Người giúp Hitler cướp vàng

Người giúp Hitler cướp vàng

Cuốn sách với tựa: “Tháp Basel – Lịch sử Ngân Hàng bí mật kiểm soát thế giới” của Adam Lebor tiết lộ rất nhiều thông tin thú vị (hay thuyết âm mưu) quanh sự hình thành của một định chế toàn cầu quyền lực (1930) – Ngân hàng Thanh Toán Quốc Tế (Bank for International Settlements hay BIS). Đây là câu lạc bộ dành cho những nhân vật quyền lực đứng đầu ngân hàng trung ương các nước (central bankers) nhằm giúp họ sẽ thiết lập một trật tự tài chính toàn cầu dựa trên các nguyên tắc hoạt động tương tự như hệ thống ngân hàng trung ương Mỹ (cụ thể là FED, được thành lập cách đó hai thập kỷ).

Từ kế hoạch ban đầu do Owen D. Young phác thảo (Chủ tịch của GE) cùng sự phối hợp với nhóm tài phiệt “kinh tế và chính trị” như J.P Morgan, Thomas W. Lamont, S. Parker Gilbert, Gates W. McGarrah và Jackson Reynolds, BIS dần dần hình thành để hiện thực hóa mô hình FED New York ra toàn cầu. Bài báo dưới đây (cũng của Adam Lebor) đã lược hóa nội dung chính yếu trong sách, mô tả lịch sử BIS thông qua Thomas McKittrick, cựu chủ tịch BIS trong giai đoạn phức tạp của thế chiến Hai. Bài viết đào sâu vào “kế hoạch Harvard” (chiến tranh tâm lý với châu Âu nhằm chống Nazi do một số cựu sinh viên Harvard tiến hành) cùng những nỗ lực bảo vệ BIS của anh em nhà Dulles (John Foster Dulles – cựu ngoại trưởng Hoa Kỳ và Allen Welsh Dulles – giám đốc CIA) trước các bằng chứng rõ ràng kết tội BIS tham gia hỗ trợ cho mạng lưới kinh tài của Phát Xít (như một chi nhánh của Reichsbank – Ngân hàng Trung Ương Đức).

Sự va chạm trên minh họa một mạng lưới dày đặc các lợi ích đan chéo trong Thế chiến Hai – trong khi phần lớn nhân dân đang oằn mình hy sinh trong chiến tranh thì phía sau hậu trường BIS, các nhà đại tư bản châu Âu (chống hay không chống Phát Xít), chủ ngân hàng (cùng các chính trị gia) đang ra sức bảo đảm lợi ích liên đới của mình. Mục tiêu của BIS trong thế giới hiện đại là “nhằm phát triển hệ thống tiền tệ và hợp tác tài chính toàn cầu cho ngân hàng trung ương các nước”. Việt Nam, Ma Rốc và Kuwait là những thành viên mới nhất của BIS trong năm 2020.

Trụ sở BIS

Sau khi Thomas McKittrick, cựu chủ tịch của Ngân hàng Thanh toán Quốc Tế (BIS – Bank for International Settlements) qua đời tại một nhà dưỡng lão ở New Jersey năm 1970 vào độ tuổi 81, tuần báo New York Times đã tri ân ông như một chuyên gia tài chính hay đầu tư (financier) lão luyện của thế giới. Bảng cáo phó mô tả ông là một quí ngài đầy dũng khí khi dám tham dự trực tiếp cuộc họp ngân hàng tổ chức ở Thụy Sĩ năm 1940, “nơi đang nằm trong tầm ngắm tên lửa của hai nước đối đầu Pháp – Đức”, trong khi một số đồng nghiệp khác lại chỉ dám bình bầu (voted) thông qua trung gian hay ủy nhiệm (proxy). Tuy nhiên, giống như nhiều bản cáo phó khác, thông báo qua đời của McKittrick dường như đã quan trọng hóa quá mức sự nghiệp của ông khiến nó trông khác đi bản chất thực sự.

Từ năm 1940 đến 1946, McKittrick, người đứng đầu tổ chức BIS (trụ sở đặt tại Basel), đóng một vai trò tối quan trọng trong việc tiếp tay cho cuộc chiến tranh của Hitler – đồng thời song song với công việc trên, ông cũng góp phần tiết lộ các thông tin chi tiết về các đồng nghiệp Nazi (gián điệp) cho mạng lưới bạn bè của mình ở Washington, DC. Dưới sự giám sát của McKittrick, BIS sẵn sàng chấp nhận vàng do Nazi cướp được, tiến hành các thỏa thuận trao đổi ngoại hối cho Reichsbank (Ngân hàng Trung ương Đức), đồng thời công nhận sự xâm lược, chiếm đóng và sáp nhập các nước xung quanh do Nazi thực hiện. Bằng cách thức trên, tổ chức này đã hợp pháp hóa vai trò của ngân hàng quốc gia ở các nước bị chiếm đóng (occupied countries) nhằm chiếm lấy các tài sản do người Do Thái sở hữu. Thật ra, BIS đóng vai trò thiết yếu cho toàn bộ kế hoạch của Nazi. Phó chủ tịch Reichsbank, Emil Puhl – người sau này đối diện với các cáo buộc vi phạm tội ác chiến tranh – đã tiết lộ BIS chính là chi nhánh ngân hàng nước ngoài duy nhất của Reichsbank. Trong những tháng cuối cùng của chiến tranh, khi lính Mỹ còn đang chiến đấu ở châu Âu (American GIs), McKittrick đã đứng ra sắp xếp các thỏa thuận với nhóm “các nhà đại công nghiệp” (industrialists) Nazi nhằm đảm bảo an toàn cho các khoản lợi nhuận của họ sau chiến thắng của phe Đồng Minh.

