web3 là cái "khỉ" gì thế?

web3 là cái "khỉ" gì thế?



Rất mừng là Cobie, một bộ óc sắc bén trong giới crypto, đã viết trở lại. Ông giới thiệu bản thân khá đơn giản trên Substack: "các suy tư về crypto, tiền bạc, thị trường, cuộc đời hoặc bất cứ thứ gì." Mình đọc hầu hết các bài viết của Cobie, nhưng ấn tượng nhất là bài dưới đây về web3, trong đó ông tìm cách lý giải tranh luận không hồi kết giữa các phe ủng và chống web 3, nhưng cũng đồng thời lược lại lịch sử của quá trình hình thành của Bitcoin hay Ethereum với động cơ thuần khiết, sau đó bị máy móc bắt chước và hư đi bởi những nhà sáng lập và đầu tư tham lam, cụ thể như một loạt các dự án ICO lừa đảo (scams) trong năm 2017. Câu hỏi rất quan trọng để xây dựng thị trường crypto lành mạnh: "liệu việc các nhà sáng lập hay đầu tư giàu lên nhờ góp phần xây dựng tương lai có là vấn đề nghiêm trọng (hay giàu ở mức bao nhiêu là đủ)?".

Web3 là một khái niệm hiện rất thời thượng, được bơm đẩy đại đa số bởi một số nhân vật "hoạt hình hóa" (ám chỉ avatar được hoạt hình hóa) cổ súy cho "hình thức tài chính mới thay thế cái cũ" (alt-finance) và các tay viết chuyên đưa ra các tweet siêu phức tạp trong thế giới công nghệ. Đây là một trong những cụm từ có phần chiêu trò mà bạn có thể sài trong năm 2021 để vượt qua bài kiểm tra "tư duy phản biện" của các LPs (limited partner của các quỹ đầu tư mạo hiểm) khi gây quỹ, song hành cùng từ khoá "metaverse" (vũ trụ siêu hình). Xin chúc mừng, có thể bạn đã nhận được một tỷ đô la để vẫy vùng nhờ học cách sử dụng các từ khóa xu thời và thả nó vào đúng chỗ (good school). Chúc bạn may mắn và tràn ngập niềm vui (glhf - good luck & have fun).



Mặc dù các mẫu suy tư (thinkpieces) rời rạc được tạo ra liên tục từ các thầy bà trực tuyến, nhưng hầu như không ai có thể trả lời web3 thực sự là gì. Rõ ràng, rất khó trả lời mạch lạc dù bạn chọn về phe nào: web3 là cú lừa (scam), web3 là tương lai, web3 đang token hóa thế giới, web3 là thứ giúp cho thanh khoản thoái vốn của quỹ mạo hiểm VC (exit liquidity), web3 chỉ là tên gọi khác của crypto. Thậm chí qua một số khảo sát trên mạng của tôi, cộng đồng crypto cũng không thể thống nhất liệu Bitcoin có phải là web3. Nếu không có sự thống nhất về web3, thêm nữa khái niệm này mới chỉ chảy vào công chúng đâu đó trong nửa năm qua, thì hoàn toàn có thể kết luận là web3 chưa thực sự tồn tại. Rõ ràng, có rất nhiều ý tưởng và thể nghiệm đang chảy quanh các đề tài này giúp thúc đẩy sự sáng tạo, cảm hứng hay ngược lại gây thất vọng.

Điểm mấu chốt của web3 là gì? Để tránh góp thêm những tranh cãi không hiệu quả, thay vì thế hãy suy tư quanh các câu hỏi kiểu liệu web3 có thể là gì? chúng ta có cần phải di chuyển từ web2 sang 3? web3 giải quyết vấn đề gì?

Có hai điều quan trọng:

* Quyền lực phi tập trung: Niềm tin vào quyền lực tập trung dần suy giảm, cụ thể như chính phủ, ngân hàng trung ương hay các tập đoàn công nghệ toàn cầu (với quyền lực còn lớn hơn các quốc gia). Các xu hướng kiểu như tẩy chay các nền tảng (deplatforming), các quy định hành vi ứng xử (behavioural mandates) hay kiểm duyệt (censorship) đã thúc đẩy mối quan tâm đến các nền tảng chống kiểm duyệt hay không dựa vào niềm tin (trustless), từ đó tăng cường sức mạnh cho các cá nhân bình thường cũng như chia tách cấu trúc quyền lực hiện tại.

