Phúc âm thời hiện đại - Tôn giáo Tesla, bitcoin và Peter Thiel

Phúc âm thời hiện đại - Tôn giáo Tesla, bitcoin và Peter Thiel

Đầu năm mình luyện chữ bằng cách dịch lại một bài viết khá thú vị của Mario, một nhà đầu tư của quỹ đầu tư mạo hiểm (VC) Charge, rất bổ ích cho những ai đang dự phần trong hệ sinh thái khởi nghiệp. Bài viết mở đầu bằng những suy tư về tín ngưỡng cổ xưa sau đó hệ thống hóa các trụ cột tôn giáo hay các nguyên tắc hoàn toàn có thể áp dụng trong quá trình xây dựng các tổ chức hay công ty khởi nghiệp. Bài viết cho chúng ta góc nhìn mới về bitcoin, Testla, WeWork, Theranos hay Peter Thiel (nhà sáng lập Paypal) và hướng tiếp cận đầu tư vượt lên trên các quy luật tài chính. Rất đáng đọc:

Bài viết này dành cho ai

* Các nhà sáng lập: Peter Thiel đã từng nói về giá trị của việc xây dựng sự sùng tín (cult) tại công ty khởi nghiệp. Điều này có ý nghĩa như thế nào? Làm sao bạn có thể đưa cách tiếp cận này đi xa hơn? Bí mật của việc tạo ra một tổ chức dẻo dai nằm ở việc xây dựng một tôn giáo trong lòng doanh nghiệp.

* Các nhà đầu tư: Scott Galloway thường chia sẻ về việc ủng hộ "độc quyền không được kiểm soát" (unregulated monopolies) - như đầu tư vào các công ty Facebook, Google, Amazon. Danh mục đầu tư chín chắn có lẽ cần hướng đến "các tôn giáo chưa được chân nhận rõ" (unrecognized religions) hình thành đâu đó trong lòng các công ty khởi nghiệp. Đó là lý do tại sao quá khó để bán khống (short) Tesla

* Những người ham học hỏi (Learners): Công nghệ đã thay đổi rất cơ bản cách các tôn giáo mới được hình thành. Các cộng đồng liên kết với nhau trên các bảng thông tin hay thông điệp (message boards), lan tỏa ý thức hệ (ideolody) trên mạng xã hội, và tạo ra các vị thần "chức năng" (functional gods). Thấu hiểu được hiện tượng này sẽ giúp lý giải hành vi kỳ lạ của những nhà lãnh đạo công nghệ, đồng thời soi rọi những chuyển động phi thường (dynamics) của nền văn hóa internet.

Quỳ gối trên chiếc ghế tựa bằng gỗ dài trong nhà thờ, tôi cầu nguyện trước chúa Jesus.

Tôi không phải là người khởi sự ý tưởng hay thói quen thường làm trong ngày Chúa nhật (Chủ Nhật) này: đến nhà thờ cầu nguyện. Nhiều năm trước đây, khi tìm thấy lớp vỏ da rắn khô (bỏ lại khi thay da) trong khu vườn của mình, tôi đã tin nơi đây ẩn chứa nhiều điều kì diệu (magic), mà chúng rất có thể sẽ biến mất nếu tôi không thực sự để tâm đủ lâu. Tôi có lẽ chỉ quẩn quanh ở đó, tìm kiếm điều kỳ diệu tiếp theo (magic). Tuy nhiên, dưới định hướng của vị linh mục tóc hoa râm (vicar), tôi đã xác quyết mình là con cái của Chúa. "Nhắm mắt của con lại và để cho chúa Jesus được đi vào trong con. Hãy cảm nhận ánh sáng của ngài" Vị linh mục thủ thỉ. Đây là điều ít ra tôi còn nhớ sau gần 20 năm. Tôi đã làm như vậy, để mắt mình từ từ nhắm lại, hướng khuôn mặt về phía cửa sổ kính màu nhà thờ, hy vọng rằng các tia nắng sẽ làm bừng sáng khuôn cằm mình, như đi tìm chính bản thân mình trong không gian phủ đầy nắng (sun-shot).

Khi đó, tôi đã tìm thấy được một số chỉ dẫn phi thường (indicia significant), biểu hiện trước hết qua những biến đổi cơ thể: cơn chóng mặt hay đau đầu đột xuất hoặc chứng khó tiêu (indigestion); tôi cởi mở với sự hiển linh (epiphany - sự biểu lộ mình ra của Đức Giêsu Kitô, là Ngôi Hai Thiên Chúa nhập thể làm người) hay (flatulence) hay một thứ gì đó chạy rần rần trong mình. Tôi còn rất trẻ, khoản chín tuổi, và quan trọng hơn, cực kỳ sùng kính (devout). Hoặc ít ra, tôi rất chú tâm học hỏi, chú tâm bồi dưỡng niềm tin: người cậy nhờ thiên chúa nhiệt thành (supplicant), một đứa trẻ nghiêm túc ẩn mình dưới mình thánh chúa (godly penumbra). Cha qua đời khi tôi chỉ vừa mới sáu tuổi, và trong sự lóng ngóng rồ dại (fumble) tìm kiếm lý giải cho sự biến mất của ông, tôi đã đón nhận một vị linh mục "có phần cực đoan dữ dội" mà có lẽ sẽ gây bối rối cho gia đình Công Giáo ôn hòa của tôi (gently, moderately). Tôi cầu nguyện hầu như mỗi đêm cho sự bình an của gia đình mình và để họ không bỏ đi khi tôi đang ngủ, kiểu như lái xe rời đi lúc nửa đêm và chỉ để lại vết lốp xe trên con đường đầy sỏi (gravel) (họ đã không làm vậy). Nỗi sợ hãi này không gắn với thực tế - tôi thực sự được ban ơn (blessed) với một gia đình hạt nhân (nuclear family - hai thế hệ) mạnh mẽ, đầy yêu thương - nhiều như những bối rối hỗn loạn trong tâm trí khi cố gắng tìm kiếm ý nghĩa cuộc đời (sense-make).

