Obama và dự án OPC

Obama và dự án OPC

Dự án Trung Tâm Tổng Thống Obama (Obama Presidential Center – OPC), công trình nơi Tổng thống thứ 44 và da màu đầu tiên Hoa Kỳ lưu trữ các “di sản cá nhân” (tài liệu, hình ảnh, video, băng đĩa lưu trữ), dự tính sẽ ra mắt vào 2022. Lễ động thổ của dự án đã được dời từ cuối 2018 (dự định hoàn thành 2020 hay 2021) nay phải kéo đến 2020 do những rắc rối pháp lý cùng tranh cãi quanh địa điểm xây dựng. Tọa lạc tại Công Viên Jackson, dự án được kỳ vọng sẽ cải thiện một cộng đồng thu nhập thấp khó khăn bằng cách thu hút khách du lịch, tạo công ăn việc làm đồng thời thu hút các khoản đầu tư quy mô lớn hơn. Tuy nhiên một nhóm các nhà hoạt động môi trường đã đứng ra ngăn cản OPC khỏi việc chiếm dụng đất của một không gian công cộng lịch sử. Công viên Jackson là một cái tên nằm trong danh sách của NRHP (National Register of Historic Places), một cơ quan liên quan chuyên theo dõi các địa điểm, khu vực, công trình, cấu trúc và vật thể cần được bảo tồn bởi giá trị lịch sử. Nhóm Bảo vệ Công Viên Của Chúng Ta (Protect Our Parks) do Herbert L. Caplan dẫn dắt gần đây đã khiếu kiện thành phố Chicago và Quận Công Viên (Park District) vì đứng ra bảo kê dự án. Project Our Parks được tổ chức lần đầu vào năm 2007 nhằm ngăn chặn Trường Latin (Lation School) khỏi việc chuyển hóa một cánh đồng cỏ tự nhiên ở Công viên Lincoln thành một sân bóng nhân tạo nhưng thua cuộc. Tuy nhiên họ đã giúp đẩy vấn đề đến tận Tòa Tối Cao Illinois. Trận chiến tiếp theo này giữa Caplan và Obama có vẻ sẽ có kết cục tương tự, hội đồng Thành Phố đã chuẩn thuận một số thang đo “pháp lý” cho việc thi công OPC. Lý lẽ tranh cãi giữa hai bên rất tiêu biểu: “chiếm dụng đất bất hợp pháp” “trò chơi vỏ sò” (shell game) đối chọi với “đem đến cơ hội kinh tế cho vùng South Side bị bỏ rơi”.

Hình render OPC

Tổng vốn đầu tư OPC là 500 triệu $, đắt gần gấp đôi di sản tương tự của George W. Bush: Bảo tàng và thư viện Tổng Thống (Presidential Library and Museum – 250 triệu $) với thời gian thi công 30 tháng hay của Bill Clinton: Thư viện và Bảo tảng Tổng thống William J.Clinton với chi phí 165 triệu $ cùng thời gian 36 tháng. Đơn vị đứng ra kêu gọi vốn cho dự án chính là quỹ của gia đình Obama: Obama Foundation. Năm ngoái họ đã kêu gọi được tổng cộng 165 triệu $ (có suy giảm trong 2019). Trong đó, gần 31 triệu $ được chi tiêu cho các chương trình huấn luyện lãnh đạo và phát triển, cụ thể như Leaders: Asia-Pacific Program gần đây ở Malaysia hay sáng kiến My Brother’s Keeper Alliance hay the Girls Opportunity Alliance (do vợ Obama khởi xướng) (năm 2017 là 12 triệu $). Một khoản tiền tương tự cũng được đổ xuống cho chi phí tiền xây dựng OPC (~30 triệu $). Các báo cáo thường niên và tài liệu thuế cho thấy tài sản ròng của quỹ hiện tại là 343 triệu $, tăng 224 triệu $ so với cuối 2017. Số tiền này đến từ các nhà đóng góp tập đoàn như (cam kết 1 triệu $) như: Boeing, quỹ Fidelity, quỹ gia đình Gibbons Scatton, quỹ Lisa & Douglas Goldman, quỹ gia đình Harris hay cá nhân như MC nổi tiếng Oprah Winfrey, ngôi sao NBA Stephen Curry, nhân vật truyền hình nổi tiếng Ayesha Curry.

Khoản tiền khổng lồ của quỹ gần đây được gia đình Obama chi trả cho chuyến đi đến Việt Nam: chồng gặp gỡ quan chức thành phố Hồ Chí Minh trong khi vợ cùng nữ diễn viên Julia Robert tham gia sáng kiến dành cho trẻ em gái tại Long An. Hai vợ chồng ngay sau đó bay đến Malaysia hội ngộ cũng 200 lãnh đạo xã hội ở khu vực châu Á Thái Bình Dương tại một hội nghị cao cấp của quỹ. Mục tiêu “phụng sự xã hội” kiểu Obama quả thật rất tốn kém. Đây là video buổi nói chuyện giữa Obama cùng người chị chung “nửa dòng máu” Maya khá thú vị tại hội nghị: