Triết học trong thời khủng hoảng

Triết học trong thời khủng hoảng

Eric Weiner, tác giả cuốn sách triết học bình dân “Bài học cuộc đời từ các triết gia đã chết”, đã hệ thống hóa nhanh tư tưởng hay nhân sinh quan của một số triết gia nổi tiếng về nghịch cảnh, từ Socrates tới Camus trên tờ The Wall Street Journal, nhằm trả lời cho câu hỏi: “Chúng ta nên phản ứng như thế nào khi bị hoàn cảnh khó khăn (như Covid-19) đè bẹp? Bài viết thú vị do mình lược dịch dưới đây:

Nhờ đại dịch và hậu quả kinh tế liên đới của nó mà chúng ta bỗng nhiên đều trở thành các triết gia. Một “sự chữa lành chầm chậm” (slow cure), mà triết học đề cập, chính xác là điều chúng ta cần bây giờ – một kiểu hình triết học không đi sâu phân tích các khái niệm siêu hình mà bắt nguồn từ Hy Lạp cổ đại: gắn với thực tiễn và như một liều thuốc trị liệu cho tâm hồn. Triết học giúp chúng ta giải đáp một số câu hỏi đạo đức hóc búa liên quan đến đại dịch, nhưng nó cũng đồng thời hỗ trợ tìm kiếm câu trả lời cho các vấn đề cấp bách rối rắm, nằm ngoài bản thân. Làm thế nào để vượt qua được các giai đoạn khó khăn? Làm thế nào để tìm kiếm sự bình tâm trong một vũ trụ luôn bất ổn? Triết học không cung cấp câu trả lời dễ dàng cho chúng ta, nhưng nó giúp thay đổi câu hỏi và chuyển hóa nhận thức – một kỹ năng giúp ích trong thời điểm tốt đẹp và cực kỳ vô giá trong thời điểm tối tăm. Triết học gắn bó mật thiết với những giai đoạn tồi tệ. Theo dòng lịch sử, nhiều nhà tư tưởng vĩ đại đã tạo ra các kiệt tác cuối cùng trong giai đoạn dịch bệnh, biến động kinh tế và bất ổn xã hội. Các tác phẩm của họ chính là minh triết thu nhặt được trong hoàn cảnh khó nhọc và có thể bỏ túi mang đi. Không giống như thông tin (ngồn ngộn trên truyền thông) hay công nghệ, nguồn minh triết trên không bao giờ bị lạc hậu (hay mất đi). Những điều đúc kết xưa cũ từ triết học đôi khi lại gắn với đời sống hiện đại hơn bao giờ hết.

Triết gia Socrates

Covid-19 đã khiến chúng ta trở nên khiêm tốn hơn, xé toạc nhận thức: không có gì là thực sự chắc chắn. Socrates, vị thánh bảo trợ (patron saint) và tử đạo (martyr) đầu tiên của nền triết học phương Tây chắc chắn chia sẻ điều này với chúng ta. Ông sống trong giai đoạn suy giảm quyền lực của Athens, một sự sụp đổ được thúc đẩy bởi chủ nghĩa phiêu lưu quân sự (military adventurism) và bệnh dịch hạch (bubonic plague). Socrates đã quan sát thấy cơ hội “khai phá tư tưởng” trong giai đoạn bất ổn của ông. Ông đứng ra bóc tách các nhân vật của Athen, từ nhà thơ cho đến các tướng lĩnh, và sớm khám phá ra họ không thông thái như họ nghĩ. Tướng lĩnh không thể mô tả cho ông biết dũng cảm (courage) là gì; các nhà thơ cũng không thể định nghĩa thơ ca (poetry) là gì. Tại mọi nơi ông ghé qua, Socrates toàn bắt gặp những người: “không biết rằng họ không biết gì cả”.

Tương tự như vậy, áp lực giãn cách xã hội gần đây (một phần hay toàn bộ do Covid-19) đã buộc chúng ta phải ngừng lại và đặt ra một số giả định ngầm ẩn sâu bên trong mà trước kia chúng ta không để ý đến. Như Socrates mô tả, đó là cách mà minh triết (wisdom) dần bắt rễ. Chúng ta mong muốn quay lại “bình thường” như trước kia, nhưng đã bao giờ dừng lại để định nghĩa “bình thường” như thế nào? Chúng ta biết rằng thời điểm khó khăn này đòi hỏi sự dũng cảm, nhưng dũng cảm trông như thế nào? Rõ ràng, khái niệm anh hùng đã được mở rộng, bao gồm không chỉ các bác sĩ, y tá mà cả những người làm việc tại các tiệm tạp hóa, hay các nhân viên xử lý đơn hàng của Grubhub (một nền tảng vận chuyển thức ăn). Socrates chia sẻ: “chúng ta phải chất vấn lại những gì (hay nhận thức) mình gặt hái trước đó”