* Quyền sở hữu các giá trị: với web2, mạng internet đã chuyển từ "đọc" sang "đọc và viết". Nền tảng web trở nên có tính xã hội và cuốn hút mọi người dự phần (participative), từ đó tạo ra kỷ nguyên nội dung tạo ra bởi người dùng. Các công ty công nghệ hiện đại lưu trữ (hosted) nội dung tạo từ người dùng sau đó kiếm tiền từ đó một cách lén lút. Họ có thể khai thác nhu cầu tương tác xã hội và phủ lên người dùng các khuôn mẫu sản phẩm gây nghiện, kết hợp quảng cáo và hút giá trị tạo ra từ người dùng về các cổ đông. Khi bạn có khả năng tham gia làm cổ đông của những công ty này, thì nhóm dự phần từ đầu đã đạt giá trị nhiều tỷ đô và những người trong nội bộ đã trở nên siêu giàu.

Tôi hiểu rõ sự phấn khích của việc xây dựng một nền tảng web mở (open) và có khả năng chia phần bánh công bằng (equitable). Web lý tưởng trong tương lai có lẽ giải quyết được các vấn đề trên theo cách đóng góp tích cực cho xã hội, cũng như cho phép các nhà sáng lập có các công cụ mạnh mẽ giúp tăng trưởng và thu hút khách hàng, đủ sức cạnh tranh với những người đi trước (incumbents). Chúng ta có thể xây dựng một môi trường web cho phép người dùng chia sẻ giá trị họ tạo ra và kiếm tiền từ đó (supercharge adoption). Nơi mà những người nắm nền tảng (hay nắm quyền chủ chốt) không thể quyết định cái chúng ta được phép trao đổi hay có bao nhiêu quảng cáo chúng ta phải xem mỗi ngày. Có lẽ, web kiểu này giúp tăng cường sức mạnh cho những ai dành hàng ngàn giờ làm việc như bộ pin nạp năng lượng cho các công ty lớn, nơi mà sự chú ý/hay tập trung của họ (attention) được thu hoạch và chuyển thành lợi nhuận cho các cổ đông tư nhân. Có lẽ, web sẽ trở nên đầy tính hợp tác (cooperative) thay vì vắt chanh người dùng (extractive - lợi dụng người dùng).

Tất nhiên khó có thể tránh khỏi chỉ trích: liệu mọi thứ có bị Ponzi hóa. Web với tương lai bi quan có thể bị phủ bởi các giao dịch vi mô được token hóa (microtransactions) luôn tìm cách kiếm tiền (seeking rent) từ bất cứ hành động khả dĩ nào của người dùng, như kiểu ép người dùng phải sỡ hữu token (native token) để máy nướng của họ có thể hoạt động mượt mà. Web này được tạo ra dựa trên việc bán các ERC20 vô giá trị (một bộ các tiêu chuẩn mà những token được phát triển trên nền tảng Blockchain của Ethereum phải tuân thủ) để rót vốn cho các dự án tào lao và hút giá trị trực tiếp một cách nhanh chóng hơn thay vì dành nhiều năm bán quảng cáo. Web này có thể có ít công cụ hơn để xử lý các cuộc tấn công xâm hại hay tội ác kiểu như các nội dung hành hạ trẻ em. Tội phạm trực tuyến (online crime) trở nên ngập tràn và khó xử lý. Có lẽ, việc tài chính hóa tất cả mọi thứ (financialisation of everything) chỉ làm lợi cho các quỹ đầu cơ với các thuật toán phức tạp cùng các quỹ đầu tư mạo hiểm khổng lồ đang nắm phần lớn token trong các vòng gọi vốn mầm riêng tư (private seed rounds).

Nếu có thể hình dung cả hai thái cực: tương lai rực rỡ hay phản địa đàng (dystopian), tôi sẽ không trách cứ việc bạn nhìn vào những điều tồi tệ nhất có thể chảy vào hiện thực. Các doanh nghiệp hiện đại rõ ràng đã khiến web hiện giờ trông rất xấu xí. Loạn xà ngầu: các yêu cầu sử dụng cookie (cookie là một đoạn văn bản mà web server có thể lưu trên ổ cứng của người dùng để giúp trải nghiệm tốt hơn cho người dùng), các quy định bảo mật thông tin người dùng (gdpr), các banner quảng cáo, tường lửa, các lootbox (một hình thức quay thưởng trong trò chơi, người chơi sẽ phải nạp tiền thật vào game để đổi lấy tiền ảo), chi trả để chơi (pay-to-play) hoặc chi trả để thắng (pay-to-win). Các thay đổi giúp tối ưu một phần (suboptimal) hay chống lại người dùng (anti-user) thì dễ hơn nhiều. Nếu bạn quan sát crypto từ bên ngoài, đừng trách cứ những người đang có góc nhìn quá cực đoan như kiểu mọi thứ đều là lừa đảo (scams). Ham muốn làm giàu (wealth effect) đã khiến cho những người tham gia thị trường trở nên sục sôi (exuberance) cũng như kiêu ngạo (arrogance), bản chất "tự tham chiếu" độc đáo của văn hóa crypto (self-referential) thì xa lạ với người ngoài cuộc (non-natives - không thuộc về thế giới đó).

