Chia nhỏ Facebook không phải là giải pháp

Chia nhỏ Facebook không phải là giải pháp

Cuối cùng thì Facebook cũng chính thức phản hồi bài viết “cảnh báo” của Chris Hughes. Mình rất thích cách tranh luận “văn minh” của Hoa Kỳ, cụ thể là “diễn ngôn” của ngài Phó chủ tịch, trưởng bộ phận đối ngoại toàn cầu của Facebook Nick Clegg trên tờ The New York Times. Nick từng là phó thủ tướng cho David Cameron từ năm 2010 và 2015. Bài lược dịch ở phía dưới đây:

Thời điểm nào một công ty được xem là quá lớn hoặc quá thành công để tồn tại. Chris Hughes, đồng sáng lập của Facebook, đã cho rằng công ty này nên được tách nhỏ ra bởi vì những hiểm họa to lớn tiềm tàng của nó đến xã hội. Theo quan điểm của tôi – cũng như đại đa số những cây bút về ảnh hưởng của công nghệ ngày nay – vấn đề thực sự không nằm ở kích cỡ mà là ở quyền và lợi ích của khách hàng cùng sự thích ứng của công ty trước các đòi hỏi của chính phủ và những người làm luật, những người giám sát thương mại và truyền thông.

Quí ngài Hughes đã đúng khi nói rằng hoạt động của các công ty phải bị kiểm soát. Ngày nay, nếu mọi người viết lại luật lệ cho Internet từ đầu, họ sẽ không muốn các câu hỏi quan trọng về đạo đức, chính trị, hay xã hội nằm trong tay các công ty tư nhân. Nhưng những thách thức mà anh ta đề cập, bao gồm sự can thiệp bầu cử hay bảo vệ quyền riêng tư sẽ không biến mất bằng cách chia nhỏ Facebook hoặc bất cứ công ty công nghệ lớn nào. Sữa chữa những vấn đề này đòi hỏi một nguồn lực cực kỳ lớn – một hệ thống luật mạnh mẽ.

Chúng tôi tuyển dụng gần 38000 nhân sự trên toàn cầu, và mỗi ngày lại có hơn 2 tỷ người sử dụng Facebook, Instagram hoặc một sản phẩm nào đó khác. Có hơn 90 triệu doanh nghiệp nhỏ tăng trưởng nhờ sự hỗ trợ của các nền tảng này bởi vì lần đầu tiên họ có khả năng tiếp cận tập khách hàng toàn cầu. Đồng thời, chúng tôi giúp cho các tổ chức phi lợi nhuận gây quỹ và quảng bá cho mục đích cao đẹp của họ xuyên qua 200 quốc gia với múi giờ khác nhau. Chúng tôi thực sự tự hào về điều này.

Nhưng thành công to lớn trên đi kèm với một trách nhiệm to lớn. Mặc dù lúc này chúng tôi đang vận hành dưới một chế tài mạnh mẽ hơn lúc nào hết trong lịch sử của ông ty, chúng tôi luôn tin rằng cần phải làm nhiều hơn thế nữa. Mark Zuckerberg sẽ đến Paris tuần này để gặp gỡ các nhà làm luật cùng Tổng thống Pháp Emmanuel Macron để thảo luận về những ảnh hưởng của công nghệ cũng như sự cần thiết của các giải pháp “lập pháp”.

Chúng tôi sẽ tập trung vào bốn nhiệm vụ chính: giảm đi khối lượng các nội dung nguy hại mà người dùng tạo ra, bảo vệ sự bầu cử dân chủ, ủng hộ một luật lệ hợp nhất nhằm bảo vệ quyền riêng tư của dữ liệu, trao quyền cho các cá nhân để có thể dễ dàng di chuyển dữ liệu của mình. Trong tất cả các hạng mục trên, chúng tôi tin rằng chính phủ nên làm cho luật lệ trở nên nhất quán hơn với nguyên tắc của riêng họ, hơn là dành riêng cho những công ty tư nhân như Facebook.

Trong những tháng gần đây, chúng tôi cũng đang làm việc với các nhà làm luật của Mỹ để nhằm đưa ra những cải tiến đáng kể trong vấn đề “quyền riêng tư”. Chúng tôi đang ở trong một vị trí khác thường: đòi hỏi nhiều thêm chế tài, chứ không ít hơn.

Ngài Hughes giữ quan điểm rằng các nhà làm luật đã quá bối rối trước sự bùng nổ mạnh mẽ của Facebook mà quên mất trách nhiệm bảo vệ công chúng bằng cách đảm bảo tính cạnh tranh của thị trường.

