Phản ứng của ECB #Covid-19

Phản ứng của ECB #Covid-19

Christine Lagarde, chủ tịch của ECB (Ngân hàng Trung Ương Châu Âu) nhấn mạnh tầm quan trọng của hai chính sách phải thực hiện song song trong trận chiến với Covid-19: y tế và tiền tệ. Chính sách tiền tệ phải duy trì thanh khoản cho khu vực tài chính đồng thời đảm bảo điều kiện rót vốn cần thiết cho tất cả các khu vực khác của nền kinh tế, bao gồm trong đó cá nhân, gia đình, công ty, ngân hàng và chính quyền.

Tình trạng của khu vực châu Âu trong tuần vừa qua đã trượt dài đáng kể, các đánh giá “tình trạng kinh tế” của ECB đang tối dần dần, đặc biệt mức độ “thiếu chắc chắn” về thiệt hại kinh tế trên khắp thế giới (đặc biệt ở châu Âu) đã hiện hiện qua mọi lớp tài sản (asset classes). Điều này đã dẫn đến tình trạng thắt chặt các điều kiện rót vốn, đặc biệt là tại thời điểm “maturity spectrum” (thời điểm đáo hạn hóa đơn, trái phiếu, phiếu khoán) vốn đã được kéo dài. Đường cong “phi rủi ro” (risk-free curve – thể hiện lãi suất của các khoản đầu tư được xem/giả định không có rủi ro mất mát tài chính) đã di chuyển lên trên, cùng lúc đó đường cong “tiền đầu tư quốc gia” (sovereign curve – lãi suất đầu tư từ tiền nhà nước/quốc gia) – đóng vai trò quan trọng trong định giá tài sản – đã tăng nhanh ở khắp nơi và phân tán hơn.

Điều này đã làm suy yếu quá trình chuyển giao “mượt mà” chính sách tiền tệ xuyên suốt khu vực châu Âu ảnh hưởng trực tiếp đến ổn định giá cả. Ủy ban điều hành của ECB đã khẩn cấp cho ra mắt Pandemic Emergency Purchase Programme (Chương Trình Mua Bán Khẩn Cấp thời kỳ Dịch Bệnh), một chương trình tạm thời được thiết kế để giải quyết các tình huống bất ngờ sắp phải đón nhận trong khủng hoảng Covid-19 với cam kết 750 tỷ Euro cho đến cuối năm, thêm vào 120 tỷ euro trước đó được đưa ra ngày 12/03 (điều chỉnh linh hoạt).

Tổng cộng chiếm đến 7,3% GDP Châu Âu. Công cụ mới nhắm vào xử lý vấn đề “ngoại sinh” (exgenous –  biến số chưa được xác định trong mô hình kinh tế hiện tại), can thiệp vào toàn bộ đường cong lợi suất (yield curve – thể hiện lợi suất/lãi suất trái phiếu cùng chất lượng tín dụng nhưng có kì hạn khác nhau, thể hiện lãi suất kì vọng trong tương lai của thị trường), đồng thời được chế biến để đối phó với chuyển biến khó lường của virus (khi nào và ở đâu thiệt hại chạm ngưỡng).

ECB cũng tiến hành mua lại các thương phiếu (commercial papers – những giấy nhận nợ do các công ty có uy tín phát hành để vay vốn ngắn hạn từ thị trường tài chính) có chất lượng tín dụng đảm bảo đồng thời mở rộng thế chấp (collateral) trong hoạt động tái rót vốn (refinancing operations – lên tới tổng cộng 3 nghìn tỷ euro), giảm lãi suất xuống mức âm thấp nhất (-0.75% – lãi xuất âm khuyến khích các ngân hàng cho vay thay vì giữ vốn). Các nhà giám sát hệ thống ngân hàng châu Âu cũng mở nguồn tiền khoảng 120 tỷ euro để hỗ trợ hoạt động cho vay (lending capacity) tại lục địa già.

Đọc thêm về thông báo của Christine Lagarde và ECB:

Our response to the coronavirus emergency
The European Central Bank (ECB) is the central bank of the 19 European Union countries which have adopted the euro. Our main task is to maintain price stability in the euro area and so preserve the purchasing power of the single currency.