Nhưng McKittrick cũng là một đầu mối liên lạc quan trọng giữa hai phe Đồng Minh (Allies) và Phát Xít (Nazis) giúp chuyển thông tin qua lại giữa Washington và Berlin. Mối quan hệ giữa ông và Đế chế Thứ Ba được khuyến khích bởi một số bộ phận trong Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, nằm dưới sự lãnh đạo của Văn Phòng Dịch Vụ Chiến Lược (Office for Strategic Services), tiền thân của Cơ Quan Tình Báo Trung Ương Hoa Kỳ hay CIA (Central Intelligence Agency). Ông cũng đồng thời đóng vai trò là kênh giao tiếp phi chính thức (back-channel) giữa nhóm lợi ích “kinh doanh” chống Phát Xít ở Đức và nước Mỹ – và cuối cùng tham gia công việc duy trì sức mạnh công nghiệp của Đức sau chiến tranh, vượt qua sự chống đối của nhân vật lừng lẫy khi đó – Bộ Trưởng Bộ Ngân Khố Henry Morgenthau.

McKittrick sinh năm 1889 ở St, Louis (thành phố nơi mình từng ghé, giờ đây là trung tâm công nghệ tài chính lớn thứ hai ở Mỹ sau New York), tốt nghiệp trường Harvard vào năm 1911. Ông gia nhập Lục quân Hoa Kỳ vào năm 1918, giai đoạn cuối của Chiến tranh Thế giới thứ I, sau đó được gửi đến Liverpool, Anh. Tại đây, ông tham gia hỗ trợ hoạt động tình báo quân sự Anh, giám sát để đảm bảo không có điệp viên nào sử dụng khu bến tàu (docks) để vào ra đất nước một cách bí mật. Sau thỏa thuận ngừng bắn tháng 11 năm 1918, McKittrick được gửi đến Pháp để làm việc cho lực lượng chiếm đóng của Đồng Minh (occupation forces). Một năm sau, ông quay trở lại New York và bắt đầu công việc tại Lee, Higginson & Company, một hãng đầu tư danh tiếng ở Boston.

Vào năm 1921, McKittrick được gửi đến London để làm việc cho chi nhánh của hãng ở Anh, đồng thời trở thành “partner” (đối tác đầu tư). Ông nhanh chóng xây dựng một mạng lưới các mối liên hệ quốc tế rất ấn tượng. Đại đa số thời gian ông dành cho các công việc liên quan đến cho vay và đầu tư của Đức, nhiều trong số đó được sắp xếp bởi John Foster Dulles, người sau này trở thành một luật sư danh tiếng tại hãng luật quyền lực Sullivan & Cromwell (và Ngoại trưởng Hoa Kỳ dưới quyền Tổng thống Dwight D. Eisenhower). McKittrick tận hưởng thời gian của mình ở London đồng thời chuyển hóa thành một quý ông Ăng Lê kiểu cách, người buộc quản gia phải ủi thẳng bản sao tờ Thời Báo London (Times of London) mỗi sáng cho ông đọc.

Mối liên hệ giữa McKittrick và BIS bắt đầu vào năm 1931, khi ông tham gia Ủy Ban Trọng Tài về Tín Dụng Đức (German Credits Arbitration Committee), nhằm giải quyết các bất đồng liên quan đến ngân hàng thương mại Đức. Một trong hai thành viên khác là Marcus Wallenberg, thuộc Ngân hàng Enskilda của Thụy Điển, cũng chính là người hướng dẫn McKittrick về sự phức tạp của tài chính quốc tế. Marcus cùng anh trai mình Jacob là hai giám đốc ngân hàng (banker) quyền lực nhất trên thế giới khi đó. Trong suốt thời gian chiến tranh, anh em nhà Wallenberg đã sử dụng Ngân hàng Enskilda để thương thảo cùng lúc với cả hai phe (Đồng Minh và Phát Xít), qua đó kiếm được khoản lợi nhuận khổng lồ. (Người cháu trai Raoul của họ là ân nhân đã cứu sống được hàng chục ngàn người Do Thái ở Hungary, nhưng sau đó lại bị những người chú của mình bỏ rơi và biến mất trong một khu trại cải tạo lao động của Xộ Viết (gulag)). Vào tháng 5/1939, McKittrick được đề cử cho vị trí chủ tịch BIS và ông đã không ngần ngại chấp nhận công việc mới này. Marcus Wallenberg bỗng nhiên trở thành một cố vấn quan trọng cho vị tân chủ tịch, ông đã hướng dẫn cho “banker” người Mỹ này cách thức thiết kế hay thương thảo các con đường/chính sách nhằm hòa hợp các cường quốc chống đối nhau ở châu Âu – điều mà nhà Wallenberg từng làm một cách nhuần nhuyễn.

Ban đầu, lựa chọn đưa McKittrick vào vai trò này gây một ấn tượng “tò mò” bởi áp lực to lớn của việc vận hành một ngân hàng có tầm ảnh hưởng bậc nhất thế giới, đặc biệt là trong bối cảnh chiến tranh. Thêm nữa, ông được đào tạo là một luật sư, do đó thiếu các kinh nghiệm trực tiếp với các ngân hàng trung ương. Nhưng điều này không quan trọng, McKittrick là nhân vật kết nối lý tưởng giữa hai phe: ở thời điểm nhậm chức năm 1940, trong tư cách người Mỹ, ông đáp ứng yêu cầu “phải là công dân của một quốc gia đứng trung lập” (nhưng sau đó thay đổi) giữa hai phe Phát Xít và Đồng Minh. Ngoài ra, tổ chức này cũng cần tận dụng các kết nối tuyệt vời của ông với Washington, Wall Street, London và Berlin.

BIS được sáng lập năm 1930 ở Basel, nơi tọa lạc trụ sở của họ còn tồn tại đến hôm nay. Dường như ban đầu tổ chức này được thiết lập dưới nền Kế Hoạch do Young tạo ra (Young Plan – Owen D. Young, một trong sáu nhà sáng lập BIS) nhằm giám sát các khoản chi trả khắc phục chiến tranh của Đức trong Thế chiến I, mục đích thực sự của định chế này được mô tả chi tiết trong quy chế của nó: “thúc đẩy hợp tác của các ngân hàng trung ương và cung cấp các phương tiện bổ sung cho hoạt động tài chính quốc tế.” Sự hình thành của BIS là giấc mơ kéo dài nhiều thập kỷ của nhóm ngân hàng trung ương (central bankers) nhằm tạo lập một ngân hàng “tập trung” của riêng mình – quyền lực, độc lập, và thoát khỏi sự can thiệp của các chính trị gia cùng nhóm phóng viên ồn ào (ám chỉ truyền thông). Theo các điều khoản của hiệp ước “sáng lập”, tài sản của ngân hàng này không bao giờ bị tịch thu, thậm chí trong thời gian chiến tranh. Điều tài tình hơn cả là BIS có khả năng tự vận hành (self-financing) bằng tiền của mình và sẽ luôn luôn như vậy. Tổ chức này chọn Gates McGarrah, một giám đốc ngân hàng người Mỹ, làm chủ tịch đầu tiên, người “hoàn toàn thoát khỏi bất kỳ sự kiểm soát chính trị hay chính quyền nào.”

Đóng đô tại một địa điểm trước kia từng là khách sạn gần ga tàu trung tâm của Basel, BIS dần trở thành trụ cột chính yếu cho hệ thống tài chính toàn cầu (quốc tế) trong bối cảnh khủng hoảng tài chính. Tổ chức đã thực hiện các đợt cứu trợ tài chính (bailouts) cho Áo, Tây Ban Nha và Hungary. BIS cũng cung cấp dịch vụ ngân hàng cho các ngân hàng trung ương. Báo cáo thường niên về trạng thái của nền kinh tế toàn cầu do BIS thực hiện được Bộ Ngân Khố các nước tham khảo như một yêu cầu bắt buộc. Mỗi tháng, BIS tiến hành hội ngộ một vài giám đốc hay chủ tịch ngân hàng trung ương quyền lực nhất trên thế giới, trong điều kiện bí mật tuyệt đối, để thảo luận về kinh tế thế giới. Các phóng viên bị cấm tham dự, thậm chí ngay cả việc quan sát căn phòng nơi các giám đốc đã họp và rời đi. Đó là một “băng đảng” các giám đốc ngân hàng trung ương (central bankers), dưới sự hỗ trợ của những người bạn phố Wall, bao gồm John Foster Dulles, ngoại trưởng tương lai của nước Mỹ, đóng vai cho chính yếu cho việc tái thiết nước Đức sau Thế chiến I – một dự án tiếp tục cả sau khi Hitler nắm quyền lực năm 1933.

