, thì tôi đã hoàn toàn lạc lối (muck into gold)."
Chuyển đổi ma thuật (magic transformation) của Nietzsche xuất hiện một tháng sau đó: phần một của tác phẩm "Zarathustra đã nói như thế" (Thus Spoke Zarathustra, 1883) và ngay lập tức tiếp nối bởi ba phần khác. Nội dung quay quanh việc Zarathustra, nhà tiên tri đã sống cô độc trên núi trong suốt 10 năm, xuống núi để giảng cho mọi người về cách yêu lấy bản thân mình và nhân loại (humanity). Tất cả bốn phần đều tham chiếu đến vũ điệu (dance), vũ công (dancer), và chuyển động cơ thể (dancing). Zarathustra là một vũ công và "dance" là điều mà ông răn bảo người khác tiến hành. Zarathustra hô hào: "các bạn là những con người ở vị thế cao hơn (higher men), điều tồi tệ là các bạn không học được cách tham gia vũ điệu thôi thúc bên trong (mà mình phải tiến hành) để vượt lên bản thân mình! Nếu thất bại thì có vấn đề gì? Khả năng thành công còn bao nhiêu? Zarathustra nói tiếp: "tôi chỉ tin vào thượng đế biết cách khiêu vũ (dance)", ông nhấn mạnh các lý tưởng cao đẹp phải khuyến khích chúng ta quả quyết mạnh mẽ hơn về cuộc đời trần thế(affirm bodily life).
Sau Zarathustra, Nietzsche tiếp tục cổ súy "dance" như một điểm chạm biến "phân thành vàng" (touchstone) để tạo ra các quả quyết lạc quan về cuộc đời (life-affirming values). Tác phẩm "Phả Hệ của Đạo Đức" (On the Genealogy of Morals, 1887) tập trung vào việc phê bình nền tảng đạo đức của người Công Giáo Châu Âu, "dance" xuất hiện như một hoạt động thực hành bởi những người mạnh mẽ (strong) để duy trì khả năng thẩm thấu các trải nghiệm của họ; những người có thể "dance" sẽ không bị nặng nề bởi tâm lý phẫn hận (ressentiment) hoặc cảm giác thôi thúc trả thù. Con người cần phải có nhận thức sâu sắc về cảm quan (sensory discernment) để chống lại các áp dụng nguy hại (pernicious) của lý tưởng khổ hạnh (ascetic ideal). Trong tác phẩm "Chạng vạng của thần thượng" (Twilight of the Idols, 1889) và Kẻ chống chúa (Antichrist, 1895), "dance" xuất hiện như một cách thức kỷ luật để huấn luyện nhận thức cảm quan (sensory awareness) và khai thác các kỹ năng của nhận thức và trách nhiệm, nhờ vậy mà chúng ta có thể tham gia có trách nhiệm vào việc tạo ra giá trị, nhận thức rõ ràng hơn về các phong trào mà ai đó đang tạo ra.
Nỗ lực rải tham chiếu "dance" khắp nơi của Nietzsche như một lời nhắc nhở công chúng về nỗ lực vượt qua bản thân mình - giải phóng bản thân khỏi hờn giận, cay đắng và buồn rầu - để luôn nói "Có" với cuộc đời (yes!) - đây không chỉ là một công việc tri thức hay khoa học. Khả năng đưa ra các quả quyết lạc quan về cuộc đời (affirm life) đòi hỏi việc thực hành liên tục, kỷ luật đưa tâm trí vào trong nhịp điệu cơ bản (elemental rhythms), vào sức sáng tạo của giác quan (creativity of our senses), vào những lý do vĩ đại (great reason), cơ thể của chúng ta không nói "tôi" (I) mà "liệu tôi có thể làm gì" (does I). Chỉ khi gắn kết sâu sắc vào các thực hành như vậy, chúng ta mới có được nhận thức cảm giác (sensory awareness) cần có để có thể đánh giá chuẩn xác liệu các giá trị và phong trào mình đang dẫn dắt có đang biểu hiện mạnh mẽ tình yêu (love) với bản thân và Địa Cầu này.