Vấn đề bất cập của giải Grammy không thể được giải quyết dễ dàng

Vấn đề bất cập của giải Grammy không thể được giải quyết dễ dàng

[Ann Power]

Tại lễ trao giải Grammy tối chủ nhật vừa rồi, nữ danh ca Adele đã bẻ gãy đôi giải thưởng danh giá của mình. Có vẻ như đây là hành động thiếu cẩn trọng của một ai đó có quá nhiều thứ để phung phí; giọng ca quyền lực 28 tuổi đã có tổng cộng 15 giải thưởng được thèm khát của ngành công nghiệp âm nhạc, trong đó bao gồm 5 giải vừa được trao cho album gần nhất của cô – 25. Cô đã làm điều này một cách duyên dáng, với nụ cười lớn đặc trưng, và rõ ràng một cách tình cờ, cô tách phần loa của tượng máy hát ra khỏi cúp và trao nó một cách bối rối. Trong khi cố gắng giải thích tại sao cô không xứng đáng nhận giải thưởng này – tại sao nó nên được trao cho Beyonce – người mà cô tự nhận thần tượng của mình và cũng là một tên tuổi nổi bật trong thị trường âm nhạc dư thừa và vô vị ngày nay – cho album thị giác gây chấn động văn hóa Lemonade – Adele một cách thiếu cẩn trọng đã xem giải thưởng như một quả banh giải tõa căng thẳng (stress ball) nhằm tạo ra một ẩn dụ thích hợp cho chiến thắng không thoải mái của mình, lớn hơn nữa, sự bất công bằng mà nó chứa dựng.

Adele và tượng vàng Grammy

Thật thú vị khi hình dung những cử chỉ này sẽ có ý nghĩa như thế nào nếu chúng được thể hiện bởi những nghệ sĩ khác. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu Kanye West chạy vào buổi họp báo, kéo giải Grammy khỏi tay của Adele và đập nó ra tan tành ? Chuyện gì sẽ xảy ra nếu Chance the Rapper xé tan ba giải thưởng của mình thành từng mảnh nhằm phản đối kết quả dành cho Bejonce? Hoặc nếu bản thân Queen có cơ hội, theo cách cao quý và lặng lẽ, quẳng đi cặp giải thưởng của mình một cách nhẹ nhàng vào khay dành chứa những chai vang rỗng? Tất cả những hành động trên có thể được xem là những hành động nổi loạn mang tính chính trị và thậm chí thiếu chính chắn. Đây chính là khi đặc ân cũng có thể trở nên phức tạp: Adele có thể trở nên hơi bối rối về chiến thắng mù mờ tranh cãi của mình bởi vì, cô được xem là biểu tượng đáng yêu của những người da trắng, là người thuộc về dòng chảy chính ngạch lý tưởng mà giải Grammy đã giúp định hình suốt bao năm qua, do đó một chút nổi loạn của cô có lẽ sẽ không tạo ra những thay đổi đột phá nào.

Liệu giải Grammy có phân biệt chủng tộc ? Chắc chắn không phải theo cách cực đoan như việc sơn vẽ các biểu tượng chữ thập ngược lên tường, hoặc thậm chí trong việc chia cách bàn ăn phố biến giữa thế kỉ thứ 20, khi dòng nhạc rock và soul kích khởi kỉ nguyên âm nhạc mới cho Viện Hàn Lâm Thu Âm nơi trước kia được dựa trên nền tảng rock pop, kỉ nguyên với sự tham gia của những người theo tư tưởng mở rộng và gắn kết xã hội/integrationist. Những người trước kia thường bị loại bỏ và nay đang được điều chỉnh để gia nhập. Việc cố đạt được mức độ công bằng lý tưởng đã được minh chứng là cực kì khó khăn trong ngành công nghiệp thu âm cũng như cho cả nước Mỹ.

Đây là một vài nhận định, được chỉ ra bởi chuyên gia âm nhạc John Vilanova khi Taylor Swift chiến thắng Album của năm mùa giải 2016, hạng mục bao gồm rapper danh tiếng Kendrick Lamar. “Trong suốt mười năm qua, có tổng cộng 17 nghệ sĩ da màu được đề cử cho giải album của năm,” Vilanova viết.” tổng cộng 17, và chỉ có một người chiến thắng duy nhất là Herbie Hancock vào năm 2008. Album của anh ta là một tuyển tập cover lại các bài hát của nghệ sĩ dân gian da trắng Joni Mitchell.” Vilanova tiến hành giải thích các hạng mục nằm trong top 4, nhằm phản ánh việc phân biệt các dòng nhạc và hình thức radio thường được dựa trên sắc tộc. Lemonade của Bejonce là một ví dụ, album này chiến thắng hạng mục album thành thị đương đại hay nhất. Cô chỉ chiến thắng duy nhất một hạng mục chính, vào năm 2009 cho bài hát “Single Ladies.” Gần như tất cả 20 tượng đĩa nhạc của cô đều nằm trong hạng mục phụ R&B.