Trước khi chuyển đến Basel, McKittrick đã xây dựng hình ảnh bản thân thành người đưa tin đáng tin cậy cho Mỹ. Cụ thể vào tháng 10/1939, các luật sư của Ernst Hanfstaengl, cựu trưởng bộ phận tuyên truyền của Hitler, đã yêu cầu McKittrick viết một lá thư giới thiệu (hay đề cử) đến cho các khách hàng (clients). Hanfstaengl cũng tốt nghiệp Harvard, từng sống ở New York và có kết nối rất tốt đến mạng lưới tinh hoa Mỹ. Ông ta trở về Đức để trở thành một trong những người đầu tiên ủng hộ Hitler. Hanfstaengl được chỉ định trở thành trưởng bộ phận báo chí ngoại quốc (foreign press) năm 1931 và công việc chính yếu của ông là thể hiện một khuôn mặt phức tạp, dung hòa đến các nhà báo. Tuy nhiên, cách hành xử lạ lùng, thiếu tính hài hước, cùng mối quan hệ thân cận với Hitler đã tạo cho ông nhiều kẻ thù, ông ta chạy trốn năm 1938, cuối cùng kết thúc tại một nhà tù của Anh. McKittrick gần như sẽ đưa ra tuyên bố cựu phát ngôn viên của Nazi (spin doctor) sẽ không hành động chống lại lợi ích của nước Anh nếu để ông ta tự do – mặc dù không rõ làm thế nào mà McKittrick nhận định như vậy. Hanfstaengl sau đó được thả ra và gửi đến Mỹ, nơi ông phải khai hồ sơ tâm lý dành cho các nhà lãnh đạo Nazi theo yêu cầu của tình báo Hoa Kỳ.

McKittrick ngưỡng mộ nhiệt thành nước Đức mới, đây cũng là góc nhìn phổ biến trong vòng tròn kinh doanh và xã hội của ông khi đó, một nhóm người có thái độ nước đôi (ambivalent) đối với dân Do Thái. Sau sự kiện Kristallnacht (Đêm Thủy Tinh hay Kính Vỡ), cuộc bạo động chống Do Thái ở Đức diễn ra tháng 11/1938, ông dùng các mối liên hệ cá nhân để hỗ trợ thầy đạo Israel Mattuck (rabbi) của Liberal Jewish Synagogue (Hội đường Do Thái Tự do) ở London tổ chức nhập cư cho người Do Thái ở Đức (chạy trốn Nazi). Mattuck đã viết lại một ghi chú gửi gắm sự biết ơn chân thành đến cho McKittrick. Sau đó vào tháng 8/1942, Paul Dreyfus, một giám đốc ngân hàng ở Basel (thuộc một gia tộc ngân hàng kì cựu ở Thụy Sĩ), đã yêu cầu McKittrick viết một lá thư giới thiệu ông ta đến cho Leland Harrison, đại sứ của Mỹ tại Thụy Sĩ. McKittrick đồng ý tuân theo nhưng sau đó đã nói rõ cảm giác của ông về Dreyfus trong một lá thư riêng gửi tới Harrison. Gã này, giống như những gì ngài ngờ ngợ, một tên Do Thái, nhưng lại là kiểu mẫu tốt, người làm tất cả những gì anh ta có thể để cứu giúp sắc dân kém may mắn này.”

McKittrick bắt đầu làm việc tại Basel vào tháng 1/1940. Sự bùng phát của chiến tranh ở châu Âu đẩy ban quản lý BIS đứng trước các quyết định sống còn. Khi đó có 3 lựa chọn: thanh lý ngân hàng, tiết giảm quy mô và ngủ im lìm cho đến khi chiến sự kết thúc, hoặc duy trì hoạt động tối đa trong phạm vi tuyên bố bởi chính sách trung lập trước đó. Các giám đốc điều hành buộc phải ẩn danh – đồng thời họ cũng tính đến nhu cầu chuyển vốn xuyên quốc gia tăng vọt sắp tới: BIS cần phải được duy trì để hỗ trợ cho việc tái “xây dựng hệ thống tài chính” sau chiến tranh. McKittrick đảm bảo với các nhà cầm quyền Thụy Sĩ rằng ngân hàng này sẽ luôn duy trì thái độ trung lập, cụ thể như các nhân viên không được phép “dính líu đến bất cứ hình thức hoạt động chính trị nào trên danh nghĩa của tổ chức quốc tế hay chính quyền nào đó.”