Vào thế kỷ 19 ở Mỹ, triết gia Henry David Thoreau đã đi tìm vẻ đẹp của sự không hoàn hảo (imperfect) nhờ trải qua thời kỳ hỗn loạn: đất nước rơi vào nội chiến. Khi nhìn chăm chú vào hồ Walden (Walden Pond) trong buổi trưa tháng Chín lặng lẽ, ông chợt thấy mặt nước bị phá hỏng bởi những hạt bụi lốm đốm trên bề mặt (speckling the surface). Người khác có lẽ đã xem đó là một sự ô uế (blemishes), nhưng Thoreau lại cho rằng “mặt nước tinh khiết và đẹp đẽ giống như sự không hoàn hảo trong một tấm kính.” Ông quan sát Walden từ nhiều góc độ: trên đỉnh đồi, ngay tại bờ hồ, ban ngày hay dưới ánh trăng ban đêm, ông thậm chí ngửa người ra sau để nhìn xuyên qua đôi bàn chân mình, khám phá khung cảnh tuyệt đẹp bị đảo ngược. Nếu không thể thay đổi thế giới, Thoreau khuyên, bạn hãy thay đổi cách mình quan sát – thậm chí ngay cả khi điều này chống lại bạn. Trong khủng hoảng Covid-19, các viện bảo tàng và nhà hát có thể đóng cửa, nhưng “vẻ đẹp nghệ thuật” vẫn không trốn đi đâu. Hãy quan sát ở góc độ đúng đắn, như Thoreau mô tả: “mỗi một cơn bão và mỗi một giọt mưa đều hiện hữu cầu vòng trong đó.”

Michel de Montaigne là triết gia kỳ lạ, không quan sát hồ nước như Thoreau, ông mong muốn được nhìn sâu hơn vào trong bản thân mình. Montaigne sống ở Pháp vào thế kỷ 16, khi mà cái chết chực chờ trong không khí để “tóm lấy cổ họng chúng ta”. Đại dịch (dịch hạch) đã giết chết một nửa dân số ở Bourdeaux, nơi ông phục vụ trong vai trò thị trưởng vào những năm 1580. Nỗi u buồn quanh cái chết của người bạn thân đã thôi thúc Montaigne trèo lên ba nhịp cầu thang đến tầng cao nhất của một tòa tháp xây bằng gạch đỏ, tọa lạc trên đỉnh một ngọn đồi đón gió, nơi ông viết ra những bài luận xuất sắc. Từ chịu dựng bi kịch to lớn, những điều đẹp đẽ (beauty) phi thường trỗi dậy. Cô đơn trong tòa tháp, Montaigne cách ly khỏi đám đông ồn ã bên ngoài, và theo cách nào đó, cũng chính bản thân mình. Ông lùi lại một bước để nhìn bản thân mình rõ hơn, giống như việc lùi nửa bước khỏi tấm gương để nhìn hình mình trọn vẹn hơn. Ông sẽ khuyên chúng ta làm điều tương tự: tận dụng đại dịch Covid-19 như một cơ hội để quan sát thế giới, và bản thân mình – dưới con mắt khác biệt một chút. Chẳng hạn, bạn có thể luôn luôn xem mình là một người hướng ngoại nhưng nhờ Covid-19, bỗng phát hiện “sự cô độc” dù bị ép buộc cũng có sự thú vị của nó. “Chào mừng đến với biên bản khác biệt của bản thân bạn”, Montaigne thúc dục.

Chủ nghĩa khắc kỷ (Stoicism) cũng được sinh ra từ nghịch cảnh, nhà sáng lập Zeno tạo dựng trường phái tư tưởng này vào năm 301 trước công nguyên khi ông bị đắm tàu ở gần Athens. Nhờ vậy, tư tưởng khắc kỷ đã trở thành lời khuyên cần thiết giúp đối phó nghịch cảnh. Không có gì ngạc nhiên khi trường phái này bỗng trỗi dậy trong thời hiện đại, điều đã diễn ra từ trước đại dịch. Triết học khắc kỷ được tóm lược bởi Epictetus, một cựu nô lệ nỗ lực để trở thành thầy giảng (teacher): “Những điều gây buồn lòng cho con người không đến từ bản thân sự việc mà từ cách họ nhận định về nó (judgments).” Tư tưởng này nhắc nhở – thay đổi những gì bạn có thể, chấp nhận những gì không thể – một công thức sau này được Alcoholics Anonymous áp dụng (một tổ chức quốc tế được Bill Wilson và Tiến sĩ Bob Smith thành lập năm 1935 ở Akron, Ohio. Mục đích chính của tổ chức là giúp đỡ những người nghiện rượu) (hay in trên áo thun). Một người theo trường phái “khắc kỷ” nhiệt thành sẽ phải chuẩn bị cho đại dịch bằng cách thực hành “premeditatio malorum”, hoặc “tiền thiền định về nghịch cảnh” (premediation of adversity). Họ hình dung hay tưởng tượng về những tình huống tồi tệ nhất – điều mà triết gia khắc kỷ, thành viên của viện nguyên lão (senator) thành La Mã, Seneca khuyên: “tập luyện hình dung nghịch cảnh trong tâm trí bạn: trục xuất, tra tấn, chiến tranh, đắm tàu.” Danh sách “nghịch cảnh” của một người khắc kỷ hiện đại chắc chắn sẽ khác: một đứa bé la hét, các hóa đơn chưa thanh toán, một cơn sốt nguy hiểm – nhưng cách tiếp cận “suy tư” thì cũng tương tự. Bằng cách trù bị cho các thảm họa, chúng ta đem những đớn đau mà tương lai khó nhọc có thể tạo ra về hiện tại để trân trọng hơn những gì mình đang có. Nghịch cảnh nhìn thấy hay hình dung trước (anticipated) là nghịch cảnh đã được xoa dịu (diminished).

Albert Camus, triết gia hiện sinh của thế kỷ 20, trải nghiệm nhiều hơn nhưng gì ông viết về nghịch cảnh: lớn lên trong nghèo khó ở Algeria, chịu đựng hai cuộc chiến tranh thế giới, sau đó đấu đá học thuật (fisticuffs) với các triết gia cùng thời, trước khi chết bởi tai nạn xe hơi vào năm 1960 ở độ tuổi 46. Camus là một triết gia về “đại dịch” lý tưởng, không phải bởi tiểu thuyết “Đại dịch” (The Plague) do ông viết mà từ lý giải về “tình cảnh khó khăn” trong tiểu luận ít được biết đến: “Huyền thoại về Sisyphys”, mô tả hình tượng buồn bã trong thần thoại Hy Lạp – Sisyphys – một vị vua bị các vị thần trừng phạt phải đẩy một tảng đá lên ngọn đồi chỉ để nhìn nó lăn xuống, sau đó lặp lại quy trình trên. Đại dịch (Covid-19) đã chơi khăm tất cả các kế hoạch lớn của chúng ta. Lễ tốt nghiệp, đám cưới, các viễn cảnh công việc – đột nhiên bị ngăn trở, lăn dài xuống dốc tương tự như hòn đá của Sisyphys. Camus thúc dục chúng ta kiên gan bền chí. Công việc của chúng ta không phải là để hiểu được ý nghĩa của những thảm họa như Covid-19 nhưng để “hình dung về niềm hạnh phúc riêng của Sisyphus”. Cụ thể như thế nào? Bằng cách nắm lấy hòn đá hay nói cách khác – ném bản thân chúng ta vào trong công việc, mặc cho tính phù phiếm (futility) của nó. Camus nói: “Số phận của Sisyphus thuộc về ông ta. Xử lý hòn đá đơn giản là công việc của ông ta.” Bạn có đang làm việc trong một dự án kém hiệu quả (fruitless), một bài luận văn hoặc một chiến lược marketing luôn luôn trì hoãn, bị bầm dập bởi hoàn cảnh?

Camus chia sẻ: “bạn đã bắt đầu nắm lấy phần xấu xí của cuộc đời. Hãy đầu tư vào nỗ lực, không phải kết quả và nó sẽ khiến bạn có một giấc ngủ tốt hơn.” Mô tả của ông là thách thức của chúng ta trong kỷ nguyên Covid-19: dù tình thế khó khăn của nghịch cảnh có như thế nào nhưng hãy cứng đầu kiên gan bền chí hơn là la hét trong tuyệt vọng. Hãy trở thành triết gia đời thường giỏi giang.