Sự tăng giá điên cuồng của GameStop

Sự tăng giá điên cuồng của GameStop

The Economist lược lại sự kiện “tăng giá” gây chấn động trên thị trường chứng khoán Mỹ, giúp đưa cái tên GameStop nổi tiếng thế giới chỉ sau một đêm. Một trận chiến mà các nhà bán khống lão luyện đã dành phần thua trước nhóm đánh cược nhỏ lẻ (retail punters) trên một diễn đàn con của Reddit. Rất thú vị:

Cách đây một tuần có lẽ chúng ta ai cũng vô tình nghe đến cái tên GameStop, một nhà bán lẻ băng đĩa trò chơi video kinh doanh chật vật. Thế hệ millenial ở Mỹ (hay còn gọi là thế hệ Y – những người sinh từ khoảng 1980 đến 2000) đột nhiên có dịp hồi tưởng lại trải nghiệm tham quan cửa tiệm này khi còn nhỏ, có lẽ là do ba mẹ dắt đến. Không một ai có thể bỏ qua sự kiện kỳ lạ gần đây. Giá cổ phiếu của hãng đã tăng từ một vài dollar năm 2020 tới mức đỉnh hơn 350$ vào ngày 27 tháng 1, chuyển hóa một công ty có giá trị ít hơn 200 triệu $ trong tháng 4/2020 thành công ty tỷ đô hạng trung (middleweight) 24 tỷ $. Sự tăng giá khủng khiếp này đã được đưa lên trang nhất nhiều mặt báo, xuất hiện trên các chương trình truyền hình và thậm chí được thảo luận trong các hội trường “quyền lực” chính trị (halls of power). Jerome Powell, chủ tịch của Cục Dự Trữ Liên Bang (Federal Reserve) đã phải đối diện với một số câu hỏi về tốc độ tăng chóng mặt này tại họp báo. Jen Psaki, thư ký báo chí của Nhà Trắng, cũng tiết lộ, Janet Yellen, bộ trưởng ngân khố mới, cũng đang theo dõi sát sao sự kiện này.

Tại sao sự kiện này lại gây xáo động như vậy? Liệu có phải vì nội tình bên trong quá gây sửng sốt. Giá trị của GameStop tăng cao hơn năm ngoái hiện gây khó hiểu cho nhiều người (a tiny nugget of sense). Trong tháng 8, Ryan Cohen, ông chủ cũ của Chewy, một cửa hàng thức ăn cho thú cưng trực tuyến, bắt đầu tích lũy một lượng cổ phần GameStop (đến tháng 9 là khoảng 10% – trở thành nhà đầu tư cá nhân lớn nhất của GameStop). Vào tháng 11, ông viết lời thỉnh cầu đến ban điều hành công ty này như một nhà vận động, thúc dục họ đầu tư vào mảng thương mại điện tử. Thích thú với kế hoạch trên, lãnh đạo GameStop cùng các nhà đầu tư đã mời ông cùng một đồng nghiệp cũ tham gia hai ghế trong ban điều hành. Vào ngày 11 tháng 1, ngày đầu tiên của ông trong tư cách thành viên của ban, miếng bánh 12.9% mà ông phải trả với giá 76 triệu$ đã tăng gấp đôi giá trị.

Những người biến Cohen thành tỷ phú sau một đêm trông rất mơ hồ. Sự tăng giá này, dường như được bơm bởi thành viên của r/wallstreetbets, một diễn đàn trên Reddit mà hiện tại đã có tới hơn 4 triệu lượt người theo dõi (followers). Các nhà đầu tư nhỏ lẻ này đã thu gom cổ phiếu và đặt cược đòn bẩy vào sự tăng giá của cổ phiếu GameStop. Một vài cư dân của diễn đàn chỉ ra một số lý do cơ bản, như sự can dự của quý ngài Cohen, để tiến hành khoản cược của mình. Nhưng đại đa số thể hiện ham muốn kiểu “đường phố” (vigilante-style) muốn trừng phạt (cay cú) với các nhà đầu tư số má (establishment investors), những người đã hắt hủi GameStop. Nhà bán lẻ này đã trở thành mục tiêu của nhóm bán khống (short-sellers), những người mượn cổ phiếu, bán chúng, và mua để trả lại sau với kì vọng lý tưởng giá sẽ rẻ hơn. Đó là một kiểu trao đổi phổ biến: tổng giá trị bán khống khi đó của GameStop còn cao hơn cả giá trị vốn hóa của công ty này vào cuối tháng 1. Các nhà đầu tư bán lẻ bằng mọi giá phải khiến nhóm bán khống trên thua cuộc (lose money).