Tôi cầu nguyện vài chục lần, đôi khi vào trăm lần cả ngày, không ngừng lo lắng về việc sẽ làm phật ý (peeving) đấng quyền năng (almighty), một nỗi sợ xuất phát từ chứng rối loạn âu lo (OCD - người bị chứng OCD thấy những tư tưởng hay hình ảnh đáng lo ngại lập đi lập lại liên tiếp) phát triển trong tôi trong giai đoạn đó. Tôi dần quen thuộc với cảm giác này và không ngừng xem xét câu chữ của Solomon về cuộc đời: "Nỗi sợ Thiên Chúa chính là khởi nguồn của sự thông thái."

Nhưng cũng có một khía cạnh khác trong tôi. Theo tôi, tất cả chúng ta, đều nhạy cảm với những câu chuyện huyền thoại (myths) mà chúng ta thu hoạch từ trong bản thân mình, dựa dẫm vào chúng để đảm bảo chúng ta trở thành người mà mình muốn hướng đến. Kết quả của quá trình tìm kiếm tri thức bản thân (personal lore) là làm sao cho những suy tư, trăn trở và sự ngờ vực trở nên lành mạnh (healthy distrust). Sau khi thoát khỏi sợi dây rốn (umbilical cord - ám chỉ khi tôi sinh ra), vị y tá người Ireland đã nhìn vào hình hài nhân vật trông có vẻ đầy rối rắm (squirming) và nói: "Ồ, cậu bé này đã từng có mặt tại thế giới này trước kia." Cô đã đọc thông điệp mà cha mẹ đỡ đầu gửi đến trong ngày sinh, nhằm nhắc nhở tôi suy tư về mọi thứ xung quanh mình. Thêm nữa, có một thông điệp mà cha tôi kẹp vào trong các nghiên cứu liên quan đến cây rừng của ông - đã thúc đẩy nhận thức "tinh thần" to lớn cho tôi sau cái chết của ông: "Vị Hoàng Tử không thể đưa ra lời khuyên tốt nếu bản thân anh ta không thực sự thông thái... lời khuyên tốt phụ thuộc vào sự sắc sảo (shrewdness) của vị Hoàng Tử, người luôn chú tâm phát triển nó."

Có nhiều phần nhỏ bé (paltry token) mà con người dựa trên đó để xây dựng nên góc nhìn hạn hẹp (narrative) của mình, hay lý thuyết nào đó về sự tồn tại (theory of being), đó là những viên đá nền tảng (keystones) để sự ngờ vực hay tò mò về thế giới có thể diễn ra (skepticism). Cũng có những khoảng tối (shades) trong quá trình dấn thân tôn giáo của tôi. Thật lòng, luôn có những sự dò xét, toan tính nhỏ nhặt lân mẫn. Ẩn sâu dưới những lời thì thầm nguyện cầu luôn có những ngờ vực cứng đầu, khó chịu (incredulousness) đấu tranh với mong muốn được gắn kết với chúa. Cảm giác kiểu như tìm được đồng pound sáng chói dưới gối ngủ thay cho chiếc răng rụng tối qua và thuyết phục bản thân rằng không phải mẹ mình để ở đó (trong truyển cổ tích, đứa trẻ sẽ để chiếc răng sữa rụng của mình dưới gối để bà tiên răng (tooth fairy) đến lấy và gửi một khoản tiền nhỏ): thật không tốt khi ngờ vực như vậy. Tôi đã suy tư về góc nhìn của Pascal theo cách của riêng mình (Pascalian Wager) - một tranh luận do nhà toán học Pháp đề ra: con người có thể chọn tin hay không tin Thiên Chúa và do đó Thiên Chúa có thể tồn tại hoặc không - và luôn tìm kiếm những bằng chứng tốt hơn.

Tôi cũng cần phải xác nhận lại: những từ ngữ trên không có ý chống đối hay làm suy giảm niềm tin của các bạn vào tín ngưỡng của mình, dù nó có thực sự diễn ra đi chăng nữa. Đây chỉ là vấn đề diễn ra trong tâm trí tôi - đong đầy bởi quan điểm và diễn dịch riêng (idiosyncrasy). Bạn và tôi có quyền bất đồng ý kiến, miễn là chúng ta có thể lắng nghe nhau - thì cả hai đều sẽ cùng giàu lên.

Trong ngày Chủ Nhật đó, hai tay chắp vào nhau, mũi hít thở tập trung sâu, tôi cố tìm kiếm Thượng Đế hay Thiên Chúa. Ngay lúc đó, tôi chợt nhận ra, mình đang rơi vào trạng thái từng đề cập trong châm ngôn của Voltaire (maxim): "Nếu Thượng Đế không tồn tại, thì thật cần thiết để tạo ra ngài." Chúa không xuất hiện, do đó, tôi phải tạo ra ngài, với hy vọng cảm giác này sẽ thúc đẩy quá trình "thêu hoa dệt gấm" hay giàu có tinh thần về ngài (fabrication). Trong khung cảnh ngôi nhà thờ tồn tại từ thế kỷ 16, nghi thức này trông như một hành động cổ xưa, một sự vang vọng tinh tế của thờ phụng xuyên suốt cả nghìn năm. Với tôi, các nghi thức trên thực ra rất có tính rất hiện đại. Khi khu vực tôn giáo truyền thống mất dần ảnh hưởng, xoay sở thích nghi với những vấn đề hiện đại, chậm chạp thay đổi - chúng ta buộc phải dấn thân vào công việc thiêng liêng của việc tạo dựng cái mới (origination), những khái niệm mới (conception). Chúng ta sử dụng công nghệ để kết nối, lôi kéo tín ngưỡng (proselytize) và tạo ra các phép màu (miracles). Chúng ta biến những thứ trần tục trở nên linh thiêng, đồng thời viết ra những phúc âm mới (new gospels). Khi những Thiên Chúa xưa cũ mất đi, chúng ta tạo ra những Đấng thánh mới.

Định nghĩa tôn giáo

Tôn giáo là gì?