“Nhiều người có thiện chí sẽ cảm thấy khó có thể hiểu được việc phân biệt sắc tộc có tính hệ thống sẽ trông như thế nào,” Vilanova viết “Phân biệt sắc tộc có tính hệ thống trông như thế này đây.” Khi những nghệ sĩ da màu chỉ dành chiến thắng ở những hạng mục không nằm trong tầm quan tâm của các chương trình truyền hình – chỉ có duy nhất một nghệ sĩ da màu khác ngoài Beyonce có mặt trên bục vinh danh vào chủ nhật vừa rồi là Chance the Rapper – đó là việc phân biệt chủng tộc có hệ thống, được chôn sâu trong cấu trúc của một định chế mà không tránh khỏi việc bị đọc ra bản chất. Xuyên suốt nền âm nhạc phổ dụng, nó tồn tại dưới dạng thức của những (ý kiến) quan điểm thuyết phục. Bao gồm kiểu quan điểm cho rằng âm nhạc nên được tạo ra bởi các nhạc cụ “thật” và được hát một cách trực tiếp/straightforward, như dòng nhạc soul thoáng mềm mại của Adele hoặc chất giọng đồng quê khàn khàn của Sturgill Simpson, nó đòi hỏi nhiều kĩ thuật và tầm nhìn hơn những loại âm nhạc được tạo ra bên trong việc chỉnh/synth và điều khiển âm thanh riêng/vernacular của hip-hop; và những giả thiết cho rằng các nghệ sĩ khi đứng yên để hát, giống như Adele thì mang tính nguyên bản/authentic hơn những người có kèm những điệu nhảy – giống như Beyonce, mặc dù những điệu nhảy và âm nhạc đã từng không thể tách rời từ kỉ nguyên Nhạc Jazz; và việc đề cao những nghệ sĩ có khả năng viết nhạc độc lập, một biểu tượng mà lúc nào cũng phải là người da trắng, hơn là những ai làm việc bằng cách hợp tác với nhiều người khác.

Những quan điểm trên làm mờ đi sự thật rằng đa số các nghệ sĩ trình diễn da trắng (đại diện cho quan điểm trên) đã vay mượn rất nhiều từ truyền thống âm nhạc của những người da màu. Tại giải Grammy, đa số các màn trình diễn đột phá đáng nhớ đến lại đến từ những nghệ sĩ Nashville như Simpson và Maren Morris, cả hai đều cởi mở mô tả việc mình mắc nợ dòng nhạc gospel và soul.  Bản thân Adele là một nghệ sĩ soul với đôi mắt xanh, người mở đầu việc học nhạc ở tuổi 11 của mình bằng cách nghe ban nhạc Destiny’s Child, nhóm nhạc trước kia của Beyonce . “Cuộc sống của tôi là Beyonce,” cô nói khi lên nhận giải, có lúc Adele ngụ ý với ngôi sao đang bụng mang dạ chửa rằng liệu cô có muốn là “mẹ” của mình. Những biểu hiện không thích hợp lạ kì và dị biệt này (vì một điều, Beyonce hơn Adele tám tuổi) có thể được truyền cảm hứng từ màn trình diễn gắn với những hoạt cảnh sống động phi thường của Beyonce trên sân khấu Grammy, nơi cô hóa thân thành một nữ thần Phi Châu, những người chị của cô là Solange và Cher cũng ăn mừng thiên chức làm mẹ thiêng liêng của mình. Những lời bình luận cũng gợi lên một cách bất cẩn về lịch sử lâu dài và mơ hồ của những người phụ nữ da màu được yêu cầu phục vụ như những người mẹ cho những người phụ nữ da trắng – như một người bản địa, như một cố vấn ẩn dật, như những nguồn nghệ thuật dồi dào bị bỏ quên. Beyonce mỉm cười một cách e lệ trước khản giá, được bao quanh bởi gia đình của mình, những người mà cô đã đề cập đến trong bài phát biểu của mình rằng họ là lý do của việc cô tạo nên Lemonade – để những trẻ em da màu cũng có được những hình mẫu và tiếng nói có thể phản ánh chính bản thân họ, không phải qua lăng kính những người da trắng. “Thông thường, chúng ta bị lãng quên và không được lắng nghe/inaudible,” cô có lẽ đã nói về “văn hóa sâu đậm của miền Nam” mà Lemonade biểu hiện. Buồn thay, thất bại của cô lần này ít nhất cũng lại tạo ra cho cô một khoảng khắc “không được lắng nghe” ngắn ngũi.

