Mô hình Madison
Mô hình Madison là một triết lý thực thi các công việc của Tổng Thống hay các quyền được hiến định của nhánh lập pháp trong Hiến pháp Hoa Kỳ. Được James Madison, một trong những “cha già” lập quốc, “cha đẻ” của Hiến pháp, đồng thời là tổng thống thứ tư của Hoa Kỳ giới thiệu lần đầu tiên. Mô hình Madison là cấu trúc của chính phủ trong đó quyền lực được chia làm ba nhánh: hành pháp, lập pháp và tư pháp.
Theo Madison chính phủ cần được tổ chức theo cách thức nhằm tránh việc phải chịu đựng sự chuyên quyền của một phe nhóm trong quốc hội cho dù là đa số hay thiểu số. Mô hình chính phủ này sẽ khiến không một nhánh nào trong hệ thống có thể tích lũy đủ quyền lực để ảnh hưởng tới những nhóm khác thậm chí trong trường hợp xấu nhất sẽ thống trị toàn bộ. Sự chia tách quyền lực này được thực hiện theo chức năng công việc đồng thời theo con người. Đây là kết quả của việc phân chia: Quốc hội thông qua luật, tổng thống thực thi luật và tòa án diễn giải luật. Mỗi nhánh trong ba nhánh của chính phủ sẽ độc lập với các nhánh còn lại (tam quyền phân lập) nhưng phải phối hợp với nhau để thực hiện công việc quản trị quốc gia.Madison cũng đồng thời nêu bật sức mạnh của chế độ liên bang khi đi cùng một nguyên tắc phân chia quyền lực hợp lý. Trong Luận cương về chính quyền Liên bang, tham luận số 51 (Federalist Papers), Madison đã mô tả niềm tin của ông về sự cân bằng quyền lực là tối cần thiết cho sự tồn tại của chính quyền. Cụ thể ở mục số 2:
“ Điều đặc biệt quan trọng của một nền cộng hòa là không chỉ bảo vệ xã hội chống lại sự áp bức từ nhà cầm quyền mà còn phải đảm bảo trong một xã hội có nhiều thành phần, không có thành phần (đa số) này đối xử bất công với thành phần khác (thiểu số). Vì có nhiều giai tầng khác nhau trong xã hội nên cũng có nhiều mối quan tâm/lợi ích (interest) khác nhau cùng tồn tại song song. Khi có một phe đa số được thống nhất quanh một mối quan tâm hay lợi ích, quyền của nhóm thiểu số còn lại chắc chắn sẽ bị đe dọa. Chỉ có hai cách để chống lại mãnh lực ma quỷ (evil) này:
- Cách thứ nhất là tạo ra ý chí quốc gia độc lập (will) không phụ thuộc vào đa số dân chúng – hoặc bản thân xã hội
- Cách thứ hai là làm cho dân chúng phân chia ra thật thành nhiều thành phần khác nhau (với mô tả tách biệt, định danh khác nhau – separate descriptions) qua đó khiến cho việc tập hợp lại thành phe đa số có khả năng áp bức (unjust) thì hầu như không thể xảy ra (improbable/impracticable)
Cách thứ nhất phổ biến ở các chính phủ sở hữu quyền lực nhờ kế thừa (hereditary) hoặc qua tự chỉ định (self-appointed) mà không dựa trên thỏa thuận với nhân dân. Cách này, dù ở trạng thái tốt nhất, lại có tính đảm bảo (security) rất bấp bênh bởi nếu chính quyền không dựa trên nhân dân thì rất có thể chính quyền sẽ có lúc buộc phải ủng hộ hoặc quyền lợi của đa số, hoặc quyền lợi của thiểu số và đôi khi vì thế lại dẫn đến việc chống đối lại hai phe.