Tôi đã cố ứng dụng cách nghĩ (stance) của Thẩm phán Tối Cao Potter Steward, khi ông xử lý vấn đề phân loại phim kiêu dâm (pornography) trong vụ Jacobellis v. Ohio năm 1964. Nico Jacobellis, sếp một rạp phim ở Ohio, bị tòa địa phương kết tội chiếu phim khiêu dâm và bị phạt $2500. Tuy tòa tối cao tiểu bang Ohio giữ nguyên phán quyết này nhưng Tối cao Pháp Viện Hoa Kỳ (SCOTUS) lại đảo ngược phán quyết, cho rằng phim này không có gì tục tĩu hay khiêu dâm quá mức. Các thẩm phán liên quan đến vụ việc đã tranh luận gay gắt, nổi tiếng nhất là ý kiến của Potter Stewart. Ông đã để lại câu nói bất hủ: "Tôi sẽ biết nó là gì khi nhìn thấy nó." (I know it when I see it). Câu nói này đã trở thành một thành ngữ để chỉ một sự vật/hiện tượng hiển nhiên, dễ hiểu nhưng rất khó để định nghĩa rõ ràng, ngắn gọn. Ở đây, ông nhấn mạnh tính phức tạp của việc phân loại phim khiêu dâm. Áp dụng trong khía cạnh "tôn giáo", bất cứ nơi nào chúng ta nhìn thấy những nghi thức và lời nguyện cầu, hay những tuyên bố phi thường nhằm xác nhận về một quyền năng siêu nhiên nào đó, chúng ta đã có lý do chính đáng cho rằng mình nhìn thấy tôn giáo.

Nhưng trải nghiệm trên cũng không lưu dấu nhiều hay tiết lộ về cách các phong trào tôn giáo hình thành cũng như mục đích ẩn trong đó. Thật dễ nhận biết "tôn giáo" khi nhìn thấy một người nào đó phủ phục (prostrate) trước bàn thánh (altar) - nhưng điều gì diễn ra sau nghi thức đó, hoặc cái gì cao hơn cả bàn thánh và tại sao?

Marx từng xem tôn giáo là một loại thuốc ngủ (soporific) nhằm duy trì quyền lực giai cấp (thuốc phiện của đám đông), trong khi đó các nhà nhân loại học thế kỷ 19 (anthropologists) như Edward Burnett Tylor và James George Frazer đưa ra giả thuyết tôn giáo như một nỗ lực của con người nhằm giải thích các hiện tượng tự nhiên (natural phenomena). Emile Durkheim đóng khung tôn giáo như một cái gì đó mang tính xã hội, đặc thù, có tính lan tỏa giúp con người dễ dàng hợp tác với nhau. Trong tác phẩm "Các dạng thức cơ bản của cuộc đời tôn giáo", Durkheim đã chỉ ra ba đặc tính mà tất cả các tôn giáo đều chia sẻ: một hệ thống hợp nhất các niềm tin (unified beliefs), một cộng đồng đạo đức (moral community) và những vật linh thiêng (sacred objects).

Mảnh ghép cuối cùng đóng vai trò quan trọng - khi Durkheim đề cập đến vật thể (object), ông ám chỉ thần linh (god), hoặc giáo lý (tenets) vận hành như một trục (axial) tín ngưỡng nhằm thay thế sự hiện diện của thần linh trên trần thế. Trong Công Giáo, các vật thể thiêng liêng là chúa, Jesus Christ, mẹ đồng trinh Mary, biểu tượng thánh giá, cùng với vải liệm (shrouds) hay dấu vết nhỏ (stains) khác. Phật Giáo có Siddhartha (hay Gautama), nhưng quan trọng không kém, có lẽ là "Tứ Diệu Đế" (Four Noble Truths).


Durkheim để khái niệm "linh thiêng" (sacred) bên cạnh "phàm tục" (profane). Trong khi "linh thiêng" được dùng để đại diện cho giá trị của cộng đồng và nắm giữ một sự cộng hưởng hay năng lượng nào đó, phàm tục là tất cả những gì nằm ngoài địa hạt trên, và thường phần nào thách thức các giá trị được tôn vinh. Người bội giáo (từ bỏ tôn giáo - apostates), những người không được khai tâm (noninitiates) hay các thần linh giả (false idols) đều là phàm tục/báng bổ, cùng một biển các vật thể không có vai trò nào đáng kể. Nhưng "phàm tục" không thực sự được định nghĩa bởi nó là cái gì, mà bởi cái gì không có tính "phàm tục" (what it's not). Đó là những thứ không linh thiêng, những thứ phủ định lại tôn giáo. Linh thiêng hay phàm tục, thứ này không thể tồn tại mà không có thứ kia. Căn cứ vào nghiên cứu tập trung về cộng đồng (communal focus) của Durkheim, cả hai đều mang tính xã hội, nhằm mục đích phân biệt những người bên trong và bên ngoài tín ngưỡng.

Các vật thể trở nên linh thiêng nhờ dự phần vào cùng một chu trình tương tự như khi bản thân tôn giáo được hình thành. Khi các công dân Mỹ đi bầu cử - về mặt vật lý hay siêu hình - đây là cách chúng ta quan sát nền dân chủ trong quá trình vận hành. Đối với thành viên của mỗi đảng phái, điều này đại diện cho khoảng khắc "hiệp đồng" (collective effervescence), một khái niệm do Durkheim khởi xướng nhằm diễn tả năng lượng tạo ra qua nghi thức và cầu nguyện. Các tôn giáo được tạo ra và duy trì bền vững thông qua các sự kiện và cảm giác suy nghiệm có tính tập thể (groupish transcendence) nảy sinh. Sự hiệp nhất (assimilation) được biểu hiện qua việc các cá nhân cảm thấy khi mình là một phần của điều gì đó thì một lực lớn hơn bản thân họ được tạo ra, đồng thời cùng nhau cổ súy các cam kết và khắc sâu niềm tin. Nỗ lực duy trì và tăng cường cảm giác này được Durkheim gọi là "mana", một từ ngữ được người Polynesian ưa thích (một phân vùng của châu Đại Dương, gồm khoảng trên 1.000 đảo ở phía trung và nam Thái Bình Dương) - một cộng đồng mà Durkhiem nghiên cứu, họ hay tạo các vật thiêng để đại diện (representation).

Lý thuyết của Durkheim đã tạo ra bộ khung tư duy - một bánh đà tinh thần (spiritual flywheel): vòng xoay các khoảng khắc hiệp đồng (collective effervescence), các mana "siêu nghiệm", và các vật thể linh thiêng (sacred objects) được thiết kế nhằm duy trì cảm giác tôn giáo (còn vật thể phàm tục thì cần phải né tránh) - vòng lặp này quay sẽ khiến cho các khoảng khắc hiệp đồng càng dầy thêm. Chúng ta cũng sẽ nhìn thấy chu trình tương tự diễn ra trong không gian trực tuyến, cụ thể: khuếch đại hay khiến việc kết nối dễ dàng hơn, khả năng ưu tiên hình thức mâu thuẫn hay đối đầu trên mạng xã hội (preference for conflict) cũng như năng lực cộng nghệ tạo ra điều kỳ diệu hay phép màu (miracle).



