Dõi theo đồng tiền của chính biến

Dõi theo đồng tiền của chính biến

Cậu bé bán rong giơ cao hình ảnh cương nghị của nữ lãnh đạo, Ann Sang Suu Kyi, trong dòng xe kẹt cứng đi từ sân bay vào khu trung tâm Yangon. Ngồi trên taxi, mình không khỏi bồi hồi khi được chứng kiến một giai đoạn lịch sử mới của Miến Điện. Bà Ann vừa được trả tự do chỉ cách đó vài tháng sau gần 15 năm quản thúc tại gia. Sang năm 2012 bà tuyên bố trên trang chủ của Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới (World Economic Forum) về kế hoạch chạy đua chức vụ Tổng Thống trong kì bầu cử 2015. Đảng NLD của bà sau đó đã dành thành lợi vang dội trước phe quân đội. Chuyến đi Miến Điện lần đầu tiên của mình trong năm 2011 kéo dài hai tuần lướt qua nhiều thành phố khác nhau từ Yangon đến Naypyitaw (Thủ đô) cùng một số địa điểm nổi tiếng khác như hồ Inle (ở Nyaungshwe), Mandalay và Bagan. Một cuộc du hành khám phá nền văn hóa ấn tượng mọc theo sông Ayeyarwaddy nhưng cũng đồng thời khai phá nhiều khía cạnh xã hội của Miến Điện hiện đại khi bà Ann quay lại chính trường. Nhìn chung, Miến Điện trong mình là một quốc gia in hằn màu cấm vận, đậm tính làng xã (ngay giữa thành phố lớn Yangon người dân vẫn mặc longyi nhai trầu nhổ phèn phẹt), cùng một nền dân chủ mong manh hình thành trong vòng vây quân phiệt (rất khó cho các nước phương Tây tác động thay đổi triệt để). Bài viết dưới đây trên AsiaTimes lý giải khá thú vị nguồn cơn của cuộc đảo chính gần đây tại Miến Điện, cụ thể nhấn mạnh vào lợi ích kinh tế mà phe quân đội thâu tóm qua nhiều thập kỉ, điều này khiến nhóm này không thể ngồi yên trước thắng lợi bầu cử trong tháng 11/2020 của bà Ann:

Bằng cách dành được quyền lực tuyệt đối, người lãnh đạo cuộc đảo chính ở Miến Điện, tướng Min Aung Hlaing mong muốn bảo vệ được các lợi ích tài chính của ông ta cùng gia đình và sự thống trị kinh tế vốn chưa được giám sát kỹ lưỡng của quân đội (inscrutinized).

Người biểu tình ở Miến Điện

Min Aung Hlaing trải qua binh nghiệp trong bình lặng, một viên chức phần nhiều e ngại công chúng đã được thăng tiến liên tục đến các vị trí cao trước khi dành lấy quyền lực tuyệt đối vào ngày 01/02, năm tháng trước yêu cầu nghỉ hưu bắt buộc (tuổi 65) vào ngày 03/07. Trong số các mục tiêu ông ta theo đuổi, vị tổng tư lệnh quân đội rõ ràng muốn bảo vệ bản thân ông ta, gia đình cùng các đồng nghiệp trước các cuộc điều tra xoay quanh những thương vụ tài chính khủng cùng miếng bánh kinh tế hiện tại (economic holdings). Nhóm hoạt động Vì Công Lý Myanmar tiết lộ: “Lợi ích tài chính nên chính là động lực cho ông ta tiến hành đảo chính.” “Đại tướng (senior general) Min Aung Hlaing có quyền lực tối thượng ở hai nhánh kinh tài quân sự của Miến Điện: MEC và MEHL (Myanmar Economic Corporation và Myanmar Economic Holdings Limited).” MEC và MEHL đầu tư vào các hoạt động thương mại cảng biển (commercial port activity), tập kết container (depots), khai thác ngọc và đá ruby, bất động sản, xây dựng cùng các địa hạt hấp dẫn khác.

Con trai của Ayng Hlaing, Aung Pyae Sone, vận hành một doanh nghiệp cung cấp vật tư y tế, A&M Mahar, chuyên bán các “chuẩn thuận FDA” (FDA clearances – Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm) và môi giới nhập khẩu, cũng như thương mại và marketing các sản phẩm dược phẩm và công nghệ y khoa. Aung Pyae Sone cũng sở hữu khu nghỉ dưỡng Azura Beach Resort, được quảng bá là resort lớn nhất ở Chaung Tha, thuộc ven biển Ayeyarwady vốn quen thuộc với tầng lớp tinh hoa Yangon. Công ty được chuẩn thuận giấy phép cách đây vài năm để xây dựng khu resort trên vùng đất rộng 22.22 acres (thuê từ chính quyền) là Sky One Construction – cũng do Aung Pyae Sone sỡ hữu. Vợ của Aung Pyae Soe, Myo Yadanar Htaik cũng tích cực tham gia kinh doanh, bao gồm nắm vai trò điều hành Nyein Chan Pyae Sone Manufacturing & Trading Company cùng chồng. Con gái của Min Aung Hlaing, Khin Thiri Thet Mon, sỡ hữu doanh nghiệp sản xuất truyền thông Seventh Sense, chuyên làm phim với ngân sách cao, đồng thời có các hợp đồng độc quyền với Nay Toe và Wut Hmone Shwe Yi, hai diễn viên nổi tiếng của Miến Điện. Danh sách các mảng kinh doanh của gia đình thì rất dài và rộng. Một báo cáo của UN trong năm 2019 tiết lộ MEC và MEHL đã đóng góp rất nhiều cho năng lực tài chính của Tatmadaw (hay phe quân sự). Hai nhánh kinh tài khổng lồ trên được UN xem là có liên đới đến các vi phạm về luật nhân quyền và nhân đạo quốc tế.

Min Aung Hlaing, lãnh đạo cuộc đảo chính, có được sự ủng hộ mạnh mẽ từ các viên chức quân sự khác bởi các ích lợi đi kèm từ nhiều nhánh kinh doanh khác nhau của quân đội. Ông cũng khiến các cấp bậc trong quân đội hài lòng nhờ tham gia vào việc mua bán các thiết bị và vũ khí đắt tiền từ Trung Quốc, Nga, Israel và nhiều nước khác – các thỏa thuận cho phép nhóm tướng lĩnh hàng đầu có thể hớt lấy (skim off) phần lợi nhuận đến từ giá được thổi lên (inflated). Các tổ chức theo dõi tham nhũng như Transparency International đã liên tục xếp hạng Miến Điện trong các nước có mức độ cao nhất, theo thang CPI (Corruption Perceptions Index). Dưới sự kiểm soát chặt chẽ của Min Aung Hlaing, gia đình ông ta và các tướng lĩnh quân đội, các hoạt động tài chính đặc biệt trở nên mơ hồ khiến công chúng khó có thể đo lường, tính toán lợi nhuận và xem xét việc chuyển giao quyền sở hữu. Nếu Min Aung Hlaing nghỉ hưu đúng hạn thay vì tiến hành đảo chính vào 01/02, ông ta rất có thể rơi vào các cáo buộc điều tra “tài chính” do Liên Đoàn Quốc Gia Dân Chủ (NLD) của Aung San Suu Kyi tiến hành, đảng đã dành thắng lợi vang dội trước đảng “ủy nhiệm” (proxy party) của quân đội trong cuộc bầu cử vào tháng 11 vừa qua.

Cứu lấy Miến Điện

Avinash Paliwal, học giả đang giảng dạy tại Trường Nghiên Cứu Phương Đông và Châu Phi thuộc Đại Học London chia sẻ: “Việc Suu Kyi thắng vang dội thêm một kỳ bầu cử khác, đảng của bà đứng trước rủi ro đánh mất quá trình dân chủ hóa (thậm chí ngay cả khi nó “phi tự do” trong bản chất) – bởi viễn cảnh làm suy yếu vị thế quân đội trong tương lai.” Một thông tin khác ít người biết là cách mà Min Aung Hlaing và quân đội nhìn nhận về mối quan hệ thương mại ngày càng gia tăng giữa Suu Kyi và NLD với Trung Quốc, đại lục có mối quan tâm lớn đến phát triển hạ tầng ở Miến Điện trong khuôn khổ sáng kiến “Vàng Đai Con Đường” (Belt and Road Initiative). Thông tin về các hợp đồng “nặng đô” (big-ticket), trải dài từ đường bộ, đường sắt và hải cảng, được dẫn dắt và kiểm soát bởi NLD như thế nào và liệu phe quân đội có hưởng được phần bánh lợi tức nào trong đó thì không rõ ràng.

Áp lực quốc tế đè lên Min Aung Hlaing đã được hình thành từ lúc quân đội thẳng tay đè bẹp cộng đồng người Hồi thiểu số Rohingya và càng được tăng cường sau biến cố vừa rồi. Suu Kyi, người thắng giải Nobel Hòa Bình, đặc biệt nổi tiếng ở Miến Điện mặc dù đã bị coi thường và tước đi nhiều giải thưởng quốc tế (nhờ trở thành biểu tượng dân chủ) do phản ứng của bà trước khủng hoảng Rohingya. Các điều tra viên của Liên Hiệp Quốc cho rằng phe quân đội cần bị truy tố vì hàng động “diệt chủng” bởi họ đã thảm sát, hãm hiếp và trục xuất mạnh mẽ người Rohinya ở phía tây Miến Điện trong giai đoạn 2016-17. Hơn 730 ngàn người Rohinya đã rởi bỏ quê hương đến Bangladesh, nước lân cận có đại đa số người Hồi, nơi họ sống chật vật trong những khu tỵ nạn tồi tệ. Suu Kyi và quân đội đã từ chối các cáo buộc diệt chủng và cho rằng lực lượng an ninh Miến Điện chỉ thực hiện các cuộc tấn công chống lại những kẻ khủng bố. Trong năm 2019, Mỹ tiến hành cấm vận Min Aung Hlaing và ba lãnh đạo quân đội khác bởi vai trò của họ trong việc chống lại người Rohingya. Lệnh trừng phạt này được thực hiện bởi Đạo Luật Nhân Quyền Toàn Cầu Magnitsky, cụ thể đóng băng toàn bộ tài sản ở Mỹ của Min Aung Hlaing cùng ba viên chức khác. Do đó, việc việc thiết lập kinh doanh giữa Mỹ với nhóm này cũng được xem là phạm tội dưới ánh sáng “cấm vận”.

Tân Tổng Thống Mỹ Joe Biden, ngay lập tức đã quở trách đảo chính và đe dọa cấm vận sâu hơn nếu biến cố này không được đảo ngược. Tuy nhiên, các phương pháp trừng phạt từ Mỹ không được kỳ vọng sẽ khiến Min Aung Hlaing và quân đội từ bỏ quyền lực. Quân đội đã kiểm soát quốc gia này liên tục qua nhiều thập kỷ, bắt từ đảo chính 1962 và tăng cường bởi cuộc nổi dậy 1988 (putsch), trước khi đi đến quá trình chuyển giao quyền lực cho phép Suu Kyi và NLD thắng bầu cử trong năm 2015 và 2020. Dù vậy, quân đội vẫn duy trì vai trò chính trị qua các vị trí bổ nhiệm trong quân đội với quyền phủ quyết (veto power) trong quốc hội và kiểm soát các bộ quyền lực như quốc phòng (defense), nội vụ (home) và vụ biên giới (border affairs). Các chế độ quân đội trước đó đã đưa cả nền kinh tế Miến Điện từ một trong những khu vực thịnh vượng nhất khu vực Đông Nam Á tới tình trạng bất công kỳ quái hiện tại (giữa người dân – quân đội), và ngày càng tệ đi bởi cấm vận quốc tế qua nhiều thập kỷ. Hiện vẫn chưa biết được các nhà đầu tư nước ngoài đến Miến Điện trong thời chính quyền dân cử của Suu Kyi sẽ phản ứng với biến cố trên ra sao. Danh tiếng của một số công ty đã bị ảnh hưởng khi vẫn tiếp tục làm việc ở Miến Điện sau thảm sát Rohingya. Các nhà đầu tư nước ngoài có thể can dự vào quá trình đánh sập một số trụ cột tài chính và kinh tế của Min Aung Hlaing và đồng nghiệp – thứ mà họ cần để giữ nền kinh tế ổn định dưới chế độ vừa cấp bách dành được, cùng hứa hẹn nâng tầm Miến Điện sau một năm.

Ann Sang Suu Kyi ngồi trong nhà mình

Các nhóm hoạt động nhân quyền đang tạo áp lực lên các doanh nghiệp nước ngoài hoạt động ở quốc gia này. “Liệu doanh nghiệp của bạn có đang cấp vốn cho các hoạt động đảo chính của phe quân đội?” Tổ chức theo dõi nhân quyền (HRW) ở New York đã đưa ra một báo cáo vào thứ 4 vừa rồi. HRW đã đề cập cụ thể đến công ty bia và nước giải khát của Nhật Bản Kirin Holdings, nơi đang nắm các khoản đầu tư vào các cơ sở chế biến (brewery) có liên đới đến quân đội. Đến thứ 6, công ty này đưa ra thông báo về việc tạm ngưng hợp tác với MEHL trong hai nhánh kinh doanh Myanmar Brewery và Mandalay Brewery – một cách thể hiện quan điểm trước sự vụ đảo chính. Aruna Kashyap, cố vấn cấp cao của HRW chia sẻ: “rủi ro vi phạm nhân quyền, danh tiếng và pháp lý của việc tiếp tục hoạt động kinh doanh với quân đội đang ngày lớn. Chính quyền quân sự này đã từng bị cáo buộc diệt chủng, tội ác chống lại nhân loại, cụ thể người Hồi Rohingya, tội phạm chiến tranh chống lại các cộng đồng thiểu số. Và vừa rồi đảo chính lật đổ chính quyền dân cử, phe dành thắng lợi huy hoàng với 80% lá phiếu trong tháng 11/2020.” Ở Thái Lan, tập đoàn Amata đã tạm thời ngưng dự án phát triển động sản công nghiệp trị giá 1 tỷ $ ở Miến Điện vì lo ngại cấm vận sẽ khiến dự án trở thành cái tên cấm kỵ (taboo) với các nhà đầu tư quốc tế. Trưởng bộ phận Marketing của Amata, Viboon Kromadit chia sẻ vào thứ Ba “Chúng tôi và các khách hàng lo ngại về viễn cảnh tẩy chay thương mại đến từ các quốc gia phương Tây.” Suzuki Motor, cũng ngưng xây dựng hai nhà máy sản xuất ô tô ở Miến Điện cho đến khi chính biến ổn định trở lại. Mối quan tâm thương mại đang trên đà tăng của Trung Quốc tại Miến Điện có thể suy giảm khi chính quyền Bắc Kinh ủng hộ đảo chính sau hậu trường.