Thiết kế cho tất cả

Thiết kế cho tất cả

Nhà văn, blogger thời trang và nhà hoạt động vì quyền của người khuyết tật Ireland The Sinead Burke đồng thời là một đại sứ nổi tiếng của diễn đàn One Young World (bên cạnh Oscar Anderson) bị mắc một hội chứng mang tên achondroplasia – sự hạn chế phát triển xương và sụn – khiến cơ thể cô trở nên nhỏ bé như một đứa bé (chứng lùn hóa – cô cao 5 feel 3 inches – khoảng 160 cm với size giày cỡ 11). Ở tuổi 16 cô dần cảm nhận sự thờ ơ và vô cảm của giới thời trang đến những người có hình thể khác biệt như cô – một nguyên cớ khiến họ chỉ có một số ít lựa chọn trang phục. Một ví dụ cụ thể là đôi giày, do có bàn chân nhỏ bé cô chỉ có thể đi những đôi giày nhàm chán dành cho em bé cài bằng dây Velcro (velcrose straps) hơn là những đôi giày sáng bóng thời trang cột bằng dây (để khiến vẻ ngoài trông chuyên nghiệp như người lớn). Điều này đốc thúc cô viết bài chỉ trích các nhà thiết kế và ngành công nghiệp thời trang trên trang blog cá nhân đồng thời thành lập tổ chức IFDC (Inclusive Fashion and Design Collective) với nhà hoạt động vì quyền của người khuyến tật Liz Jackson. Các bài viết của cô thách thức ngành thời trang xóa bỏ tư duy truyền thống cục bộ (quanh những người mẫu chân dài) đến tư duy đa dạng hơn – hướng đến những người khuyến tật để tìm kiếm một giải pháp trang phục thích hợp với các khiếm khuyết của họ. Yếu tố thẫm mĩ là rất quan trọng đối với trang phục vậy tại sao các thiết kế quần áo trước đây cho người khuyết tật lại xấu xí và nhàm chán như vậy. Qua IFDC, Burke trở thành một người cổ súy nhiệt thành cho khái niệm “Inclusive Design” – “Thiết kế dành cho tất cả” – không chỉ ở thời trang mà ở nhiều khía cạnh khác trong cuộc sống – tái tạo lại một thế giới truyền thống trước đây thường bỏ qua những người khiếm khuyết. Với Burke: “Được tham dự vào công việc Thiết kế là một vinh hạnh to lớn nhưng cũng đi kèm với trách nhiệm lớn lao – một công việc cần được dựa trên nền tư duy cởi mở về sự đa dạng và gắn kết khác khác biệt”.

The Sinead Burke và các đại sứ One Young World

Sinead là một trong những khách mời của #wef2019ở Davos. Cô đến diễn đàn sừng sỏ này để chia sẻ về chủ đề “Thiết kế dành cho tất cả – Design For All” cùng với với đại sư Caroline Baumann – giám đốc của bảo tàng thiết kế Smithsonian ở New York. Trong note ngắn này mình sẽ tóm lược sơ bộ phần tham luận giàu suy nghiệm về sức mạnh của thiết kế trong việc thay đổi tư duy con người và cách đặt sự đa dạng của con người trong trung tâm của thiết kế.

Caroline giới thiệu đến Davos bản đồ cảm thông trong đó bao gồm bốn yếu tố của người dùng: Suy nghĩ, Hành Động, Cảm giác và Lời nói – như một la bàn cho quá trình thiết kế – đi kèm với đó là nhiều minh họa trong ngành thể thao, công nghệ hay thiết kế thương hiệu (logo) tương tự như câu chuyện của Sinead trong ngành thời trang.

Câu chuyện thứ nhất là về Erik Kondo, một nhà trượt ván (skateboarders) 51 tuổi đang sống ở Lexington, Massachusetts. Sau một tai nạn khủng khiếp, ông bị liệt từ cằm trở xuống – một biến cố đã thay đổi hoàn toàn cuộc đời ông suốt 30 năm qua. Ông tham gia trượt ván muộn (chứ không phải lúc tay chân còn lành lặn) do một nguyên cớ mang tính thực tiễn – khi tình cờ quan sát những người trượt ván và đặt ra câu hỏi – liệu việc ngồi trên xe lăn có phải là trở ngại để những người như mình trải nghiệm môn thể nào này? Điều này thôi thúc Kondo thiết kế ra một chiếc xe lăn đặc biệt – nó được gắn chặt trên một tấm ván trượt chạy bằng điện để giúp cho các vận động viên khuyết tật trải nghiệm môn thể thao này. Các bạn có thể xem video Kondo sử dụng chiếc xe lăn đặc biệt này để chạy trong công viên Lynch Skate ở Boston từng lan tỏa mạnh mẽ (viral) trên Internet (do giáo sư Edward Boches ở đại học Boston ghi hình tình cờ và chia sẻ trên Facebook). Từ sáng tạo cá nhân, Kondo trở thành một người cổ súy nhiệt thành cho khái niệm “thể thao thích nghi – adaptive sports”. Ông chia sẻ một thông điệp cảm động “Khi thiết kế ra kết cấu đặc biệt này tôi biết dường như đây là tấm ván trượt được động cơ hóa duy nhất dùng cho người ngồi xe lăn. Tôi tin, nếu tôi không tạo ra nó thì luôn có một ai đó trẻ hơn với cơ thể lành lặn hơn tôi sẽ tạo ra một cỗ máy đẹp hơn để khuyến khích nhiều người tham gia môn này. Nhưng ngay cả khi chỉ có một mình tôi dấn thân, tôi hạnh phúc vì mình đã làm điều này.” Cách tiếp cận của Konda đã truyền cảm hứng rất nhiều để ngành thể thao toàn cầu tái khám phá và sáng tạo trải nghiệm thể thao cho các vận động viên – đặc biệt là cho người khuyết tật. Carolien cũng chia sẻ một câu châm ngôn của Kondo:” Chúng ta là những người dấn thân cho sự thay đổi(pilots), không phải là khách bộ hành lướt qua cuộc đời (passengers)”.

