Hệ thống tài chính và covid-19

Hệ thống tài chính và covid-19

The Economist cảnh báo, hệ thống doanh nghiệp toàn cầu sẽ cần phải có một khoản “cho vay bắc cầu” khổng lồ (bridging loan – khoản vay ngắn hạn được sử dụng cho tới khi một cá nhân hay công ty củng cố được khả năng tài chính dài hạn hoặc thanh toán được các nghĩa vụ nợ) để có thể vượt qua những tháng khó khăn sắp tới do covid-19 gây ra. Điều này chỉ xảy ra khi chính phủ các nước có các động thái can thiệp: tăng cường tính thanh khoản của thị trường tín dụng, giảm thuế để tăng cường tiền mặt cho các doanh nghiệp, thúc đẩy quá trình cho vay (cùng tính kiên nhẫn) của các ngân hàng. Cụ thể chỉ vài giờ trước đó, Fed (Cục dự trữ liên bang Hoa Kỳ) đã tiến hành cắt giảm lãi suất về 0, đưa tiền mặt vào hệ thống tài chính bằng cách nắm giữ thêm trái phiếu (ít nhất 700 tỷ USD), đồng thời cũng khuyến khích hệ thống ngân hàng tiến hành cho vay hộ gia đình và doanh nghiệp (SMEs). Hệ thống tài chính lúc này đang phải đứng trước bài kiểm tra “sống còn”: trở thành bước đệm giúp hóa giải các cú sốc kinh tế hay sẽ phóng đại khủng hoảng.

Cơn lốc Covid-19, sự sụt giảm giá dầu cùng cơ cấu trái phiếu thế giới hiện tại (phần lớn là “rác”) đã góp phần đưa biển nợ doanh nghiệp (corporate debt) trị giá 74 nghìn tỷ trở nên mong manh hơn bao giờ hết. Trong thế giới cho vay, các công ty dù trải qua thời kỳ “u buồn” khủng hoảng tài chính 2007-2009 nhưng nhanh chóng quên để quay lại vòng xoáy nợ doanh nghiệp – tăng từ 84% GDP năm 2009 tới 92% trong 2019 (tính toán của IIF). Trong nhóm “phi tài chính”, nợ công ty/tập đoàn tăng lên 47% GDP so với 43% cách đó một thập kỷ (theo FED). Các tiêu chuẩn thẩm định kỹ càng bị bỏ quên khiến 2/3 (hay 66%) trái phiếu của các công ty/tập đoàn ở Mỹ được xếp (rating) vào dạng “junk” (rác) hoặc”BBB” (chỉ trên junk). Con số này nằm ngoài nước Mỹ là 39%. Covid-19 càng khiến bão nợ từ buyouts (mua hay sáp nhập doanh nghiệp bằng tiền đi vay) trở nên dữ dội. Một nạn nhân lớn đầu tiên của đại dịch cornonavirus là tập đoàn hàng không HNA Group Co, một trong những công ty có tham vọng “thâu tóm” nhất Trung Quốc. Khi kế hoạch “nợ” bị tấn công bởi virus, HNA đã buộc phải kêu cứu chính quyền tỉnh Hải Nam, ngân hàng phát triển Trung Quốc, cùng các quan chức ngành hàng không để cứu vớt mình. Trong khi đó nền kinh tế lệ thuộc hệ thống ngân hàng ở Ý đã đứng yên khiến cho cổ phần của hai nhà cho vay lớn nhất đất nước hình chiếc ủng, Intesa Sanpaolo và UniCredit rớt xuống 28% và 40% trong tháng vừa qua.

Nỗi lo sợ “covid-19” có 4 phần: sự gia tăng dài hạn “đáng ngại” của việc vay nợ; các công ty (văn phòng và nhà máy) khan hiếm tiền mặt do buộc phải đóng cửa và cách ly, thị trường tín dụng không còn hoạt động hiệu quả, nỗi lo lắng về khả năng của hệ thống ngân hàng cùng các quỹ nợ (debt funds) trong việc gánh vác khủng hoảng kinh tế sắp tới. The Economist đã tiến hành bài kiểm tra “áp lực tiền mặt” (cash-crunch stress test) với khoảng 3000 tổ chức phi tài chính (3000-odd listed non financial firms) đã niêm yết ở bên ngoài Trung Quốc nhằm minh họa ảnh hưởng tiềm tàng của thảm họa Covid-19: doanh thu bán hàng của nhóm này sẽ rơi rụng khoảng hai phần ba trong khi vẫn phải tiếp tục gồng gánh chi phí hoạt động như lãi suất và lương bổng. Chỉ trong vòng ba tháng, 13% số hãng chiếm 16% tổng nợ sẽ cạn kiệt tiền mặt dẫn tới áp lực vay nợ, giãn nợ, hoặc vỡ nợ – tổng cộng 2 nghìn tỷ $. Nếu nền kinh tế còn đóng băng kéo dài đến 6 tháng, hầu như một phần tư các hãng sẽ cạn kiệt tiền mặt.