Hiệp đồng trực tuyến (online effervescence), sự bội giáo (apostasy) và phép màu (miracles)

Vào một ngày thứ tư, cư dân Georgia đã bầu Majorie Taylor Greene vào quốc hội. Có rất ít lựa chọn: bà tham gia tranh cử trong bối cảnh không có sự cạnh tranh nào đáng kể. Nhân vật Cộng Hòa da trắng Greene gần như là người đầu tiên được bầu mang quan điểm ủng hộ QAnon. Một thuyết âm mưu cáo buộc phe Dân Chủ (Democrats) đang vận hành "Nhà nước ngầm" (Deep State) tạo bởi những người "ấu dâm" ủng hộ quỷ Satan (child-modesting Satanists). Vâng, Greene đã mô tả nhóm này theo cách mà tờ The Atlantic đã gọi đây là một "Tôn giáo mới của Mỹ" (New American Religion), cụ thể: "một cơ hội có một không hai để đưa tín ngưỡng của những người "ấu dâm" tôn sùng quỷ Satan ra thế giới bên ngoài".

Những điều điên khùng hay vô vọng luôn luôn tồn tại, cụ thể như những thứ sai lệch mà trang Infowars của nhân vật cánh phải Alex Jones cổ súy xuyên suốt qua hai thế kỷ qua. Nhưng internet đã trở nên rất khác so với cách đó năm năm - bận rộn hơn, ồn ào hơn, đong đầy các nền tảng và giải pháp ngách hỗ trợ. Có lẽ phong trào được khởi xướng cách đó nhiều thập kỷ đã có cơ hội bùng lên để thu hút nhiều người theo đuôi (followers) hơn, QAnon thu hút lượng người quan tâm lớn chỉ trong ba năm - cụ thể có tới 3 triệu người theo dõi trang Facebook của nhóm trước khi họ có những hành động cụ thể trong tháng 10/2020.

Internet và các nền tảng liên quan giúp tăng cường giao tiếp xã hội và kết nối đóng một vai trò chủ đạo. QAnon khởi đầu trên 4chan những đã dựa vào Reddit, Twitter, Facebook và Youtube để bùng nổ lên. Sau khi bị đẩy khỏi một số nền tảng, nhóm này đã nhảy qua EndChan và 8kun. Đó là những lựa chọn khả dĩ cho những tôn giáo mới: tìm kiếm từ khóa "tôn giáo" trên các nền tảng game như Roblox cũng biểu thị việc tham gia trò chơi kiểu "Tôn giáo Satan". Từ khóa "Church" (Nhà thờ) đã tạo ra "The Church of the Pear" (Nhà thờ quả lê), "Meme Church", "The Church of Baby Yoda", "The Robloxian Church". "Church of Finn Wolfhard", "The Masked Church", cùng một loạt các "nhà thờ" khác. Đại đa số có lẽ chỉ để bông đùa hay bàn tán tầm phào (trivialities), nhưng cũng chẳng có lý do gì để một tôn giáo tiếp theo của thế giới lại không thể bắt đầu từ một trò chơi nào đó. (có lẽ sẽ có một số tranh luận liên quan đến rủi ro nền tảng, nhưng một số phong trào ngoài rìa (fringe movement) đã chứng minh khả năng vận hành như một con gián sống sót khỏi thảm họa hạt nhân).


Cũng giống như các bảng thông điệp (message boards), những trò chơi hợp tác trực tuyến (multiplayer) tạo ra các cơ hội cho hiệp thông (collective effervescence), tổ chức một cộng đồng xung quanh một mục tiêu chung hoặc nghi thức nào đó, tạo ra mana. Không giống như các phong trào nghiên cứu bởi Durkheim, mặc dù vậy, internet khiến cho trải nghiệm này hướng theo việc phục vụ nhu cầu (on-demand) hoặc với tần suất cao hơn (greater frequency). Nếu The Church of Baby Yoda có một lượng lớn người theo dõi, tôi có thể đưa vào việc thờ phụng, trong hiệp thông, bất cứ khi nào tôi muốn, hoặc tổ chức trò chơi nào đó hay thúc đẩy các trao đổi trong phòng chat. Điều này sẽ khiến bánh đà Durkheim quay, một tòa công trình "tín ngưỡng" vững chắc hình thành khi tương tác tăng lên. Một cộng đồng "đạo đức" hình thành, và các nhân vật kiểu như Q (một nhân vật ẩn danh tạo ra trong phong trào QAnon), trở thành vật linh thiêng, như các thánh thần, những thông điệp mà họ gửi đi lại hình thành tiếp cơ sở cho tín ngưỡng riêng này.