Góc nhìn này ẩn chứa một mối nguy hiểm cho khu vực công nghệ của Mỹ, trụ cột vững chắc nhất của nền kinh tế. Nó dẫn tới những hiểu lầm về Facebook và mục đích trọng tâm của luật chống độc quyền.

Hiểu lầm đầu tiên là về Facebook cùng cách chúng tôi dẫn dắt sự cạnh tranh năng động. Chúng tôi là một công ty lớn được cấu thành từ nhiều bộ phận nhỏ. Tất cả các sản phẩm và dịch vụ của chúng tôi đều đấu tranh vì khách hàng. Mỗi một bộ phận đều có ít nhất ba tới bốn đối thủ cạnh tranh với hàng trăm triệu người dùng, thậm chí cả tỷ. Trong lĩnh vực chia sẻ hình ảnh và video, chúng tôi cạnh tranh với các dịch vụ như Youtube, Snapchat, Twitter, Pinterest và Tiktok cùng nhiều đối thủ mới nổi.

Trong lĩnh vực nhắn tin, chúng tôi không phải là người đứng đầu trong thị trường top 3 như Trung Quốc, Nhật Bản và theo ước tính của chúng tôi – cả ở Mỹ – nơi Facebook phải cạnh tranh với iMessage của Apple, WeChat, Line và Skype của Microsoft. Ở góc độ toàn cầu, bối cảnh mà thị trường mạng xã hội được xem xét, Trung Quốc tự thân đã có một vài công ty mạng xã hội khổng lồ, bao gồm Tencent và Sina. Đối với nhiều người ở châu Âu, và dĩ nhiên ở Trung Quốc, việc các nhà làm luật Hoa Kỳ bàn luận về việc chia tách một công ty “mạng xã hội” lớn nhất của họ quả là kỳ cục.

Trong môi trường cạnh tranh, thật khó để giữ quan điểm rằng Facebook có sự độc quyền. Đại đa số doanh thu của chúng tôi đến từ quảng cáo trực tuyến, con số thống kê ước tính đã chỉ ra Facebook chỉ chiếm 20% miếng bánh quảnh cáo trực tuyến, còn 80% quảng cáo số còn lại diễn ra ngoài nền tảng của chúng tôi.

Hiểu lầm thứ hai là về luật chống độc quyền. Những luật lệ này, được phát triển trong những năm 1800, không có nghĩa là để trừng phạt các công ty vì họ bất đồng ý kiến với cách quản trị. Mục đích chính của hệ thống luật này là nhằm bảo vệ người tiêu dùng bằng cách cho phép họ có thể tiếp cận các sản phẩm và dịch vụ giá thấp, chất lượng cao. Và đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ, nơi các sáng tạo diễn ra nhanh chóng. Đó chính xác là những gì mà Facebook quan tâm: xây dựng sản phẩm tốt nhất, miễn phí cho khách hàng và được chi trả bởi các nhà quảng cáo.

Luật chống độc quyền không phải chỉ là về kích cỡ của công ty. Trong trường hợp của Facebook, kích cỡ của chúng tôi không chỉ mang đến sự sáng tạo, nó cũng cho phép chúng tôi có những khoản đầu tư lớn để bảo vệ sự an toàn và an ninh cho dịch vụ của mình.

Trong suốt hai năm qua, chúng tôi đã hành hết tâm huyết để ngăn chặn các hành động can thiệp vào bầu cử dân chủ qua nền tảng của chúng tôi do các kẻ thù nước ngoài tiến hành. Chúng tôi cũng có các hành động tương tự đối với những kẻ gieo rắc khủng bố, thù địch và bảo vệ tốt hơn dữ liệu của người dùng. Tất cả nguồn lực mà chúng tôi dành chi trả cho an ninh và an toàn trong năm nay lớn hơn cả tổng doanh thu tại thời điểm chúng tôi ra mắt công chúng vào năm 2012 – điều này là không thể đối với những công ty quy mô nhỏ hơn.

To lớn không có gì là xấu. Thành công không nên bị trừng trị. Sự thành công của chúng tôi đã giúp hàng tỷ người trên thế giới có được một cách thức giao tiếp mới. Kiếm tiền từ quảng cáo có nghĩa là bạn có thể cung cấp các công cụ này miễn phí cho người dùng. Facebook không thể bị tách nhỏ – nhưng cần được giữ trong khuôn khổ. Mọi người lo lắng về những thách thức mà chúng ta sẽ đối mặt trong thế giới trực tuyến nên nhìn thẳng vào những luật lệ của quyền tiếp cận Internet, không được phép chia nhỏ các công ty thành công của Hoa Kỳ.