Cách thứ hai sẽ được áp dụng trong nền cộng hòa liên bang Hoa Kỳ. Chính quyền (Authority) được khởi nguồn từ nhân dân/xã hội (society) và phụ thuộc vào nhân dân, nhưng bản thân nhân dân/xã hội đã được chia ra thành nhiều đảng phái (parts) khác nhau với quyền lợi (interests), giai tầng (classes) khác nhau do đó quyền lợi của mỗi cá nhân (hoặc của nhóm thiểu số) sẽ ở trong trạng thái ít nguy hiểm hơn khi đối diện với xu hướng kết hợp nhóm lợi ích lại thành phe đa số. Trong một chính quyền cộng hòa tự do, quyền tự do chính trị của công dân (civil rights) cũng phải giống như là quyền tôn giáo vậy. Nó bao hàm một mặt trong sự đa dạng các nhóm lợi ích chính trị hoặc kinh tế (interests) khác nhau và mặt khác là ở các nhóm tôn giáo (sects) khác nhau. Tính bảo đảm của chính quyền (security) lúc này sẽ phụ thuộc vào số lượng các nhóm lợi ích và tôn giáo (càng nhiều càng tốt), và do đó chúng ta có thể giả sử việc này cũng phụ thuộc vào sự mở rộng của quốc gia cùng số lượng người mới kéo tới gia nhập dưới lá cờ của một chính quyền chung.
Nhận định này giúp chúng ta nhìn thấy hình thức liên bang thích hợp quả là có nhiều điểm thuận tiện, và nếu các tiểu bang không kết hợp thành một liên bang rộng lớn, mà trái lại, lại kết hợp thành nhiều liên hiệp dựa trên các lý do quyền lợi hoặc địa dư giống nhau, thì sẽ đi tới cấu tạo thành nhiều nhóm đa số hung hãn trong nhân dân/xã hội mỗi liên hiệp. Quyền lợi của mỗi nhóm công dân sẽ không được bảo đảm chắc chắn (security) và các tiểu bang độc lập sẽ có thể đánh mất tính độc lập của mình do tranh chấp.
Công lý là mục tiêu của chính quyền và cũng là mục tiêu của xã hội dân sự. Công lý cũng đồng thời là một mục tiêu đã từng đạt được của cả xã hội cho đến khi tự do bị mất đi hoặc chưa có và đang được tiếp tục theo đuổi. Khi một xã hội có thể tồn tại dưới hình thức mà phe mạnh hơn dễ dàng kết hợp với nhau và đàn áp phe yếu hơn thì tình trạng hỗn loạn sẽ trở thành một trạng thái ngự trị tự nhiên đã được tiên đoán trước, nơi mà cá nhân yếu thế không có gì bảo đảm để chống lại bạo lực của những kẻ mạnh hơn. Lúc đó, nhân dân chỉ có thể cầu mong một chính thể mà chính quyền có thể che chở cho cả kẻ khỏe lẫn kẻ yếu. Trong một nước cộng hòa liên bang rộng lớn như nước Mỹ, xã hội chia ra quá nhiều đảng phái, quyền lợi và các tôn giáo khác nhau nên sự liên kết để tạo thành một đa số rất hiếm khi xảy ra dưới bất kì một nguyên tắc nào khác ngoại trừ hai nguyên tắc là “công lý/justice” và “lợi ích cho xã hội/general good”. Thiểu số không sợ đa số, đa số cũng không có lý do (less pretex) để giúp cho chính quyền cấu tạo một ý chí quốc gia biệt lập khỏi ý chí của nhân dân và để đè nén nhân dân. Như vậy, nếu nhân dân và lãnh thổ càng trở nên rộng lớn thì nước cộng hòa càng có thể tiến tới dân chủ.”
Điều này chia sẻ cùng ý tưởng với Triết gia Pháp Baron de Montesquite, người đã đã mô tả về việc phân chia quyền lực cùng lý thuyết kiểm tra & cân bằng (check & balance) trong cuốn sách Tinh thần Pháp Luật/The Spirit of the Laws từ những năm 1748. Madison đã tự mô tả quyền lực của văn phòng mình trong Hiến pháp Hoa Kỳ. Bao gồm: Đề cử các Thẩm phán tối cao + Kí các đề xuất lập pháp (bill/legislation) thành luật + Thương thảo các hiệp ước + Tổng tư lệnh Quân Đội Hoa Kỳ. Qua đó ông thiết lập cơ sở quyền lực cho Tổng Thống kiêm Tổng tư lệnh Tối cao Hoa Kỳ cho tới ngày hôm nay.