Rõ ràng, quá khứ đôi khi rất tệ hại (sucked) và hiện tại cũng thế, đồng thời nhu cầu chối bỏ các ý tưởng mà bạn có thể dùng mớ lý thuyết "trong lỗ" (hạn hẹp) của mình để phản biện rất cao. Không khó để hình dung cách các hệ thống phi tập trung bị lạm dụng, đầy rẫy các ví dụ về những người bình thường bị lừa gạt bởi các dự án phát hành token. Tất nhiên cùng lúc đó, cũng không khó để bạn nhận rõ sức mạnh về quyền sỡ hữu và tự chủ của mình như thế nào trong các hệ thống vận hành bởi một nhóm các ông chủ nhỏ sở hữu. Bitcoin đã di chuyển từ "một dạng thức tiền phục vụ buôn thuốc cấm trong thế giới web đen" (darkweb drug money) sang một hình thức tài sản lưu trữ giá trị được đánh giá bởi các định chế (institution-grade) trong vòng một thập kỷ mà không cần chính quyền trung ương hướng dẫn. Ethereum đi từ một "mô hình ponzi tạo ra bởi các gã kĩ sư công nghệ" (techbro ponzi scheme) sang một mạng lưới vận hành bởi các số lượng khổng lồ người sở hữu và giao dịch hàng tỷ đô la mỗi ngày.

Các doanh nghiệp, người dùng và bên thứ ba đã đóng góp không mệt mỏi giúp giá trị của hai mạng lưới trên tăng nhanh chóng và phần thưởng được chia ra trong mạng lưới. Ai cũng có thể tham gia và giá trị được gửi về cho họ, thay vì chỉ cho các nhà sáng lập hay đầu tư (financier). Thậm chí các dự án đồng thuận xã hội (social consensus) vui vẻ như ConstitutionDAO có thể trở thành ví dụ điển hình của giá trị tạo ra bởi người dùng được chia ra trên mạng lưới. ConstitutionDAO là một dự án tự trị phi tập trung (DAO) được thành lập (trên Zoom vào 11/11/2021) nhằm mục đích mua lại một trong 13 bản sao Hiến Pháp của Hoa Kỳ được đấu giá tại Sotheby’s. Dự án có hơn 17.000 người tham dự và huy động được 47 triệu đô nhưng vẫn thất bại trước Ken Griffin (người sáng lập quỹ đầu cơ Citadel). Khối lượng tiền khổng lồ kêu gọi trong thời gian ngắn đã minh chứng cho sức mạnh cá nhân được tập hợp trực tuyến thông qua các nền tảng. Giá trị của DAO trên tăng lên (dù không mua được bản sao hiến pháp) và rải đều ra những người tham dự. Có lẽ, quyền sở hữu được chia sẻ (shared ownership) có thể trở thành chức năng bắt buộc, phá vỡ cách thức truyền thống các công ty công nghệ vận hành.

Gia tăng bất bình đẳng đã trở nên rõ rệt. Mặc cho đại dịch, giá tài sản tăng chóng mặt đã biến những người vốn đã giàu trở nên giàu hơn. Trong khi đó, các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải vật lộn gồng gánh chi phí, còn tầng lớp lao động buộc phải dùng đến khoản tiền thặng dư (hay sử dụng tiền tiết kiệm). Có trên 50% người Mỹ có khoản tiết kiệm trong trường hợp khẩn cấp ít hơn 3 tháng. Tăng trưởng lương ngừng lại nhưng chi phí nhà cửa thì tăng lên 400% sau 40 năm. Mọi người dường như cảm thấy bị mắc kẹt trong một hệ thống quá rệu rã luôn tìm cách chống lại nỗ lực xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn. Sự xuất hiện của những lựa chọn giao dịch lẻ tẻ trên RobinHood hay mua Dogecoin là không tránh khỏi. Cách đầu tư kiểu mua một tấm vé sổ số (lottery-ticket style) đã trở thành lựa chọn khả dĩ cho những ai không thấy rõ mục tiêu tài chính thông qua tiết kiệm và đầu tư truyền thống. Có lẽ, một mô hình sở hữu dựa trên token và equity (cổ phần) là câu trả lời cho Mức Thu Nhập Cơ Bản Phổ Quát của chủ nghĩa tư bản (Universal Basic Income). Thay vì trông chờ nhà nước in một ít tiền phát cho mỗi gia đình, đánh thuế thế hệ tương lai để trả cho hiện tại, có lẽ việc chia sẻ giá trị cùng nhau (trên web 3) tạo ra có thể tạo ra một thế giới bình đẳng hơn.

Nếu người dùng sử dụng ví (wallet) của mình để bình chọn cho các công ty trả thưởng công bằng dựa trên giá trị họ tạo ra khi tham dự, các công ty này sẽ tìm đến các công cụ giúp họ tăng trưởng nhanh chóng, tận dụng hiệu ứng mạng lưới và đá các công ty truyền thống ra khỏi thị trường. Những người tham gia thật sự sẽ nắm giá trị mà họ tạo ra liên tục thay vì phải nhường cho các nhà sáng lập và nhà đầu tư. Tất nhiên, công bằng mà nói, nếu có hai dịch vụ song song nhau xuất hiện, người dùng sẽ có khuynh hướng chọn cái nào đưa giá trị về cho họ nhiều nhất.

Khi bitcoin được tạo ra, đó là một ý tưởng thuần khiết. Satoshi đã tạo ra một thứ có thể xem là sáng tạo quan trọng bậc nhất trong lịch sử thế giới (khi so sánh công bằng với các phát kiến khác). Những người tạo ra bitcoin không chiếm phần bánh coins riêng tư cho mình (share of coins), hay đưa nó cho các nhà đầu tư cá nhân. Họ tự mình đào coin, công bằng như những người tham dự khác. Vâng, họ đã đào hàng triệu coin bởi dự phần từ rất sớm, nhưng rõ ràng không hề có lợi thế lớn hơn bất cứ ai học về Bitcoin.

Khi Ethereum được tạo ra, nhóm sáng lập đào một số coin trước đó và tổ chức ICO mở tự do cho tất cả tham gia. Họ bán 60 triệu ETH tới bất cứ ai muốn tham gia. Ethereum khi đó được bán với mức giá đâu đó tầm $0.3/ETH. Nhóm này không giữ coin cho riêng mình hay cho tổ chức Ethereum foundation. Vitalik, nhà sáng lập chủ chốt ETH, đồng thời là người nắm nhiều ETH hiện tại, chỉ nhận dưới 1% tổng nguồn cung ETH - siêu nhỏ khi so sánh với các tổ chức truyền thống. Mặc dù, quá trình khởi tạo Ethereum có vẻ ít "công bằng cho tất cả" hơn Bitcoin, mô hình vẫn có thể coi là khá mở và công bằng. Trong năm 2017, một loạt các hoạt động ICO cố gắng sao chép mô hình này, nhưng hầu như suy thoái sang các hình thức dàn xếp bán trước đó (pre-sales) hay bán riêng tư (private sales) cho những người trong nội bộ (insiders).

Sang tới 2018 và 2019 thì khái niệm tự do/công bằng cho tất cả (free-for-all) những người tham dự trở thành hoài niệm trong quá khứ. SEC (Ủy ban chứng khóa Hoa Kỳ) ra sức chống lại các dự án ICO nhằm bảo vệ các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Áp lực từ các quy định của chính quyền cùng việc thiếu minh bạc rõ ràng từ những người xây dựng các dự án crypto - kiểu như luồn cúi với các quỹ mạo hiểm (VC) thay vì hướng đến công chúng nói chung. Giờ đây những người không nằm trong nội bộ (non-insiders) khó có thể mua sớm và rẻ - bởi đây là giai đoạn chỉ dành cho các VC. Có thể hình dung, một xu hướng chuyển dịch từ ra mắt mạng lưới tự do cho tất cả (vô tư) sang chia sẻ phần bánh lớn trước đó cho nhóm sáng lập cùng các quỹ VC. Thực sự rất bi quan, rõ ràng ý định tuyệt vời của Satoshi đã bị tô đen bởi sự tham lam.

Tuy nhiên, làn sóng trên đã khiến khái niệm crypto dần trở nên phổ biến. Khi Bitcoin ra mắt, hầu như không có ai chân nhận rõ giá trị của nó. Bitcoin đã chứng tỏ giá trị theo thời gian. Ethereum giúp củng cố thêm niềm tin đó. Các bảng biểu tăng giá token sau 10 năm đã thu hút rất nhiều dòng vốn dám lao vào rủi ro (risk-seeking). Khi Satoshi ra mắt Bicoin, mức độ khó của đào coin rất thấp, chỉ với một máy PC là có thể đào được khối 50 BTC. Bản chất chưa được khám phá của Bitcoin khiến việc ra mắt chỉ thu hút được những người quan tâm ít ỏi hay có sở thích vọc vạch (kĩ sư trong cộng đồng nhỏ) chứ không phải là các quỹ đầu cơ. Nếu một dự án muốn ra mắt theo cùng cách như Bitcoin, những người vốn đã giàu có thể can thiệp chiếm lấy hết sức mạnh băm (hash) và thâu tóm hết các coin. Họ có thể chi trả cho các nhà cung cấp điện bằng cách cho họ cổ phần trong dự án mới. Trong môi trường hung hãn như vậy, các nhà sáng lập chỉ có thể bán trực tiếp cho họ và tìm kiếm các khoản rót vốn dài hạn.

Tôi luôn muốn các quá trình mở bán công bằng cho tất cả, nhưng cũng thấu hiểu việc các nhà sáng lập không muốn đau đầu với các rủi ro liên quan đến quy định nhà nước, và thương thảo với các nhà đầu tư chuyên nghiệp thì dễ dàng hơn với chi phí gián tiếp (overhead) thấp hơn. Tất nhiên điều này kéo theo nhiều lạm dụng hay lừa dối, đại đa số các dự án ICO trong năm 2017 đã đi về 0.

Tôi tin rằng không có ai tranh cãi việc Vitalik không xứng đáng với việc sở hữu 0.7% nguồn cung ETH bởi những đóng góp của chàng trai đến Ethereum. Tôi cũng tin không ai thấy việc Satoshi nắm 1M coin là không công bằng. Tất nhiên, khó có thể bỏ qua sự mỉa mai của việc phần lớn web3 thuộc về các nhà đầu tư mạo hiểm (Venture capitalists). Không quá ngạc nhiên khi có nhiều thực thể (Entities) muốn cấp vốn cho vườn địa đàng (utopian) tạo bởi nền kinh tế nắm giữ bởi cộng đồng (Community-Owned Economy) bằng cách mua phần bánh lớn của các vòng gọi vốn kín với giá giảm (discounted). Cũng không thể bỏ qua việc các nhà sáng lập và đầu tư chụp giựt (tiền mặt) đã lợi dụng sự năng động của thị trường để tạo ra các dự án theo mô hình Ponzi, cuối cùng chỉ làm giàu thêm cho bản thân họ.

Có bốn điều đúng đắn sau:

* Cần có sự đồng thuận về việc các nhà sáng lập giàu lên nhờ giá trị xứng đáng mà họ tạo ra
* Cần có sự đồng thuận về việc các VC hay nhà đầu tư thiên thần cấp vốn cho dự án từ sớm phải cung cấp dịch vụ cộng thêm nào đó hoặc nhận phần thưởng khi cái họ đã rót vốn tạo ra giá trị cho thế giới (chứ không chụp giựt lên xuống theo thị trường)
* Nhiều người tin rằng cơ hội rót vốn mở và công bằng hơn, xóa bỏ việc các nhà đầu tư sừng sỏ rót vốn ban đầu như cha như mẹ (những người còn lại phải mua trên đỉnh của VC)
* Mọi người căm ghét việc các nhà sáng lập hay VC trở nên giàu có dù không tạo ra giá trị gì.

Tất nhiên hiện tại trong thế giới crypto, điều thứ 4 đã rõ ràng. Có nhiều CEO đột nhiên trở thành tỷ phú sau một đêm bằng cách phát hành token hay đưa ra các hứa hẹn về trò chơi video dựa trên NFT, hay xây web3 nhưng cuối cùng chỉ hút được vài chục người dùng (giá trị tạo ra siêu thấp).

Web 3 chưa thực sự tồn tại, nhưng nếu chúng ta mắc kẹt trong định kiến web 3 (kiểu như thị trường bò ponzi) hay bỏ qua tính năng động của nó thì thật đáng tiếc. Các vấn đề của thế giới hay web 2 xứng đáng để chúng ta lưu tâm tìm cách xử lý, nhưng web 3 cũng có một số thứ rất hứa hẹn đáng để mắt tới. Một hệ thống mở, minh bạch và không phải xin phép (permissionless) sẽ dần thay thế quyền lực tập trung. Sự thịnh vượng tài chính của thế thị trường crypto sẽ thu hút rất nhiều trí tuệ nhảy vào, thay vì tìm cách bán quảng cáo thì tập trung hơn vào việc xây dựng một tương lai bình đẳng và hợp tác hơn.