7% trái phiếu tập đoàn/công ty nắm bởi các ngành công nghiệp đã bị virus giáng cho một đòn mạnh mẽ, đặc biệt là hành không và khách sạn (ngoài ra còn có nhà hàng, cửa hàng bán lẻ, casino, du lịch). Cùng lúc đó giá dầu giảm xuống còn 35$ khiến các hãng khai thác dầu cùng các ngành nghiện “nợ” liên quan rơi vào khủng hoảng, bởi năng lượng chiếm 8% thị trường trái phiếu. Gần như chắc chắn một phần ngành công nghiệp du lịch và dầu mỏ sẽ dần bị đánh giá thấp (rating downgrades) và vỡ nợ (defaults). Khủng hoảng tiếp theo sẽ chảy vào hệ thống tín dụng phái sinh (derivatives): thị trường thu nhập cố định (fixed-income) vốn được giao dịch sôi động đã co cụm lại, chỉ số CDX cùng iTraxx đang ở mức cao nhất kể từ 2016 (CDX: phản ánh chi phí bảo hiểm sự vỡ nợ và iTraxx: đo lường nhóm vay rủi ro hơn ở châu Âu). Trong thế giới “tư nhân” (private), các khoản nợ giao dịch (traded debt) có thể được trao tay với mức giá giảm (discounted prices).

Đồng thời sự ngưng trệ của các khoản nợ mới (dưới ảnh hưởng covid-19) cản trở nghiêm trọng quá trình tái rót vốn (refinance) khoản tiền 1,9 nghìn tỷ cho thế giới nợ vào năm 2020 (bao gồm 350 tỷ $ ở Mỹ). Khả năng sống còn của các định chế (institutions) liên quan đến cho vay và mua trái phiếu (make loans & buy bonds) sẽ được thử thách qua khủng hoảng. Phần lớn trái phiếu Mỹ được nắm giữ bởi các quỹ hưu trí, công ty bảo hiểm, quỹ tương hỗ lớn có thể đương đầu với mất mát (tuy nhiên họ sẽ ngại mua thêm), trước mắt khó có thể tiên đoán điều gì sẽ diễn ra với 10-20% nợ doanh nghiệp Mỹ được nắm giữ bởi các công cụ “bí hiểm” hơn như CLO (Nghĩa vụ cho vay thế chấp — Collateralized Loan Obligation) và ETFs (Quỹ hoán đổi danh mục – Exchange Traded Fund). Trong khủng hoảng, nguồn tiền “cho vay” mới giúp ổn định thị trường có thể đến từ các tập đoàn khổng lồ như Apple (họ có thể điều chế các điều khoản thanh toán mới dành cho các nhà cung cấp) hay các hãnh đầu tư tư nhân (private-equity – luôn có vốn để đốt) dù rằng cuối cùng “số tiền này” vẫn chảy đến hệ thống ngân hàng, nhóm có sức mạnh mở rộng tín dụng để đưa các công ty qua khủng hoảng.

Bức tranh bên ngoài nước Mỹ thì không thực sự rõ ràng: lãi suất thấp khiến các ngân hàng ở châu Âu chỉ kiếm được khoản lợi nhuận rất thấp (các ngân hàng Ý có ROE tầm 5% vào năm ngoái), virus sẽ khiến cho chi phí bảo hiểm các khoản nợ tăng lên. Trong khi đó ngân hàng nhà nước ở Trung Quốc hay Ấn Độ dưới sự dẫn dắt của các chính trị gia đang gồng gánh khoản nợ rất lớn.

Bài tổng hợp từ The Economist:

Corporate bonds and loans are at the centre of a new financial scare
The pool of corporate lending has risen to $74trn | Finance & economics