Internet rõ ràng đã đơn giản hóa việc tạo ra các cộng đồng đạo đức (moral communities), giải quyết được vấn đề đòi hỏi đầu tiên của Durkheim (first Durkheimian imprerative). Sự năng động của mạng xã hội đóng vai trò chủ đạo trong việc phân biệt giữa "linh thiêng" và "phàm tục", đồng thời khắc sâu chia rẽ. Trong một nhóm gồm các cá nhân có tư duy giống nhau, các cuộc thảo luận có xu hướng dẫn đến mức độ duy lý hóa cao hơn (năng lực tư duy logic hay duy lý): chúng ta sẽ thêm vào các tranh luận giúp củng cố niềm tin hiện có, đồng thời ngưỡng mộ những ai đang ở vị trí "cực đoan" trong nhóm. Mạng xã hội đã khuếch đại lựa chọn ưu tiên/ưu thích (predilection) tới nhiều cấp độ mới - khiến chúng ta tiếp cận thêm nhiều nhóm có cùng tư duy hay góc nhìn. Khi vốn xã hội (social capital) này tăng cường đến mức độ cực đoan, sẽ có những nhóm cố gắng đẩy mọi thứ vượt qua giới hạn để thu hút thêm người ủng hộ. Các học giả như Justin Tosi và Brandon Warmke đã nhắc đến hành động này qua thuật ngữ "moral grandstanding", mô tả việc dùng mọi cách để chiếm đoạt quyền lực (qua việc cổ súy cực đoan một quan điểm đạo đức nào đó). Kết hợp với việc công chúng thường phản ứng nhiều nhất với những thông điệp gây giận dữ và những người tạo ảnh hưởng (influencers) có được nhiều lợi ích từ việc thúc đẩy chia rẽ/ phân cực (polarization) - chúng ta sẽ có một môi trường lý trưởng để hình thành cuộc chiến giữa "chúng tôi" (us) và "họ" (them) - từ đó đóng vai trò cốt yếu hình thành tôn giáo mới. Những tín đồ của Q (adherents) có thể đưa ra các tuyên bố phi lý, đầy báng bổ kiểu như Angela Merkel là cháu của Hitler mà vẫn cảm thấy an toàn bởi góc nhìn: những kẻ bội giáo (hay chống lại Q)sẽ càng khiến cho cuộc đấu tranh của họ thêm ý nghĩa (their cause). Khi những người ngoài tôn giáo Q (non-believer) đứng lên chống lại vật thể thiêng liêng (như tuyên bố Q là một sự lừa dối), những người sùng tín Q lại càng tin vào sự khếch đại thông điệp của họ và cả cộng đồng cùng ăn mừng. Nếu sự trỗi dậy của internet thúc đẩy bánh đà Durkheim, thì mạng xã hội lại càng tăng cường chu trình này, khiến cho khoảng cách giữa linh thiêng và phạm tục càng xa nhau đồng thời làm tôn lên các kết nối của tín đồ đến mục tiêu tối thượng trong tín ngưỡng mình (the cause).

Và phép màu (miracle) ở đây là gì?

Durkheim không có đề cập đặc biệt nào đến chiến lược thâu tóm "tín đồ" nổi tiếng nhất này (acquisition strategy). Kiểu như nước chuyển thành rượu, bánh mì và cá (trong Kinh thánh) - có lẽ Durkheim đơn giản xem các phép màu là các khoảng khắc hiệp thông (collective effervescence), chuyển hóa thành các vật linh thiêng dưới dạng những câu chuyện đạo đức, hơn là một thứ tách biệt khỏi các thành tố còn lại. Chúng cũng đáng được đề cập khi suy tư về cách thế giới hiện đại chuyển hóa khả năng tạo ra các tôn giáo mới. Nếu một phong trào mới xoay sở tìm kiếm tập hợp niềm tin phi thường qua những hành động phi thường, thì không có nơi nào bắt đầu tốt hơn địa hạt công nghệ.

Một bức ảnh được điều chỉnh, deep-fake (cụm từ được kết hợp từ “deep learning” và “fake”, là phương thức tạo ra các sản phẩm công nghệ giả (fake) dưới dạng âm thanh, hình ảnh hoặc thậm chí là cả video, bởi trí tuệ nhân tạo (AI) tinh vi), giả giọng (voice skin) - tất cả có thể được sử dụng để tạo ra "phép màu" trong quá trình giao tiếp, cụ thể như video tạo bởi AI thể hiện Nancy Pelosi đang nói năng lảm nhảm hoặc hình ảnh chế thân mật giữa Adam Schiff (chủ tịch Ủy ban Tình Báo) với tỷ phú ấu dâm Jeffrey Epstein. Những sự kiện "giả"như vậy thường trái với kỳ vọng xã hội và định hình mạnh mẽ năng lực vận hành như phép màu thời hiện đại - khả năng phi thường trong việc đưa (vindication) tập hợp niềm tin (set of beliefs) chảy vào thực tế.

Cũng có những phép màu công nghệ mang tính pháp lý (hay chính thống), mà chúng ta gọi là phát minh, sáng tạo hay khoa học. Apple đã từng được đề cập đến như một tín ngưỡng (cult). Điều này hoàn toàn có lý, Apple của Jobs và iPod được xem là những phép màu. Chúng ta liệu có thể gọi một cổ máy đưa 1000 bài nhạc vào trong túi bằng cách nào khác, trong khi CD chỉ có 12 bài. Nó là một sự loại bỏ các luật tự nhiên đã được hình thành trước đó (natural law), khiến một tượng đài hoen rỉ. Mười 19 năm sau ngày ra mắt iPod, cũng ta đã thấy một loạt các phép màu khác, một làn sóng ổn định các kỳ quan công nghệ, tham gia cùng với Jobs để tạo ra các khoảng khắc phép màu tuyệt diệu.

Các kinh thánh mới (New Testaments)

Chỉ là xu thời hay đu theo xu hướng (en vogue) nếu xếp các công ty khởi nghiệp đã nổi tiếng vào khu vực "sùng bái" (cult) hay "tôn giáo" mà không xem xét đến ý nghĩa ngầm ẩn của việc làm này. Thông thường, nó thường hàm ý các công ty đã có một lượng người dùng hay quan tâm lớn (fanbase), có chỉ số NPS cao (NPS là viết tắt của Net Promoter Score. Đó là một tiêu chuẩn và là chỉ số đo lường sự hài lòng của khách hàng để đo lường khả năng họ giới thiệu thương hiệu với bạn bè và người thân), có lẽ đã trở thành một xu hướng (vague) chảy vào các cộng đồng. Toby Shorin, một nhà nghiên cứu công nghệ, trong một phiên thảo luận trên Indie Researcher đã đề cập đến việc "hãy bóc tách mạnh bạo các khái niệm" (doing violence to concepts) - ám chỉ việc đẩy ý tưởng đến mức độ sùng bái.

Cho dù các tiêu đề chạy trên truyền thông (headlines) có nói gì đi chăng nữa thì Peloton (một công ty công nghệ liên quan đến thể hình đã thu hút được lượng tín đồ lớn bao gồm cả các ngôi sao như Beyonce, Lizzo và Hugh Jackman) không phải là một sự sùng bái, hay tôn giáo. Tổ chức này không có vật linh thiêng, không có tập hợp niềm tin thống nhất, không có cộng đồng đạo đức, không có phép màu. Tất nhiên có một cảm giác gì đó liên quan đến hiệp thông - dù đã tạo ra những tầng lớp có mức độ cuồng nhiệt cao (adrenalin-pumping) và thúc đẩy cảm giác siêu nghiệm (liên quan đến cơ thể) - nhưng rõ ràng không thể chuyển hóa thành niềm tin tôn giáo.

