Năm 2020 - Tiên đoán và thực tế

Năm 2020 - Tiên đoán và thực tế

Giáo sư về chính sách công tại đại học Duke (hiện đang công tác tại Viện Brookings), Indermit Gill, bóc tách lại các tiên đoán của tờ The Economist về "Thế giới 2020", được phát hành đầu tháng 11/2019, thời điểm cả thế giới không hay biết biến cố chợt diễn ra ở Vũ Hán có thể lật ngược mọi thứ. Nội dung của báo cáo được Daniel Franklin (biên tập viên) tổng hợp từ mạng lưới chuyên gia của The Economist. Trong đó tiên đoán nhiều điều tiêu cực sẽ diễn ra: nước Anh bị chia rẽ, phá hoại và thu hẹp ảnh hưởng do Brexit, đe dọa hạt nhân gia tăng, cùng ảnh hưởng tiêu cực của Instagram đến bầu cử Hoa Kỳ.

Song hành cùng tích cực: Trung Quốc trở thành một xã hội khá giả (Tiểu Khang - moderately prosperous), thành công vang dội của Thế vận hội Tokyo, chủ nghĩa tư bản "xanh" (green captalism) trở thành khái niệm thịnh hành (hướng tới phát triển bền vững), cả thế giới ăn mừng kỷ niệm Beethoven (nhà soạn nhạc Đức), Raphael (họa sĩ Phục Hưng của Ý), Florence Nightingale (người sáng lập nhà điều dưỡng), và James Bond, thậm chí viễn cảnh Tổng Thống Trump thua cuộc trong kỳ bầu cử sắp tới.

Tuy nhiên trong báo cáo dài 150 trang, phần lớn không đề cập trực diện đến "dịch bệnh" đồng thời tin rằng "suy thoái kinh tế" diện rộng không thể diễn ra (dù Mỹ Trung đang thương chiến căng thẳng). "Gia Cát Dự" của The Economist xoáy sâu vào viễn cảnh của 15 ngành công nghiệp và các nền kinh tế lớn đồng thời phân loại theo chỉ báo thời tiết: mưa (tiêu cực), bình thường (fair), nắng (tích cực). Trong đó tăng trưởng GDP rất sáng sủa: Guyana 35% (một nước ở Nam Mỹ vừa đẩy mạnh khai thác dầu ngoài khơi trước khi giá dầu giảm, khó ai có thể hình dung là Nga và Ả Rập Saudi lại bất đồng), Ấn Độ xếp thứ 10 với 6,7%, Trung Quốc 6,1 % (trước khi Covid-10 diễn ra, World Bank tiên đoán tăng trưởng kinh tế của Ấn Độ là 5% và Trung Quốc là 5,9%). Đặc biệt hơn cả là viễn cảnh "sáng sủa" (Sunny) của y tế thế giới - báo cáo đã bỏ qua thảm họa Covid-19.

Warren Buffett, người có lẽ hiểu thị trường hơn bất cứ ai, từng nói: "Việc dự đoán chỉ giúp bạn hiểu hơn về người đưa ra viễn cảnh chứ không tiết lộ bất cứ điều gì trong tương lai". Gill dẫn lại một tiên đoán kinh tế 2020 khác được thực hiện bởi hệ thống robot thông minh ở Silicon Valley mang tên GPT-2 (bằng mô hình ngôn ngữ phi giám sát - unsupervised language model):

(1) Có nhiều hỗn loạn trong kinh tế thế giới
(2) Trung Quốc đón nhận nhiều thay đổi lớn
(3) Tổng Thống Trump sẽ bị đánh bại trong kì bầu cử

Ở thời điểm tháng 4 ảm đạm này, rất khó để chúng ta không đồng ý với điều 1 và 2 của trí tuệ nhân tạo GPT-2. Nền kinh tế thế giới hiện tại đang trở nên thiếu chắc chắn hơn so với hai tháng đầu khủng hoảng tài chính 2008, Trung Quốc rất có thể quay về thời kì "nguy hiểm" như kỷ nguyên Mao (Mao Trạch Đông) qua nỗ lực kiềm chế Covid-19 của Đảng Cộng Sản (CPP). Rõ ràng GPT-2 làm tốt hơn các chuyên gia của The Economist. Máy móc có lẽ đã học nhanh hơn và tiên đoán chính xác cẩn trọng hơn con người. Điều này khiến cho tiên đoán "kinh tế" sắp tới của nhóm người đến từ các định chế quốc tế như IMF (Quỹ Tiền Tệ Thế Giới) hay World Bank (Ngân hàng thế giới) rất có thể không đáng tin cậy. Chúng ta hãy chờ xem điều thứ 3 của GPT-2 có thành sự thật.

Video về tiên đoán của The Economist:

Bài của Gill trên Brookings

The World in 2020, as forecast by The Economist
Indermit Gill looks back at The Economist’s predictions for 2020.