Facebook vẫn sống khỏe

Facebook vẫn sống khỏe

Doanh thu từ 8 triệu nhà quảng cáo trực tuyến giúp Facebook tạo dựng đế chế ad trị giá 70 tỷ $ và đại đa số trong đó là các công ty nhỏ với ngân sách marketing chỉ tầm vài ngàn hoặc vài trăm đô la, những người dựa vào nền tảng này để tạo kênh bán hàng số thiết yếu. 100 nhà quảng cáo lớn nhất của Facebook chỉ chiếm dưới 20% tổng doanh thu (so với 71% của quảng cáo trên các kênh truyền hình).

Do đó, chiến dịch #StopHateForProfit kéo theo sự tẩy chay của một vài tên tuổi lớn như Pfixer, Starbucks và Uniliver thực sự chỉ gây thiệt hại rất nhỏ cho Facebook, bằng chứng là giá cổ phiếu của công ty đã nhanh chóng hồi phục trở lại. Nhóm tẩy chay thực sự đã có một động thái phù hợp với bối cảnh cắt giảm chi phí trong thời khủng hoảng covid-19, chứ chưa hẳn đã là vì ủng hộ chiến dịch “gây thù ghét vì lợi nhuận”, các đồng tiền có thể dịch chuyển thận trọng đến các kênh đối thủ như Snapchat, Pinterest, và TikTok (vừa bị đe dọa cấm ở Mỹ), cũng như Youtube (do Google nắm) hoặc các kênh thuyền thống hơn như báo chí và TV (theo eMarketer).

Dù vậy, áp lực trên cũng buộc Facebook tiến hành tạo ra các tweak (tinh chỉnh hệ thống) mới, tương tự như Twitter sẽ dán nhãn các post “nhạy cảm” (nhưng vẫn có giá trị thông tin để giữ lại trên hệ thống). Các công ty công nghệ khác cũng theo đuôi, như việc khóa các kênh cổ súy chủng tộc da trắng thượng đẳng của Youtube, Twitch treo kênh của tổng thống Trump (do cổ súy thù ghét), Reddit xóa forum “The_Donald”. Mấu chốt của chuyển biến rõ ràng còn ở khía cạnh chính trị: các công ty công nghệ buộc phải bước giữa làn ranh giữa phe Cộng Hòa, những người cáo buộc sự kiểm duyệt thông tin quá mức của khu vực tech và phe Dân Chủ, ngược lại đòi hỏi một sự điều tiết chặt hơn (closer moderation) – nói chung chính sách của Thung Lũng Silicon sẽ chuyển dịch theo quan điểm đảng phái hay lá phiếu đi bầu sắp tới.

Đọc thêm trên The Economist:

Why Facebook is well placed to weather an advertising boycott
Its real worry remains regulation | Business