Làm phẳng đường cong là không đủ

Làm phẳng đường cong là không đủ

The MIT Press dẫn bài của viết của Giáo sư quản lý Chiến Lược Joshua Gans tại trường quản lý Rotman thuộc đại học Toronto nhằm phản biện xu hướng làm phẳng đường cong hàm mũ (exponential curve – đo lường số lượng nhiễm bệnh) mà chính phủ các nước đang tiếp cận để chống chọi lại Covid-19. Thách thức chờ đón nhân loại trước mắt gồm có hai phần mâu thuẫn nhau: (1) giảm thiểu chi phí ngắn hạn của đại dịch trong năm nay (2) giảm thiểu chi phí trung hạn của đại dịch sau năm này.

Chính phủ trên toàn thế giới đang nỗ lực làm phẳng đường cong hay giảm thiểu ca nhiễm bệnh bởi nếu để số ca bệnh tăng lên chi phí sẽ vô cùng tốn kém, đè nặng áp lực hệ thống chăm sóc y tế, nếu trở nên quá tải các bác sĩ sẽ rơi vào trạng thái phân loại (triage): ai phải sống và ai phải chết. Các biện pháp được đưa ra như rửa tay sạch, hạn chế du lịch và cách ly xã hội đều hướng đến mục tiêu này.

Tuy nhiên, ở khía cạnh kinh tế, chi phí cho những chính sách như thế này cần phải đem đến lợi ích tương xứng. Tính toán trên gây đau đầu cho các nhà kỹ trị bởi rất khó xác định khoản thời gian tiến hành cách ly xã hội cùng những hệ lụy liên đới đến công việc và cuộc sống mặc dù có nhiều kinh nghiệm với sự suy thoái kinh tế (chắc chắn sẽ đến).

Thêm nữa, quá trình miễn nhiễm khỏi Covid-19 (immunity) vẫn là một câu hỏi mở, liệu dịch có bùng lên trở lại khi số ca nhiễm giảm xuống rất thấp kéo theo quá trình buông lỏng xã hội dần dần (rồi chúng ta lại phải tiến hành lại quá trình tốn kém trên). Giáo sư Gans trích dẫn phân tích của đồng nghiệp Richard Baldwin (tổng biên tập của VoxEU) để minh họa sự khác biệt giữa đường cong hàm mũ và đường cong dịch bệnh (epi-curve). Baldwin cho rằng chúng ta đang tiếp cận dịch bệnh giống như bộ phim Holywood “World War Z” nơi một zombia (xác sống) nhân đôi lên 2, rồi lên thành 4 cho đến khi không thể kiểm soát – một kiểu hàm mũ điển hình.

Tuy nhiên tiếp cận với dịch bệnh coronavirus theo cách trên là không đầy đủ, chúng ta cũng cần quan tâm đến đường cong dịch bệnh (epi-curve – vốn quen thuộc bởi nó minh họa diễn tiến của cúm mùa hàng năm) song song với hàm mũ (nếu chỉ quan sát một hàm riêng lẻ chúng ta rất dễ đánh giá quá thấp hoặc hoặc quá cao dịch bệnh). Đường epi có dạng sóng sin mô tả cách dịch bệnh quay lại khi đã được kéo xuống thấp. Giáo sư Gans cũng đề cập đến miễn dịch cộng đồng (herd immunity) một quan điểm đang gây tranh cãi như một khoản đầu tư trong tương lai (mô hình có vẻ như được Anh áp dụng). Rõ ràng việc làm phẳng đường cong cũng đi kèm với tăng cường năng lực của hệ thống chăm sóc y tế (như cách Trung Quốc nhanh chóng xây hệ thống bệnh viện mới) – đây là ưu tiên cao nhất hiện nay.

Nhân loại nói chung và các quốc gia nói riêng sẽ bước vào giai đoạn chiến sự căng thẳng (như Thế Chiến Hai): toàn bộ nền kinh tế sẽ chuyển qua sản xuất quân sự (phân phối nguồn lực dựa trên thị trường tự do chuyển qua kinh tế kế hoạch hóa), quân đội sẽ mở rộng sang địa hạt chăm sóc sức khỏe, công dân sẽ bắt buộc phải tham gia dịch vụ công bắt buộc (khi trường học hay công ty đóng cửa để giảm tải hệ thống y tế) bên cạnh đó là Một kế hoạch Manhattan để tìm kiếm vắc xin (đặt theo tên dự án tạo bom nguyên tử của Mỹ).

Bài của MIT:

Flattening the Coronavirus Curve Is Not Enough
Addressing the growing pandemic requires a new mindset and it requires it quickly.

Bài trên VOXEU của Richard Baldwin:

It’s not exponential: An economist’s view of the epidemiological curve
The spread of COVID-19 is not going to follow an exponential curve – and grave errors will follow if analysts believe it will. The number of new cases rises rapidly, peaks, and then declines. It’s

Theo dõi tình hình dịch live:

Coronavirus Dashboard
Live coronavirus dashboard tracker. See data, maps, social media trends, and learn about prevention measures.