Hội tam điểm và Cây sáo thần

Hội tam điểm và Cây sáo thần

Mozart mở đầu vở “Cây sáo thần” (Die Zauberflote) bằng hình ảnh chàng hoàng tử đẹp trai Tamino lạc lối trong một vùng đất xa lạ và đang bị rượt đuổi bởi một con mãng xà khổng lồ, đánh dấu chuyến phiêu lưu tìm kiếm ba khía cạnh quan trọng nhất của một quí ông: tình yêu (love), sự thông thái (wisdom) và đức hạnh (virtue). Tác phẩm được Mozart hoàn thành chỉ vài tháng trước khi ông mất (cùng bản Requinem dang dở) đã trở thành một kiệt tác cuối cùng của tài năng âm nhạc quan trọng nhất thế kỷ 18 (Giai đoạn Cổ điển của Âm nhạc Tây phương). Ông lồng ghép vào trong Singspiel này (một hình thức âm nhạc Đức pha trộn giữa kịch nói, nhạc khiêu vũ ballad cùng biểu diễn thanh nhạc aria nổi bật giữa tác phẩm opera) nhiều nghi thức và biểu tượng quan trọng của một hội kín (secret society) có sức ảnh hưởng bậc nhất trên thế giới – Hội Tam Điểm (Freemasonry) – mà ông là một thành viên hay Mason (hay Brothers) quan trọng (tại chi nhánh lodge của thành Vienna do nhà tự nhiên học nổi tiếng Ignaz von Born trong Đế chế La Mã thần thánh dẫn dắt). Hội Tam Điểm là mắt xích quan trọng cho Kỷ nguyên Khai Sáng (Age of Enlightenment) ở châu Âu, một phong trào thúc đẩy lý tính (rationalism), khoa học, cách mạng tư sản (như ở Pháp loại bỏ hoàng gia Louis XVI) nổi tiếng thế giới với tập ba giá trị: tự do – bình đẳng – bác ái, quan trọng hơn cả là thúc đẩy quyền tự do cá nhân trong bối cảnh cai trị của các hoàng gia chuyên chế châu Âu. Hội Freemasonry khơi gợi lại các minh triết cổ xưa như bộ tam Isis – Osiris – Horus của trong huyền thoại Ai Cập Cổ Đại, hay nhân vật Hiram Abiff, biểu tượng trung tâm của bậc tam (third degree) trong Hội Tam Điểm, ông là kiến trúc sư xây dựng nên đền thờ Đầu Tiên của người Do Thái dưới thời vua Solomon – người ảnh hưởng đến các ý nghĩa ẩn dụ trong bộ công cụ và thiết bị đo đạc của Hội (vì bảo vệ sự chính trực, lòng trung thành với các Masons, Hiram bị giết ngay trong đền thờ do mình xây). Trong “Cây Sáo Thần”, Mozart mô tả cuộc đấu tranh giữa ánh sáng và bóng tối, hay giữa thiện và ác, giữa sự khai sáng và tinh thần vô minh mà lan tỏa trong đó là ánh sáng tri thức, công lý, thông thái và sự thật. Đỉnh điểm mâu thuẫn của tác phẩm được đặt tại khúc aria quá đỗi quen thuộc của Nữ Hoàng Bóng Đêm (mà có lẽ các bạn đã từng nghe đâu đó). Con số “3” biểu tượng của Hội Tam Điểm được lặp đi lặp lại trong cấu trúc tác phẩm: 3 ngôi đền (Tự Nhiên, Lý Lẽ và Thông Thái), 3 người hầu của Nữ Hoàng Bóng Đêm, ba thiên thần trong hình ảnh cậu bé (chid-spirits) làm nên câu chuyện, âm nhạc được xây trên nền E-flat Major (Mi giáng trưởng) với 3 nốt giáng. Đồng thời toàn bộ tác phẩm đặt ở bối cảnh Ai Cập với tín ngưỡng Isis-Osiris-Horus, nguồn minh triết của Hội Tam Điểm, với ảnh hưởng không thể chối cãi từ tác phẩm “Về những bí ẩn của Người Ai Cập” của Ignaz von Born, lãnh đạo chi nhánh Tam Điểm mà Mozart là thành viên. Mình đã xem đi xem lại “Cây sáo thần” nhiều lần (chủ yếu là ở Nhà hát Thành Phố do HBSO biểu diễn), mỗi lần xem và tìm hiểu về tác phẩm, lại càng cảm phục kỳ tài của Mozart, ông đã xây một cây cầu nghệ thuật giúp công chúng kết nối với minh triết cổ xưa như Ai Cập, Do Thái, Hy Lạp – thứ mà thời kỳ Khai Sáng hay Phục Hưng phải lần mò về. Bạn nào tò mò về Hội Tam Điểm thì mình chia sẻ thêm: Hợp chủng quốc Hoa Kỳ thực ra là một sản phẩm của Hội Tam Điểm, có tổng cộng 14 trong số 44 Tổng Thống là thành viên của Hội bao gồm “Cha già dân tộc” George Washington. Cục dự trữ Liên Bang – FED – định chế ảnh hưởng sâu rộng đến thế giới tài chính có người sáng lập Nelson W. Aldrich (thông gia của gia tộc Rockefeller mà mình nói trong note trước) cũng là thành viên của Hội (ở chi nhánh Lodge – Rhode Island). Ngoài ra con cháu các gia đình Hoàng Gia châu Âu thường là người dẫn dắt các chi nhánh Hội Tam Điểm ở đây, như Hoàng Tử Edward (ở xứ Kent), họ hàng của nữ hoàng Anh Elizabeth Đệ Nhị – ông đứng đầu United Grand Lodge của Anh Quốc, tổ chức giám sát Hội Tam Điểm ở Anh, xứ Wales và Khối Thịnh Vượng Chung (Commonwealth).

Aria “Nữ hoàng bóng đêm”:

Full Cây Sáo Thần: