Sự sụp đổ của TPP
[Chia sẻ] [The Economist]
TPP có lẽ là hiệp định thương mại tham vọng nhất trên thế giới đang sớm trở nên lụi tàn. Donald Trump đã từng công bố trong ngày đầu làm việc với tư cách Tổng thống đắc cử rằng nước Mỹ sẽ phải từ bỏ TPP, lời nói này như một đòn giáng nặng nề lên gần một thập kỉ tham gia đàm phán của Mỹ. Bằng cách tập hợp mười hai quốc gia thuộc khu vực vành đai châu Á Thái Bình Dương, trong đó bao gồm cả Mỹ, Nhật và Canada, TPP sẽ bao phủ gần hai phần năm nền kinh tế toàn cầu. Ngài Trump đã từng coi đây là một thỏa thuận tồi tệ trong chiến dịch tranh cử của mình. Trong tuyên bố gần đây về việc rút khỏi TPP, ông chỉ trích trực diện “đó là một mối hiểm họa cho đất nước của chúng ta”. Nhưng những người ủng hộ TPP lại suy nghĩ ngược lại, thỏa thuận này có lẽ là một cải tiến lớn nhất từ trước đến giờ so với các thỏa thuận thương mại hiện tại và đặc biệt rất có lợi cho nước Mỹ. Góc nhìn nào là đúng đắn và thực sự chuyện gì đang diễn ra vậy ?
Việc đo lường ảnh hưởng chính xác của các thỏa thuận thương mại hiện tại đã được tiến hành trong nhiều năm qua nhưng vẫn chưa đầy đủ, do đó tiên đoán ảnh hưởng của các thỏa thuận thương mại tương lai thậm chí sẽ còn khó khăn hơn. Dù thế nào đi chăng nữa, các nhà kinh tế học sẽ đồng ý với hai tuyên bố tổng quát sau. Một mặt, TPP sẽ tạo đà tăng trưởng cho những ai tham gia vào thỏa thuận. Nhiều nghiên cứu độc lập tiên đoán rằng, nước Mỹ sẽ đạt được lợi ích lớn nhất trong những điều khoản liên quan đến đồng đô-la và đặc biệt là ở những nền kinh tế mới nổi, như Việt Nam, sẽ đạt được những lợi ích xứng tầm hơn với mình. Mặt khác, cho dù thương mại tự do sẽ làm giàu cho các quốc gia nói chung nhưng những bất lợi của nó có thể trở nên rất trầm trọng với những ngành công nghiệp và khu vực có khả năng bị thay thế. Hơn nữa những nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, những hiệu ứng tiêu cực có thể kéo dài hơn những gì mà những người lạc quan tin tưởng. TPP một mặt có lẽ sẽ giúp nước Mỹ tăng trưởng nhưng ít nhất cũng khiến không ít người chìm đắm trong những suy nghĩ tiêu cực về nó.
Nếu chỉ quan sát những ảnh hưởng của TPP lên GDP thì sẽ rất hạn hẹp, mục đích thực sự của TPP phần nào đó là thiên về các chiến lược dài hạn. Mỹ cùng với đó là Úc, Singapore hy vọng rằng thỏa thuận này sẽ giúp họ định hình kiến trúc thương mại toàn cầu ở khu vực châu Á và xa hơn nữa. Tham vọng rằng TPP sẽ đặt ra những chuẩn mực mới cho những thỏa thuận tương lai. Thay vì nhấn mạnh vào các quan điểm truyền thống về việc xóa bỏ các rào cản thương mại (vốn dĩ đã rất thấp ở các nước giàu có), họ chuyển sang các vấn đề hóc búa hơn như là vấn đề về sự khác biệt của các quy định sỡ hữu trí tuệ. Thậm chí ngay cả khi TPP thất bại trong việc đạt được những tuyên bố khoa trương cao vời của mình, nó cũng thúc đẩy phá bỏ những nền tảng cũ. Trong đó bao gồm việc bảo vệ tốt hơn cho quyền lợi của người lao động, thêm nhiều lá chắn bảo vệ môi trường, và lần đầu tiên, đo lường để giới hạn lại những hỗ trợ của chính phủ cho các tổng công ty nhà nước. Thỏa thuận TPP gây chú ý từ đầu vì việc loại trừ sự tham gia của Trung Quốc. Cánh cửa trước kia đã từng mở ra cho họ, nhưng sau khi thành viên ban đầu của TPP do Mỹ dẫn đầu tiến hành kí kết toàn văn các thỏa thuận và quy định, họ lại bị loại ra.
Sự sụp đổ của TPP sẽ tạo ra khoảng trống lớn ở khu vực châu Á khiến cho vai trò của Mỹ như là một cường quốc trong khu vực bị coi nhẹ bởi tư tưởng biệt lập của quý ngài Trump. Về lý thuyết mười một quốc gia còn lại có thể tái thiết kế các thỏa thuận TPP, nhưng như thủ tướng Shinzo Abe của Nhật Bản đã từng chia sẻ việc Mỹ không tham gia sẽ khiến TPP trở nên vô nghĩa. Các nhà quan sát bây giờ lại hướng tới Trung Quốc với giả định về việc phủ bóng hùng bá của nước này lên các nền kinh tế ở khu vực châu Á. Thêm nữa, việc này sẽ thúc đẩy việc tạo ra một thỏa thuận thương mại tự do khác ở khu vực để cạnh tranh (Hợp Tác Kinh Tế Toàn Diện Khu Vực). Nhưng việc dịch chuyển quyền lực hoàn toàn về phía Trung Quốc thì còn ở một khoảng cách rất xa. Các nước trong khu vực này hiện đang rất lo lắng về mãnh lực xuất khẩu của Trung Quốc, thứ khiến họ trở nên sự yếu thế ở bàn đàm phán. Bản kế hoạch về thương mại tự do của Trung Quốc thì luôn bảo thủ giáo điều hơn Mỹ rất nhiều, điều này khiến cho TPP trở nên quan trọng hơn bao giờ hết với các nước trong khu vực. TPP từ đầu đã giúp các nước châu Á không phải tốn công sức tham gia vào những công việc phức tạp của việc tạo ra các thỏa thuận song phương, do đó khoảng trống do việc Mỹ rút khỏi TPP là không dễ gì lấp đầy.