Và Adele đã nói điều gì? Có lúc cô dường như muốn trao giải thưởng này cho Beyonce, người chỉ e thẹn mà không có phản hồi nào. Khoảng khắc sau đó, Adele dường như bùng nổ/protested: “Cách mà chị khiến cho em và những người bạn của em cảm thấy – những người bạn da màu của em – đó là việc mình có sức mạnh và khả năng.” Một lần nữa, lời chia sẻ chân thành của cô không may lại đề cấp đến một vấn đề “nặng kí”. Mô thức “những người bạn da màu” cũng giống như là hình tượng một bà mẹ da màu nhân từ chạy xuyên suốt văn hóa phổ dụng của Mỹ như là một niềm an ủi không thích đáng nhằm xoa dịu đi thực tế của việc phân biệt chủng tộc – những cảm xúc tốt đẹp giữa các cá nhân trắng và đen thường được thể hiện trên phim và có thể xem như một giải pháp tạm thời cho việc áp bức có hệ thống. Bởi vì khán thính giả không biết được những người bạn da màu của Adele là ai – những cộng sự mà cô mang lên sân khấu sau chiến thắng của mình đều là những người đàn ông da trắng, ngoài trừ một người nhà sản xuất Austen Jux Chandler – những lời bình luận cũng biến mất khỏi mô thức trên. Một vài nhà quan sát phản ứng trên mạng xã hội cho rằng đây là cách duy nhất mà nữ ca sĩ Adele có thể biểu hiện sự ngưỡng một một cách đúng đắn đến công việc của đồng nghiệp, một cách rõ ràng lan truyền thông điệp tới những người phụ nữ da màu. “Bey làm điều này vì nước Mỹ. Cô ấy [Adele] biết điều đó.”. tác gia Luvvie Ajayi viết trên Twitter.

Phần trình diễn của Beyonce tại Grammy

Adele thực ra cũng đối điện với những bối rối khó khăn giống như những gì người hâm mộ da trắng của Beyonce gặp phải khi đề cập đến Lemonade và là chủ đề tranh luận xuyên suốt thế giới pop năm vừa qua. Làm thế nào mà những thính giả da trắng có thể ủng hộ kiểu công việc như thế này, giống như những dòng chảy pop vĩ đại được tuôn ra từ những nguồn cụ thể nhưng lại lan tỏa và phản ánh xuyên suốt các quốc gia và biên giới ? Một điều phi thường trong công việc của Beyonce là việc cô dường như đã đạt được một vị trí đồng thời ở trung tâm của những tranh luận trao đổi về văn hóa và trong một cộng đồng đòi hỏi những không gian tách biệt và luật lệ riêng.

Sự đồng bộ giữa việc cô nhận ra tiếng nói và tầm nhìn của chính mình và sự cấp bách của kỉ nguyên hoạt động vì quyền con người và niềm tự hào da màu/black pride, phản ánh trong #BackLivesMatter và những tiếng nói được chia sẽ trên Black Twitter, đã cho phép Beyonce được tham gia vào hàng ngũ những biểu tượng văn hóa phổ dụng – như Muhammad Ali và Aretha Franklin là hai ví dụ – những người thuộc về cả hai dòng chảy văn hóa rộng lớn hơn nơi việc phân biệt sắc tộc có hệ thống đầy cố chấp và những cộng đồng đang ra sức chống lại chúng. Nhiều người hâm mộ da trắng, bao gồm nhiều nghệ sĩ đáng quí, đã xem Beyonce vượt trên cả sự nghiệp hai mươi năm của mình. Họ xúc động bởi Lemonade. Họ thậm chí cảm thấy album này cất lên tiếng nói cho họ. Nhưng họ cũng nhận ra công việc của người phụ nữ này cũng yêu cầu họ phải im lặng, sự sẵn lòng dừng và lùi lại để nhường khoảng không cho phản hồi từ những người khác và để ăn mừng nó. “Lắng nghe và nhân rộng” là cương lĩnh cho những người tham gia da trắng trong  các hoạt động xã hội đầy tính tương tác, nhưng theo thời gian chúng ta lại tiếp tục lầm lỡ, bởi vì thứ đặc ân, những nguyên nhân biện chứng và kết quả của sự bức ép, ẩn chứa trong mỗi bình luận bên lề, mỗi lời đề nghị giúp đỡ và mỗi phản hồi “mở xích”. Việc lắng nghe rất khó khăn. Hãy hỏi bất kì đứa trẻ nào, đây là kĩ năng cần nhiều năm để học hỏi.

Đối với âm nhạc phổ dụng, đây là phần rất khó khăn. Pop chứa đựng nhiều niềm vui – nó giúp cho mọi người cảm thấy thư giãn và bỏ qua những phiền muộn trong cuộc sống, nó thể hiện phần ẩn giấu bên trong họ và khai mở bản thân tới người khác, bao gồm những người thực sự khác biệt hoàn toàn với chúng ta. Ngành công nghiệp âm nhạc được dựa trên niềm tin bay bổng rằng pop được chào đón bởi tất cả mọi người – tới bất kì ai sẵn lòng mua một bản ghi âm (hoặc tải chúng hoặc hoặc dịch vụ theo dõi ứng dụng công nghệ streaming) hoặc vé những buổi hòa nhạc.  Nhưng thật ra giấc mơ này thường bị phủ nhận bởi thực tế – từ những track nhạc riêng biệt đã từng cấm các nghệ sĩ da màu đến việc phân chia các bản thu dựa trên sắc tộc tại các hãng đĩa, và kiềm hãm theo những cách ít rõ ràng hơn ngày nay; bởi các chính sách hạn chế việc tiếp cận của các nghệ sĩ da màu đến các địa điểm cụ thể nào đó, bởi vì khán thính giả của họ thường bị cáo buộc là nguy hiểm hoặc phá bĩnh; bởi những định kiến không được nói ra nhằm nâng những nghệ sĩ da trắng làm việc trong dòng nhạc/phong cách da màu tới vị trí ngôi sao mà niềm cảm hứng họ tạo ra tới công chúng thường bị giam hãm lại/ghettoized. Những nghệ sĩ da màu đòi hỏi quyền lợi của họ trong một giấc mơ bị chia rẽ. Thứ mà họ phải chịu đựng. Mặt khác căn bệnh này tồn tại dai giẳng bởi vì thật bất tiện và khó khăn khi nhận biết những triệu chứng của nó.

Đối với những người da trắng, nhận biết được sự phân biệt chủng tộc mang tính định chế/hệ thống là cách thức để nhận ra vị trí của chúng ta trong đó và chuẩn bị sẵn sàng để bước ra khỏi vùng an toàn. Nhưng một vài tiếng nói nhỏ nhoi của một vài cá nhân biệt lệ/exceptionalism thường lại thuyết phục chúng ta ở lại đó và chiến đấu trong một cuộc chiến có lợi cho mình.

Cảm giác khác biệt tự thân đã là một đặc ân. Hãy tưởng tượng sự biệt lệ của những thần tượng của bạn. Adele khiến nhiều người hạnh phúc vì cô vừa là người phụ nữ bình thường và là một thiên tài, sinh ra ở tầng lớp bình dân với tài năng thiên bẩm. Chúng ta cần tin câu chuyện kì diệu này có thể xảy đến với bất kì ai nhưng thực tếđôi khi lại chỉ xảy đến với một số ít không mong đợi. Chủ nghĩa biệt lệ phản ánh sự thật mang tính hệ thống và dường như là mấu chốt để giải quyết vấn đề sâu thẳm trong xã hội chúng ta. Và chúng ta đều thèm khát/crave nó.  Những ai được lợi từ cấu trúc này đều muốn tin rằng chúng diễn ra một cách tự nhiên. Chúng ta đều muốn Beyonce và Adele là những biệt lệ – tất nhiên vẫn có những người phụ nữ da màu đang xếp hàng dài để thể hiện bản thân mình trông có vẻ như hoàn toàn bình thường để nhận ra họ cực kì tài năng, hoặc người phụ nữ da trắng tài năng khác, cũng đang xếp hàng, mà tính thị trường của cô thường được nâng lên bởi đặc tính sắc tộc. Những người hâm mộ cuồng nhiệt của Beyonce có lẽ đã mơ rằng cô sẽ phá được những đặc tính hệ thống này và tạo dựng những chân trời mới nơi cô sẽ không phải chịu đựng những di sản tồn đọng của quá khứ, họ và cô thực sự muốn chiến thắng này để chứng minh hệ thống đã sai bằng cách thành công ở chính trong lòng của nó.

Adele nắm chiếc cúp vỡ tan trong lòng bàn tay trau chuốt của mình, cố gắng để nhận thức điều này, cô đã dũng cảm đấu tranh nhưng dường như đây là việc hoàn toàn bất khả thi. Ngôn ngữ mà cô có thể dùng trong cái thế giới pop mà Grammy ủng hộ – thế giới dẫn dắt Beyonce thể hiện bản thân – nơi đang vật lộn với những bất cập trên, thì không thích hợp để diễn đạt những thứ cần được thể hiện. Vì thế cô khóc, cô cười và cô để lại nó cho tất cả chúng ta suy ngẫm làm cách nào để đánh bại “thông lệ” của hệ thống này.