Ngân hàng trên thực ra là một hòn đảo “trung lập” lạ lùng. Basel nằm ở phía bắc biên giới Thụy Sĩ, nhìn qua cả Pháp và Đức. Và chỉ cách đó một vài dặm, quân lính của hai phe Đồng Minh và Phát Xít đang đấu súng qua lại đi kèm nhiều thương vong. Nhưng cùng lúc đó tại BIS, nhân sự (với quốc tịch khác nhau) thuộc các phe đối nghịch lại làm việc với nhau trong sự hòa hợp “lịch sự”. Roger Auboin, nhà quản lý người Pháp có một trợ lý người Đức, Paul Hechler, anh là thành viên đảng Quốc Xã (Nazi), người luôn thể hiện kiểu chào Quốc Xã (đi kèm hô to Heil Hitler, nghĩa là Chào Hitler, lãnh tụ Đảng) như một yêu cầu bắt buộc của luật Đức. Rafaele Pilotti, thư ký ngân hàng, lại là người Ý. Cũng có những người quốc tịch Anh cũng làm việc tại nhà băng này. Sau khi nước Pháp sụp đổ, BIS cùng các nhân viên của mình buộc phải tạm thời di tản khỏi Basel khi đoán trước các cuộc tấn công sắp tới của Phát Xít (Nazi). Nhưng quá trình Đức xâm lược Thụy Sĩ không bao giờ trở thành sự thật, Thụy Sĩ vẫn còn quá hữu dụng cho phe Phát Xít trong vai trò trung gian rửa tiền cho vàng của Nazi, một nguồn cung cấp các đồng tiền mạnh (hard currency – ám chỉ dễ chuyển đổi) đồng thời là một kênh tài chính nối đến phần còn lại của thế giới hơn là một vùng đất cần đặt dưới sự cai quản khắt khe của Phát Xít.

Trong một vài trường hợp, tuyên bố trung lập của McKittrick dần bị chứng minh là vô giá trị. Ông và các nhà quản lý nhà băng còn lại đã chuyển hóa BIS thành một nhánh “de facto” (không chính thức) của Reichsbank. Đây không phải là kết quả của sự trì trệ, thụ động hay tính quan liêu lười biếng, mà dựa theo một chuỗi các quyết định chính sách cố ý. BIS chấp nhận vàng mà Nazi vơ vét được từ các quốc gia bị chiếm đóng như Bỉ cho đến tận những ngày cuối cùng của chiến tranh, thậm chí ngay cả khi các quốc gia trung lập từ chối sự cướp bóc này. BIS cũng đứng ra công nhận quá trình hợp nhất “ép buộc” 10 quốc gia khác vào trong Đế Chế Thứ Ba (như Pháp, Bỉ, Hy Lạp, và Hà Lan). BIS cho phép chế độ “chiếm đóng mới” do Nazi cài vào nước sở tại chiếm lấy cổ phần mà nước này sỡ hữu tại BIS, phần bánh mà phe Đồng Minh khi đó chiếm đến 64,7% cổ phiếu có quyền biểu quyết (voting stock). Các buổi họp hội đồng quản trị cũng buộc phải ngưng lại, nhưng Đại hội đồng cổ đông thường niên (Annual General Meetings) thì vẫn được tổ chức nhưng các thành viên thường phải bầu chọn qua trung gian hay ủy nhiệm (proxy).

McKittrick đặc biệt gần gũi với Emil Puhl, phó chủ tịch của Reichsbank, người mà McKittrick mô tả như một người bạn chân chính. Puhl là một trong các giám đốc điều hành của BIS, người thường xuyên ghé thăm Basel. Vào mùa thu 1941, McKittrick đã đưa cho Puhl các hướng dẫn về Lend-Lease, chương trình cung cấp cho phe Đồng Minh vũ khí, đạn dược và các phương tiện chiến tranh khác từ Mỹ. Đạo luật này được thông qua vào tháng Ba cùng năm, và ngay lập tức chấm dứt chính sách trung lập của Mỹ. Nhưng sự dấn thân của Mỹ vào chiến tranh không ảnh hưởng mối quan hệ hiệu quả và thân thiết với Reichsbank. Puhl nhắn thông điệp sau đến cho McKittrick vào tháng 9/1942:”Tính cách lẫn hành xử của ông ta trong công việc kinh doanh không hề gây ra bất cứ phàn nàn nào.”

Reichsbank rất coi trọng mối quan hệ của họ với BIS. Berlin tiếp tục trả lãi xuất cho các khoản đầu tư trước chiến tranh ở Đức, mặc dù các lãi suất này đóng góp cho cổ tức của nhà băng, thứ dùng để chi trả cho các cổ đông, bao gồm Ngân hàng Anh Quốc (Bank of England). Do đó, thông qua BIS, Phát Xít Đức đã đóng góp vào nền kinh tế trong giai đoạn chiến tranh của Anh. Đó là cái giá đáng phải trả, Puhl tin như vậy. Một vài khoản chi trả cổ tức của BIS dành cho các quốc gia mà Nazi chiếm đóng buộc phải đi qua Reichsbank, điều này giúp cho Berlin có thể tiếp cận các giao dịch ngoại hối và cho phép nó tính phí các dịch vụ của mình.

Hermann Schmitz, CEO của IG Farben, tập đoàn hóa dầu khổng lồ của Phát Xít, đồng thời là một thành viên hội đồng quản trị của BIS, đã gửi lời chúc mừng năm mới rất chân thành đến cho MCKittrick vào tháng 01/1941, cụ thể: “Mong những điều tốt đẹp nhất trong Giáng Sinh và Năm mới, mong những điều tốt đẹp nhất trong sinh nhật tuổi 60. Tôi xin gửi đến quý ngài một lời cảm ơn chân thành nhất. Đồng thời cũng mong Ngân Hàng Thanh Toán Quốc Tế (BIS) có một năm thịnh vượng.” Rõ ràng, sẽ thêm một năm thịnh vượng nữa cho IG Farben bởi một trong những chi nhánh của công ty này chịu trách nhiệm sản xuất Zyklon B, khí ga dùng để sát hại hàng triệu người Do Thái.

Trụ sở của IG Farben

Vào mùa đông năm 1942, McKittrick du hành đến Mỹ. Sự trở lại của ông đến New York là đề tài bàn tán của Wall Street. Vào ngày 17/12/1942, Leon Fraser, một banker Mỹ và trước đây cũng từng là chủ tịch BIS, đứng ra tổ chức một bữa tối sang trọng cho McKittrick tại University Club với sự tham dự của ba mươi bảy con người quyền lực nhất nước Mỹ bao gồm doanh nhân, nhà công nghiệp và tư bản tài chính (financiers, industrialists, businessmen). Trong đó có các chủ tịch của Fed New York, ngân hàng National City, The Bankers’Trust, và General Electric, cũng như cựu phó bộ trưởng Ngân Khố và cựu đại sứ Mỹ tại Đức. Standard Oil, General Motors, JP Morgan, Brown Brothers Harriman, một vài công ty bảo hiểm, và Kuhn Loeb cũng gửi các giám đốc điều hành đến. Đây có lẽ là cuộc gặp gỡ lớn nhất của những cá nhân thu lợi lớn từ chiến tranh (profiteers) (thuộc nước Mỹ). Nhiều công ty và ngân hàng, giống như McKittrick, thu về cả một khối gia tài từ các kết nối của họ đến Đức, mạng lưới giúp tạo ra lợi nhuận khổng lồ kể từ khi Hitler nắm quyền năm 1933 cũng như khi chiến tranh bùng nổ năm 1939.

Nhưng mặc dù nắm được những kết nối quyền lực với phố Wall thông qua McKittrick, BIS vẫn chịu áp lực từ phía Bộ Ngân Khố Hoa Kỳ (Treasury Department), nơi Henry Morgenthau và quân sư Harry Dexter White đang có nhiều ảnh hưởng, họ là nhóm đối trọng quyền lực với nhà băng này. White chỉ trích McKittrick rất gay gắt, xem ông là “chủ tịch người Mỹ thu lợi từ làm ăn với Đức, trong khi những công dân khác lại cầm súng chiến đấu chống Phát Xít”. BIS, cũng như nhiều ngân hàng Thụy Sĩ khác, cần có giấy phép (license) để hoạt động ở Mỹ, và đã bị thu hồi vào năm 1941. Sau đó, McKittrick thuê John Foster Dulles để gỡ rối việc này (lấy lại giấy phép). Ông cũng gặp Morgenthau mặc dù cuộc đối đầu này không diễn ra tốt đẹp. Morgenthau rời đi sau 20 phút và nhấn mạnh McKittrick đã dám tư vấn cho các chuyên gia Bộ Ngân Khố.

Chính quyền về sau đã từ chối việc quay lại Basel của McKittirck. Phần lớn thời gian của ông dành để chờ đợi quá trình xem xét lại hộ chiếu do cơ quan OSS (Cơ quan Tình Báo Chiến Lược, tiền thân của CIA) tiến hành, nhằm xem xét thông tin tình báo mà ông đã lượm nhặt được từ các mối liên hệ với Nazi. Một quá trình thẩm vấn dài hơi. Hitler, như McKittrick tiết lộ, đã trở nên quá do dự “Thay vì đề ra một kế hoạch cụ thể và theo đuổi nó quyết liệt, hắn ta thay đổi định hướng liên tục”, một báo cáo từ các buổi phỏng vấn McKittrick ghi lại. “Nhiều tin đồn cho rằng ông bắt đầu uống rượu (xay xỉn)”. McKittrick giải thích, mặc cho tốc độ thương vong gia tăng ở Mặt trận phía Đông (Eastern Front), cùng sự đầu hàng tại Stalingrad, đại đa số người Đức vẫn một mực tin vào sự tuyên truyền của nhà nước. Ông nhắc lại việc một người bạn của ông tại Reichsbank thúc dục ông rời khỏi nước Đức nhanh nhất có thể trong khi bản thân mình vẫn tin vào sự tuyên truyền.

Một trong những tài liệu thú vị nhất mà OSS thu nhặt được từ McKittrick mô tả chi tiết vai trò của ông như là một kênh phi chính thức (back-channel) giữa những người Đức chống Nazi và Hoa Kỳ. McKittrick chia sẻ với OSS, ông nhận được “peace feelers” (một thuật ngữ ngoại giao, mô tả cảm giác cho thấy phe gây chiến sẽ dừng lại các hoạt động hung hãn) từ cả những người Đức chống và không chống Phát Xít hai lần trong một tháng. Tất cả đều cho rằng, ngay cả khi một thỏa thuận nào đó được tiến hành, Đức vẫn duy trì quyền lực “chi phối” ở châu Âu với “cánh tay tự do” (free hand) ở phía đông cùng sự kiểm soát kinh tế to lớn ở Tây Âu. McKittrick cũng nhấn mạnh tương lai của BIS nằm trong kết hoạch thiết lập trật tự sau chiến tranh. Một biên bản ghi nhớ ở OSS tiết lộ: “Khi không quá bận tâm về các thỏa thuận chính trị, tổ chức này giúp cung cấp một không gian thảo luận cho các câu hỏi liên quan đến kinh tế và tài chính sau chiến tranh.” “chỉ cần một hoặc hai năm để đưa châu Âu hoạt động trở lại bằng các cuộc thảo luận quốc tế phi chính thức đặt dưới sự bảo hộ (auspices).”

Adolf Hitler

McKittrick cuối cùng cũng quay trở lại Basel vào tháng 4/1943. Mặc cho nỗ lực vận động hành lang của ông cùng các lời khuyên pháp lý của John Foster Dulles, yêu cầu miễn trừ (exemption) của BIS bị từ chối, các quỹ của nhà băng này ở Mỹ bị đóng băng (frozen). Có rất nhiều người ở Washington đặt câu hỏi tại sao Bộ Ngoại Giao lại cấp mới hộ chiếu cho McKittrick và cho phép ông ta quay trở lại Basel, khi mà việc BIS hỗ trợ nỗ lực chiến tranh của Phát Xít đã quá rõ ràng. Câu trả lời năm ở cách đó 60 dặm ở phía Nam, ở Berne, tại số nhà 23, Herrengasse.

Đó là nơi mà một người bạn cũ của McKittirck, Allen Dulles vận hành một chi nhánh Thụy Sĩ của OSS. McKittrick, cũng được biết đến trong OSS với bí danh 644, người gặp gỡ thường xuyên với Dulles và Đại sứ Hoa Kỳ Leland Harrison. Ba gã đàn ông, như McKittrick nhớ lại, trò chuyện một cách thoải mái “tại những buổi gặp gỡ này hơn bất cứ thời điểm nào khác”. Dulles và Harrison muốn biết tất cả mọi thứ mà McKittrick biết, đặc biệt là các kênh “tiền” của Phát Xít (money channel), (thứ mà McKittrick nắm rất rõ). Điển hình như việc BIS giữ vàng ở Reichsbank, do đó thỉnh thoảng, khi lãi suất trong các khoản đầu tư của nhà băng đến hạn, BIS đã giúp thanh toán bằng vàng của Nazi mà họ nắm. Cũng có lúc, Đức mượn vàng của BIS để giao dịch với các ngân hàng Thụy Sĩ. Sự sắp đặt “dễ dàng” trên không gây bất cứ e ngại nào đối với BIS như McKittrick thổ lộ “chúng tôi biết rõ họ làm gì”. Mối quan hệ gần gũi giữa McKittrick với Emil Puhl, phó chủ tịch của Reichsbank, được Dulles và OSS đánh giá rất cao.

Điện tín số hiệu 3589-90 của OSS, được gửi đi ngày 25/05/1944 – tại thời điểm có hàng ngàn người Do Thái đang bị trục xuất mỗi ngày đến Auschwitz, nơi đại đa số sẽ bị giết chết – ghi nhận nỗi lo sợ của Puhl, không phải vì Đức thua cuộc mà bởi ngân hàng Reichsbank sẽ đánh mất đặc quyền tái thiết chiến tranh:

Các đây không lâu, 644 (ám chỉ McKittrick) đã có hai cuộc hội thoại dài hơi với Puhl ở Reichsbank. Dư âm sau đó cực kỳ buồn bã, không phải bởi suy nghĩ Phát Xít sẽ bị đánh bại, mà bởi, liệu nước Đức có còn thịnh vượng sau đó. Reichsbank đã từng gắn với các kế hoạch tái thiết trước đó, nhưng hiện tại họ không còn nhìn thấy con đường hiệu quả để bắt đầu nỗ lực trên.