Và mọi chuyện đã diễn ra đúng như ý đồ. Các nhà giao dịch lẻ kiểu “bò” (bullish – chờ giá cổ phiếu lên) đã nở nụ cười lớn khi tổ lái thị trường (marketmakers), những người bán cho họ phần đặt cược, bị ép phải tránh rủi ro giá tăng (hedge against) bằng cách mua cổ phiếu. Các nhà bán khống cũng bị ép phải mua cổ phiếu sau khi mất khoản tiền khổng lồ trị giá vài tỷ đô la. Thông tin về cổ phiếu này lan tỏa đã thu hút thêm nhiều nhà đầu tư khác nhảy vào. GameStop là chứng khoán được giao dịch duy nhất ở Mỹ trong ngày 26/01; tổng khối lượng thậm chí còn chạm đến giá trị giao dịch của năm công ty công nghệ khổng lộ gộp lại. Giá trị cổ phiếu của GameStop tăng gấp đôi vào ngày kế tiếp. Đám đông cũng nhắm đến các cổ phiếu có nguy cơ bán khống nặng nề khác. Giá cổ phiếu của AMC, một chuỗi rạp chiếu phim, cùng Nokia và Blackberry, một hãng sản xuất điện thoại di động nổi tiếng, cũng tăng tốc.

Xét theo nhiều khía cạnh, sự cuồng nộ (furore) của đám đông cũng gây kinh ngạc không kém chuyển động của thị trường. Đối với nhóm bán khống đã đánh mất số tiền lớn (lost their shirts), khoản tăng của GameStop đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Nhưng đại đa số danh mục đầu tư của các nhà đầu tư có lẽ không bị ảnh hưởng nhiều bởi “hành động giá” (price action – phương pháp phân tích hành vi của các thực thể tham gia vào thị trường). Nhưng thay vì thế, một làn sóng mơ hồ (bafflement), thậm chí hoảng loạn (panic), đã lan khắp Phố Wall rồi đến những cá nhân quyền lực đang dẫn dắt quốc gia – thể hiện một nỗi lo lắng to lớn về chứng khoán Mỹ.

Nhiều tháng trước, các nhà đầu tư đã rất lo lắng về tiềm năng xuất hiện bong bóng chứng khoán, nỗi sợ hãi được tăng lên, xuất phát từ việc định giá quá cao các “chứng khoán công nghệ” đi kèm sự tăng chóng mặt cổ phiếu Tesla, một công ty chuyên làm xe điện. Sự hào hứng hay hung hãn của các nhà đầu tư lẻ vẫn chưa phải là lý do gây sợ hãi khi đó. Trong một mẩu tin của Bloomberg, Mohamed El-Erian, ông chủ cũ của PIMCO, một quỹ trái phiếu (a bond fund), cảnh báo rằng sự tăng giá của GameStop là điềm báo cho “khả năng bốc hơi tài chính cùng ngưng trệ thị trường theo quy mô lớn (market dysfunction)”. Quý ngài Powell (chủ tịch FED) thì bình tĩnh hơn, cho rằng mối nguy hại ổn định tài chính Mỹ chỉ ở mức vừa phải. Nhưng cổ phiếu đã bị kích thích vào ngày 27 tháng 1. Chỉ số S&P500, một thông số theo dõi cổ phiếu Mỹ, rớt 2.6%.

Các nhà đầu tư chuyên nghiệp bồn chồn giờ đây phải dõi theo đám đông cuồng nộ – và những nhóm khác thì nhìn vào rủi ro có tính truyền thống hơn như sợ hãi lạm phát hoặc suy giảm doanh thu tập đoàn. Apple hoạt động tốt trong năm 2020 nhờ nhu cầu tiêu thụ đồ điện tử trong đại dịch. Nhưng với Tesla chi phí liên quan đến chuỗi giá trị tăng cao đã khiến lợi nhuận suy giảm, còn Facebook lại phải đối diện với những trở ngại mới (headwinds) trong ngành kinh doanh quảng cáo. Lợi nhuận chậm từ các gã khổng lồ trên thị trường chứng khoán Hoa Kỳ có thể khiến các nhà đầu tư thêm một phen đau đầu