Durkheim cũng sẽ không xem Apple của Tim Cook là một tôn giáo. Jobs rõ ràng là biểu tượng linh thiêng hay một ông thánh quyền năng tại Apple, không có nhà sáng lập này, sẽ rất khó phân tách giữa những gì thiêng liêng và phàm tục. Thậm chí ngay cả những tín đồ cuồng nhiệt nhất của Apple cũng cho rằng các điện thoại đời mới gần đây khó có thể tạo ra ảnh hưởng hay sức lan tỏa như thiết bị iPod đầu tiên. Một hệ thống niềm tin đã được duy trì, xét ở nhiều góc độ, được nuôi dưỡng phát triển lên: việc bảo vệ dữ liệu cá nhân của Cook đã song hành cùng chủ nghĩa tối giản Jobs (minimalism) và sự đề cao trực giác con người của Ive (giám đốc thiết kế của Apple). Nhưng hiện tại cũng không có một sự hiệp thông rộng lớn, các bài thuyết trình đề cập đến chất thơ của sản phẩm nhưng chỉ có phép màu ở một số phần nhỏ nào đó trong sản phẩm.

Tôn giáo công nghệ được bàn tán nhiều nhất trong thời hiện đại có lẽ là bitcoin và ý thức hệ bao quanh khái niệm này. Xét ở nhiều khía cạnh, nó hoàn toàn phù hợp với định nghĩa của Durkheim. Có một vài vật linh thiêng, bao gồm bản thân bitcoin. Thông tin cho rằng đồng tiền pháp định thất bại trong việc trở thành phương tiện thanh toán cũng nhiều như việc nhấn mạnh tầm quan trọng "tinh thần" của đồng tiền này hay sự bốc hơi giá trị của nó (do lạm phát): việc tiêu đồng tiền này đã trở nên lỗi thời (shibboleth). Bằng hành động này (trong góc nhìn của những người tin vào bitcoin), phe đồng tiền pháp định đã lộ ra kẽ hở trong nhận thức về "tài chính" cũng như góp phần thúc đẩy thứ gì đó phàm tục. Satoshi Nakamoto, nhà tạo lập ẩn danh của bitcoin, cũng là một nhân vật linh thiêng. Giống như Q, hình ảnh ẩn danh hay không để lộ danh tính đã giúp ông thoát khỏi các cuộc tấn công, thóa mạ hay hạ nhục bản thân. Phong trào bitcoin có một hệ thống niềm tin rõ rệt (phi tập trung có thể được xem là một vấn đề đạo đức), sự phân tách rõ ràng giữa thiêng liêng (bitcoin) và phàm tục (fiat - tiền pháp định), các khoảng khắc hiệp thông (khi thị trường tăng giá - bull runs hay halving - quy trình giảm một nửa số phần thưởng cho thợ đào khi họ khai thác được một khối Bitcoin mới). Thậm chí khi suy tư về tương lai của bitcoin, các câu hỏi về cơ bản đều mang tính tôn giáo. Các cuộc đấu tranh liên quan đến công nghệ (technological struggle) thường dành chiến thắng, phần còn lại chỉ là tranh đấu giữa trái tim và khối óc, của các tín đồ.

Ngôi đền của Bitcoin

Đồng tiền mã hóa rất phù hợp với định nghĩa của Durkheim. Niềm tin hợp nhất: phi tập trung đúng về mặt đạo đức và cần thiết cho xã hội. Cộng đồng đạo đức: những người tin tưởng và nắm giữ đồng tiền lâu dài. Các vật thiêng: bản thân bitcoin và Satoshi Nakamoto.

Nhà thờ Tesla cũng hoàn toàn khớp với bộ khuôn tín ngưỡng này. Có những tín đồ nắm giữ chứng khoán lâu dài, Musk trở thành một biểu tượng (hay vị thánh), làm việc theo những cách thức bí ẩn. Họ có thể không hiểu được hành động của ông, nhưng Musk không thể bị chất vấn. Ngoài việc biến mình thành vật thiêng liêng, ông cũng tạo ra những thánh linh Tesla khác - một biểu tượng gây hưng phấn các tín đồ - Model 3. Musk cũng rất linh hoạt trong việc sử dụng mạng xã hội. Bằng cách tạo ra các tranh cãi, ông gián tiếp và trực tiếp can dự vào "moral grandstanding" (nỗ lực thu hút người dùng hay dành quyền lực trong ngành xe) - cụ thể ông gọi những thợ lặn cứu người kẹt trong hang là "ấu dâm" và thả mồi "thông tin" cho SEC (Ủy ban chứng khoán Hoa Kỳ). Trong những tình huống trên, Musk định vị mình như một người có thẩm quyền đạo đức (ethical authority), vẽ ra các đường biên giữa thiêng liêng và phàm tục. Trong cuộc chạm trán giữa Musk và SEC cùng các cơ quan có thẩm quyền khác, ông châm ngòi cho góc nhìn mới về thế giới, kiểu như weltanschauung (thuật ngữ Đức ám chỉ hệ tư tưởng) của Raskolnikov trong phần mở đầu của tiểu thuyết Tội Ác và Trừng Phạt của nhà văn Nga Dostoyevsky: những con người vĩ đại hành động theo luật riêng của họ. Cùng với cam kết hòa nhã trong việc bảo vệ nhân loại khỏi thảm họa diệt chủng khí hậu, thứ hình thành nên nền tảng cho Phúc Âm của riêng Musk (Muskian Gospel). Các tín đồ được trao cơ hội ăn mừng giá trị tại các sự kiện của Tesla, và tương tự, cùng nhau phấn khích khi thị trường lên (bull runs). Cũng như bitcoin, cả hai đều có các nghi thức và phép màu, phép màu của chủ nghĩa tư bản mà trong đó một công ty ô tô có chỉ số giá trị doanh nghiệp/doanh thu (EV/R) vượt nhiều lần các công ty SaaS. Trong khi General Motors giao dịch ở mức 1.16x EV/R, Salesforce ở mức 11.88x thì Tesla duy trì mức 14.44x. Cùng các lý do mà tôi đề cập ở trên, các tín đồ thực sự không bao giờ từ bỏ vị thế của họ, do đó rất khó để bán khống cổ phiếu công ty này, cho dù các nguyên tắc "tài chính" có như thế nào. Trong năm 2020, nỗ lực bán khống Tesla thất bại đã khiến cho 27 tỷ $ biến mất.



Có một số ví dụ nhỏ khác, mỗi ví dụ có một trọng lượng riêng:

1. Y Combinator (vườn ươm công nghệ) đã xây dựng một hệ thống niềm tin riêng (kiểu như kinh Do Thái Talmud của Paul Graham), một loạt các vật thiêng (như Graham, Altman, cả biển chỉ đường được các nhà sáng lập chụp hình cùng, Lourdes ở Palo Alto), một cộng đồng, và hình thức hiệp thông qua các buổi Demo Days. Nhưng có một điều gì đó còn thiếu hay mất đi, một cường độ mạnh (intensity) có thể tách biệt Y Combinator khỏi các tín ngưỡng hiện đại khác. Có lẽ vì phụ thuộc vào những người bên ngoài (non-delievers) và trung gian (neutrals) (như các quỹ đầu tư mạo hiểm VC khác), đường phân cách (demarcations) giữa người bên trong và bên ngoài, giữa thiêng liêng và phàm tục trở nên mềm hơn. Tuy nhiên, những bài viết của Graham vốn gắn sâu vào trong danh tính của Y Combinator (được ứng dụng và chấp nhận rộng rãi) đã giải phóng tổ chức này khỏi việc gắn bó với một phạm vị nhỏ hẹp (parochial) nào đó, để lại cho tổ chức tăng tốc khởi nghiệp (accelerator) một triết lý dẫn dắt riêng (hay sự thông thái riêng).

2. Wall Street Bets (WSB), một cộng đồng giao dịch chứng khoán trên Reddit, rất thành công trong việc tạo ra sự hiệp thông, sử dụng việc giao dịch hàng ngày như một cơ hội để kết nối và ăn mừng các giá trị tư bản. Nó có một tín điều ẩn bên trong (creed), nhưng không thực sự khác biệt với phần còn lại của thế giới phương Tây. WSB tìm kiếm đường phân cách thông qua một tinh thần chung (tone) thay vì giáo điều (dogma). Kết quả tạo ra một cộng đồng rất yếu, và rất ít (nếu có), các vật thiêng (sacred objects)

3. Ứng dụng ghi chú Roam Research đã rất thành công trong việc tạo ra một cộng đồng đạo đức (Roam Cult - sùng bái Roam), được nuôi dưỡng bởi một biểu tượng thiêng liêng (nhà sáng lập mang phong cách tiên tri Conor White-Sullivan), và tạo ra một giáo điều (có những cách sai và đúng trong việc tổ chức suy nghĩ). Hệ thống niềm tin này đã thu lợi từ những mâu thuẫn và tranh cãi "quan điểm" trên mạng xã hội, định vị bản thân nền tảng này chống lại lý thuyết tổ chức của Thiago Forte. Theo thời gian, học thuyết của Roam có thể gia tăng lên mức độ phức tạp. Cộng đồng này cũng cần phải tìm cách để tương tác và gắn kết thông qua các trải nghiệm cùng nhau.

4. Thánh đường Thiel (Basilica of Thiel - nhà đồng sáng lập Paypal và nhà đầu tư ban đầu của Facebook) đã được xây dựng một nửa, thường xuyên chào đón các hoạt động khởi nghiệp và các nhà đầu tư mạo hiểm. Bản thân Thiel là một vị thánh ở đó, dù vắng mặt nhưng vẫn có cảm giác ông hiện diện, thông qua khách thể thiêng liêng - giá trị của chủ nghĩa nghịch lưu (contrarianism) (quan điểm đi theo những điều trái ngược với hiểu biết thịnh hành). Vượt lên trên quan điểm này, hầu như không có một hệ thống niềm tin gắn kết mạnh, nghĩa là cộng đồng đạo đức định danh tính bằng lối tiếp cận phủ định, áp dụng những vị thế trái ngược với dòng chảy chính thống. Có rất ít cơ hội để tạo ra hiệp thông hay tăng cường mana.

Theo thời gian, có thể một vài tín ngưỡng sẽ bùng nổ thành tôn giáo hoàn thiện và đại đa số các phong trào tinh thần (spiritual movements) sẽ rơi vào quên lãng hay mờ mịt. Nhưng hiện tại chúng ta đã biết các tôn giáo mới có thể hình thành, theo lý thuyết, sẽ có một cuốn sách hướng dẫn đi kèm, chúng ta sẽ làm gì với nó.

Có lẽ đã đến lúc cầu nguyện.

Tạo dựng Thiên Chúa

Điều chúng ta mong muốn là gì: trở thành người thờ phụng hay được thờ phụng (worshipper or worshipped) ? Con chiên hay vật thiêng (supplicant or sacred onject) ? Người chống đạo hay đi theo đạo (apostate or convert) ?

Quan điểm của chúng ta về các tôn giáo mới và giai đoạn màu mỡ (fertile period) cho việc hình hành có thể phụ thuộc vào cách chúng ta chọn định nghĩa các cấu thành hay bộ phận của niềm tin (organs of faith). Thật khiếm nhã khi xem tôn giáo như là một hiện tượng xã hội mà rất có thể, được thiết kế cho các tín đồ trong hệ thống niềm tin của Thế Giới Cũ. Nhưng đối với những ai dám suy tư về các khái niệm trên, cả nhà đầu tư hay sáng lập đều sẽ có góc nhìn rộng và giàu hơn về thế giới. Scott Galloway thích thể hiện ưu tiên đầu tư vào những địa hạt "độc quyền chưa kiểm soát" như Facebook, Amazon và Google. Những người đặt cược vào các công ty có thể tìm thấy thành công (ít nhất là không bán khống) các tổ chức ẩn trong đó các tôn giáo chưa được biết đến nhiều. Các tín đồ của bitcoin hay Tesla có lẽ đã thành công rực rỡ trong những năm qua.



Cũng có những rủi ro nếu tiếp cận quá gần với những nhóm này. WeWork, theo nhiều cách khác nhau, cũng biểu hiện như một tôn giáo mới khởi sinh. Neumann (nhà sáng lập) đặt ông ta vào vị trí thiêng liêng và rất mạnh bạo trong việc tạo ra sự hiệp thông qua các buổi cắm trại mùa hè trác táng (saturnalian) và những buổi tối văn hóa thứ sáu (frat culture). Cũng có một hệ thống niềm tin khá thuyết phục (Sức mạnh của chúng ta - The Power of We) và một cộng đồng trong có vẻ đạo đức. Trong giai đoạn đầu trong sự nghiệp của mình, tôi đã từng dành thời gian tiếp xúc với cấp lãnh đạo cao cấp của công ty. Tôi nhớ một nhân vật đã rất cực đoan trong bảo vệ giá trị Wework (dù không phải ai ở đây đều vậy) - kiểu chắc chắn của ai đó tin mình đã nắm được một bí mật rất khó kiếm tìm. Điểm yếu của WeWok nằm ở chất thơ của nó: dù Neumann đã trao cho chúng ta một phép màu "EBITDA điều chỉnh cho cộng đồng" và định giá đến 47 tỷ $ - những cú chạm thần thánh của anh ta đã phần nào thành công. Mặc dù sự phân biệt giữa thiêng liêng (không gian làm việc WeWork) và phàm tục (các văn phòng làm việc thông thường) đã được vẽ ra, Neumann đã thất bại trong việc thu hút đủ lượng tín đồ để đẩy anh thoát khỏi lực tài chính. Ở quy mô to lớn trên, WeWork thành công như một tôn giáo nhưng lại thất bại trong kinh doanh.

Bài học là, niềm tin và logic là những thứ khó đi với nhau (unhappy bedfellows). Các tín đồ thường xem nhà duy lý là người thiếu trí tưởng tượng, trong khi nhà duy lý lại cười cợt về sự mơ mộng viễn vông của các tín đồ. Những nhà đầu tư khôn ngoan sẽ định vị bản thân bằng cách lắng nghe cả hai phía.

Các nhà sáng lập có thể có động lực khác. Trong tác phẩm "Từ 0 đến 1" (Zero to One), Peter Thiel đã mô tả các công ty định vị bản thân như một sự tiếp nối giữa một tổ chức tư vấn (consultancy) và tổ chức cuồng bái (cult). Consultancy là nhà thờ không có thiên chúa, đong đầy những mục sư không có sứ mệnh mạnh mẽ. Họ đến công ty, định vị bản thân ra ngoài văn hóa, đề xuất thay đổi và sau đó rời khỏi. Theo Thiel, các công ty khởi nghiệp cần phải hướng đến "cường độ" khác (intensity): "Trong đại đa số các tổ chức có cường độ làm việc căng thẳng, các thành viên từ bỏ thế giới bên ngoài và chỉ giao tiếp với các thành viên khác. Có một từ cho những tổ chức như vậy: một sự cuồng bái (cults). Văn hóa này đối với bên ngoài trông có vẻ khùng điên. Nhưng các doanh nhân nên nghiêm túc đẩy văn hóa đến mức độ như vậy."


Bằng chữ cuồng bái (cult), Thiel ám chỉ một văn hóa có phần chặt và hẹp, chỉ xoay quanh một sứ mệnh duy nhất. Nhưng quả thực không có lý do gì để từ chối phương pháp này, dù có rủi ro rơi vào trạng thái văn hóa phi lý như WeWork hay Theranos, những nhà lãnh đạo có tâm sẽ dùng quá trình hiệp thông một cách chiến lược để tạo ra thêm nhiều vật thiêng hay môi trường đạo đức trong doanh nghiệp.

Những người thông thái nhất sẽ chọn biến ý tưởng của mình thành một vật sở hữu thiêng liêng. Rõ ràng một ý tưởng hay ho thì hữu dụng hơn con người cụ thể trong việc lan tỏa thông điệp trên mạng xã hội, thu hút những tín đồ và thúc đẩy sự cống hiến sâu sắc - và cũng khó có thể bị chỉ trích. Cả bitcoin và QAnon đã được lợi rất nhiều từ việc ẩn danh của các nhà sáng lập; CEO của các công ty không có được đặc quyền này nhưng có thể xây dựng sự miễn nhiễm tương tự (immunity) bằng cách định vị sự cống hiến ra khỏi bản thân mình (hướng tới tập thể).

Theo thời gian, sẽ có những công ty trông không giống hình thức tập đoàn mà theo kiểu như nhà thờ, xây dựng không chỉ cho lợi nhuận ngắn hạn và dựa trên sự giàu có tinh thần và di sản dài hạn.


***

Không có điều gì là hoàn hảo, hay không có khuyết điểm nào

Quỳ trên ghế trong nhà thờ, tôi chờ đợi một sự can thiệp thánh thần (divine intervention). Nhưng thực sự chẳng có điều gì xảy ra. Cũng chẳng có nỗi buồn, bất an hay âm nhạc rộn ràng trong tim hay cơn gió nào thổi sau gáy. Thời điểm đó, mặc dù không nhận ra, tôi đã biết với mình Chúa không tồn tại. Tôi từ từ rời xa sau nhiều năm và cuối cùng hạnh phúc từ bỏ (renunciation). Những tội lỗi và kỳ vọng được giở bỏ, cảm giác mâu thuẫn nhận thức dần dần biến mất một cách an bình, những rối rắm được gỡ bỏ khỏi tâm trí.

Tôi không tin vào chúa, nhưng tôi tin vào tôn giáo. Tôi tin vào quyền năng của nó, và những năng lượng xã hội mà nó tạo ra. Nói rộng ra, tôi tin vào những câu chữ của Voltair. Khi internet và cách mạng công nghệ thay đổi câu hỏi chúng ta là ai, cách tìm kiếm và xây dựng cộng đồng, nơi chúng ta tìm kiếm ý nghĩa sự sống, chúng ta có thể cảm nhận một số thiếu sót của tín ngưỡng xưa cũ. Những ai có khả năng chân nhận điều này và lấp đầy khoảng trống, có thể được tưởng thưởng bởi sự giàu có và quyền lực. Đã đến lúc tạo những vị thần mới. Chúng ta thực sự đã bắt đầu điều này.