Câu chuyện thứ hai là của cậu bé Matthew Walzer – một người bị mắc hội chứng bại não (CP). Matthew đã gửi một lá thư phàn nàn đến cho hãng giày thể thao Nike để kể về những ảnh hưởng của căn bệnh này lên khả năng điều khiển cơ thể, đặc biệt là đôi bàn tay run rẩy khiến việc buộc sỏ giày của cậu trở nên cực kì khó khăn. Lá thư đã lay động hãng Nike. Tobie Hatfield, nhà thiết kế huyền thoại của Nike đã bắt đầu suy nghĩ về việc tạo ra một đôi giày không có giầy buộc và có cửa phía say có thể mở ra nhờ bản lề – giúp cho việc mang giày thuận tiện hơn – đặc biệt là người khuyết tật. Tobie đã cùng làm việc với Matthew để cho ra đời đôi giày Nile Flyease. Phiên bản đầu tiên được Tobie gửi đến cho Walzer vào năm 2012 để thử nghiệm. Nhờ đó sản phẩm hoàn thiện cuối cùng – đôi giày Lebron Zoom Soldier VII Flyease với giá 130$ đã được đưa ra thị trường với khả năng phục vụ một phân khúc khách hàng đặc biệt: những người không thể mang giày dễ dàng do có những khiếm khuyết riêng. Nike đã lắng nghe người dùng để tạo ra những đôi giày hướng đến tất cả mọi người (inclusive).

“Thiết kế cho tất cả” (Inclusivity) luôn là một phần trong tâm khảm của chúng ta (hay sự bao dung) nhưng tại sao đôi khi chúng ta lại vô tình bỏ qua những người cần sự giúp đỡ. Thiết kế liệu có là cứu cánh cho tất cả. Kat Homes, người phụ trách trải nghiệm người dùng (đồng thời phát triển các giải pháp hòa hợp) ở Google đã phân tích sâu sắc điều này trong cuốn sách nổi tiếng của cô “Sự bất tương xứng – Mis Match”. Một thiết kế rất có thể vô tình từ chối và loại bỏ người dùng. Hãy hình dung: một con chuột máy tính không thể sử dụng bởi người thuận tay trái hay một hệ thống thanh toán cảm ứng chỉ phục vụ cho những người có thể nói tiếng Anh, có thị lực chỉ 20/20 hay chỉ sử dụng được với ai thẻ tín dụng. Caroline trong bài phát biểu của mình đã kết nối phân tích của Kat với dự án Biểu Tượng Tiếp Cận (The Accessible Icon Project – TAI Project) do Sara Hendren chủ trì. Một dự án phản biện lại biểu tượng nổi tiếng dành cho người khiếm khuyết do Susanne Koefoed vẽ trong thập niên 60 thường xuất hiện rất nhiều ở nơi công cộng và các tòa nhà (như là một nơi thân thiện với người ngồi xe lăn – một logo trắng trên nền xanh gợi hình ảnh người ngồi trên xe lăn). Sara cho rằng biểu tượng của Susanne mang tính thụ động chưa thể hiện hình ảnh chủ động đáng có của người khiếm khuyết. Qua Dự án TAI, cô tái sáng tạo lại logo cũ để cho ra đời biểu tượng mới: hình ảnh một người ngồi trên xe lăn hơi nghiêng người về phía trước và phần bánh xe bị cắt khúc gợi nên sự chủ động và mạnh mẽ của chủ thể. Biểu tượng mới tạo ra từ dự án này đã có sức lan tỏa mạnh mẽ tới hàng trăm địa điểm và được sử dụng hoặc thay thể biểu tượng cũ trong nhiều bối cảnh khác nhau. Mà như lời tác giả – một biểu tượng “danh từ” đã trở thành “động từ” – khơi gợi nhiều cảm xúc hơn tới cộng đồng. Các bạn có thể đọc thêm về dự án này ở đây:

http://accessibleicon.org/#an-icon-is-a-verb


Davos quả thật là nơi hội tụ nhiều ý tưởng, góc nhìn và tri thức sâu sắc. Đặc biệt hơn nữa, một số phiên tham luận của #wef2019 được chia sẻ miễn phí trên trang portal của diễn đàn, mình tin dành một chút thời gian theo dõi một số tham luận và trao đổi của các khách mời ở đây sẽ giúp bạn góp nhặt nhiều hiểu biết và nhận thức tốt hơn về thế giới cùng những hệ giá trị, công nghệ và xu hướng đang dẫn dắt nó.

Designing for Everyone
How can design for one be design for all? Join writer and educator Sinéad Burke and museum director Caroline Baumann as they explore how innovative thinking and design can benefit everyone. This session will be livestreamed on TopLink and the Forum website.