Các tài liệu giải mật của OSS tiết lộ McKittrick đóng vai trò trung tâm trong các hoạt động chiến tranh tâm lý (psychological-warfare) của Mỹ được biết đến với cái tên kế hoạch Harvard (Harvard Plan), nhằm hạ thấp nhuệ khí (morale) của giới doanh gia Đức cùng sự ủng hộ của họ với chế độ Phát Xít. Văn phòng OSS ở Stockholm đã phát hành một bản tin thời chiến với tên gọi “Thông tin về các Hoạt Động Kinh Doanh của Đức” nhằm cổ súy: thái độ hợp tác với Đồng Minh sẽ giúp họ có những khoản cổ tức hậu hĩnh khi phe này dành chiến thắng.

Vào ngày 02/01/1945, David Williamson, một viên sức thuộc bộ phận Morale Operation của OSS, gửi một thông điệp đến cho bí danh 110, Allen Dulles. Williamson đề nghị Dulles thiết lập các hoạt động chiến tranh tâm lý ở Thụy Sĩ. Ông đóng gói một số tài liệu phác thảo, những thứ trước đó đã được chuyển đến cho Bộ Ngoại Giao xem xét trước khi phân phối ra ngoài. Nó tiết lộ cách thức McKittrick sắp xếp các thỏa thuận với những nhà công nghiệp Đức nhằm đảm bảo lợi nhuận của họ sau khi chiến tranh kết thúc. “Thỏa thuận mới sẽ đảm bảo lợi ích xuất khẩu của Đức mà ở giai đoạn hai, thu nhập xuất khẩu ít nhất phải bằng với doanh thu trước chiến tranh cho dù việc phá vỡ quá trình kiểm soát “mua bán” (cartel) như dự đoán có diễn ra như thế nào.” Đoạn thứ hai của văn bản chỉ rõ cách thức không quân Đồng Minh đánh bom Đức, thỏa thuận được sắp sếp để bảo vệ các khu vực công nghiệp thiết yếu của Đế chế Thứ Ba.” Những ai thắc mắc về vấn đề này đều được dán nhãn “cánh trái cực đoan”.

Ngài Thomas H. McKittrick, chủ tịch người Mỹ của BIS, đã thông báo quyết định tiếp tục cống hiến cho các thỏa thuận hợp tác sâu rộng giữa giới kinh doanh Đức và Đồng Minh, mặc cho sự chống đối của các nhóm cánh trái cực đoan, nỗ lực này đòi hỏi sự ủng hộ tuyệt đối của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. McKittrick chia sẻ: “Sau chiến tranh, những thỏa thuận như thế này là vô giá”

Đối vối Morgenthau và White, những thỏa thuận như thế này đơn giản là phản quốc (treasonous). Họ mong muốn ngành công nghiệp và sức mạnh mua bán của Đức phải tan vỡ hoàn toàn. Có lúc, nhóm này gần như đã dành chiến thắng trong chính sách “đối ngoại”. Vào tháng 7 năm 1944, phe Đồng Minh gặp gỡ tại Bretton Woods để lên kế hoạch xây dựng hệ thống tài chính sau chiến tranh, nơi ra đời của Quỹ Tiền Tệ Thế Giới (IMF) và Ngân Hàng Quốc Tế về Tái Thiết và Phát Triển (nhánh cho vay của Ngân Hàng Thế Giới). Một giải pháp đã được thông qua, trong đó kêu gọi giải tán BIS sớm nhất có thể.

Nhưng anh em nhà Dulles và các đồng minh của họ đứng ra tranh luận rằng nước Đức cần phải tái thiết nhanh nhất có thể nhằm tạo ra đối trọng chống lại Liên Bang Xô Viết, lý luận này giúp họ dành phần thắng trước phe Morgenthau và White. Nhờ vậy, BIS có thể đưa vàng mà Nazi cướp được trở về và những lời kêu gọi giải tán BIS dần phai mờ. Chỉ trong năm ngoái, BIS đã kiếm được khoản lợi nhuận (không bị tính thuế) gần 1,36 tỷ $ (2012) – một con “số tổng” đầy ấn tượng cho ngân hàng chỉ với 140 khách hàng. Cuối cùng, kế hoạch của McKittrick đã được minh chứng là đúng: các thỏa thuận mà ông đứng ra môi giới thực sự là vô giá.

Sau khi rời khỏi vị trí chủ tịch BIS vào năm 1946, McKittrick được chỉ định là Phó chủ tịch Chase National Bank ở New York (ngân hàng của gia tộc Rockefeller), phụ trách các khoản vay nước ngoài. Ông ta đã từng được tôn vinh bởi những người ăn cắp “hàng hóa” (thông qua vàng cướp được của Nazi mà ông giao dịch). Cũng trong năm ngoái (2012), McKittrick được mời đến Brussels và vinh dự nhận được danh hiệu “Royal Order of the Crown” từ hoàng gia Bỉ. Thông cáo báo chí sự kiện này ghi lại: “đây là sự công nhận thái độ chân thành mà ông dành cho Bỉ cùng những cống hiến khi còn là Chủ Tịch của BIS trong Thế Chiến Hai.”