Bí mật đen tối của Bhutan

Bí mật đen tối của Bhutan

[Chia sẻ] [Eric Weiner]

Các công dân của một trong những quốc gia hạnh phúc nhất trên Trái Đất ngạc nhiên thay lại thoải mái đề cập đến một chủ đề mà nhiều người cho là nên tránh. Đây liệu có phải là chiếc chìa khóa để họ kiếm tìm niềm hoan lạc ?

Trong một chuyến bay trước đây đến Thimphu, thủ đô Bhutan, tôi vô tình được ngồi cạnh một anh bạn đến từ xứ sở “rồng sấm” mang tên Karma Ura, người đã khiến tôi thổ lộ hết những lời ruột gan của mình. Liệu có phải do vô tình cái tên Karma của anh với ý nghĩa nhân quả trong Phật Giáo hay, hay không khí loãng, hoặc là những điều thú vị sắp đến của chuyến du hành đã khiến tôi cởi mở hơn và làm tan chảy sự đề phòng của tôi, anh làm tôi quyết định là sẽ tiết lộ những điều rất riêng tư. Trước đó không lâu lắm, dường như hoàn toàn bất ngờ, tôi đã trải qua những triệu chứng rất khó chịu: thở gấp, hoa mắt chóng mặt, tay và chân tê buốt. Tôi sợ rằng những triệu chứng trên kết hợp với những cơn đau tim liên hồi, cuối cùng sẽ khiến tôi điên loạn hoặc thậm chí cái chết. Hoặc có lẽ là cả hai. Vì vậy tôi đi đến bác sĩ để tiến hành một số bài kiểm tra và tìm thấy …

“Không có gì cả” Ura nói. Thậm chí trước khi tôi hoàn thành câu trả lời của mình, anh ta biết rằng nỗi sợ hãi của tôi không được tìm thấy. Tôi không chết, ít nhất là không nhanh như tôi sợ hãi. Tôi đã bị một cơn hoảng loạn.

Điều tôi thực sự muốn biết lúc này là: khi mà cuộc sống êm đềm của tôi bỗng diễn ra  một cách bất thường – tôi sẽ phải làm gì trong tình huống đó ?

“Tất cả những gì bạn cần làm là suy nghĩ về cái chết của bạn năm phút mỗi ngày” Ura phản hồi, “Nó sẽ chữa lành bạn”

“Làm thế nào ?” Tôi nói, một cách kinh ngạc.

“Vấn đề là thế này, nỗi sợ hãi cái chết hay nỗi sợ điều này sẽ ập đến trước khi kịp hoàn thành một điều gì đó mà mình mong muốn và ấp ủ hoặc không kịp nhìn thấy con cái chúng ta khôn lớn. Đây là điều thực sự làm bạn lo lắng.”

“Nhưng tại sao tôi lại nên suy nghĩ về một điều quá chán nản như vậy ?”

“Những người phương Tây giàu có như bạn, họ không dám chạm vào cơ thể người chết, những vết thương hở hoặc những thứ thối rữa. Đây là một vấn đề. Bạn phải hiểu đây là bản chất của con người. Chúng ta phải sẵn sàng cho những khoảng khắc mà chúng ta sẽ chấm dứt sự tồn tại của mình.”

Các địa danh hay con người xa lạ, luôn có cách khiến chúng ta ngạc nhiên, minh chứng một điều rằng nếu muốn chúng ta sẽ luôn cởi mở với những điều mới mẻ và cởi bỏ những quan điểm ràng buộc đè nặng trước đó. Vương quốc nằm ở dãy Himalaya được biết đến với một chính sách sáng tạo tên là Tổng Hạnh Phúc Quốc Gia (GNH); đó là vùng đất nơi niềm vui và sự hài lòng được xem là thống trị và nỗi buồn thì bị từ chối cách ly. Bhutan là một nơi thực sự rất đặc biệt (và Ura, giám đốc của Trung Tâm Nghiên Cứu Bhutan, một người đặc biệt) nhưng sự đặc biệt này thì trở nên tinh tế một cách lạ thường, không như cách người ta tô vẽ về vùng đất mơ mộng Shangri-La mà chúng ta từng hình dung trong đầu.

Thực ra, bằng việc đề nghị tôi suy nghĩ về cái chết một lần trong ngày, Ura đã đặt ra một áp lực khá dễ dàng lên tôi. Trong văn hóa Bhutan, mọi người được kì vọng là sẽ suy nghĩ về cái chết của mình năm lần trong một ngày. Đây có lẽ là điều đáng chú ý cho văn hóa của bất kì quốc gia nào, nhưng lại hết sức đặc biệt với Bhutan, quốc gia gắn liền với khái niệm “hạnh phúc”. Bhutan liệu có phải là vùng đất ẩn chứa bí mật của bóng tối và sự tuyệt vọng ?

Bằng cách thường xuyên suy nghĩ về cái chết, người Bhutan có lẽ là đang nhằm một mục đích đặc biệt nào đó. Trong nghiên cứu năm 2007, nhà tâm lý học Nathan DeWall và Roy Baumesiter của trường đại học Kentucky đã chia vài chục sinh viên ra thành hai nhóm. Một nhóm được yêu cầu suy nghĩ về chuyến viếng thăm đau khổ tới nha sĩ trong khi một nhóm khác được gợi ý đề cập và suy nghĩ đến cái chết. Cả hai nhóm sau đó được yêu cầu hoàn thành bài tập điền từ còn thiếu ví dụ như “jo_”. Kết quả là Nhóm thứ hai – nhóm suy nghĩ về cái chết thường có xu hướng xây dựng những từ tích cực hơn như là “joy” (hân hoan, vui sướng) hơn nhóm thứ nhất. Điều này dẫn những nhà nghiên cứu đưa ra kết luận rằng: ” cái chết là một yếu tố đe dọa về mặt tâm lý, nhưng khi con người đề cập đến nó, một cách rõ ràng hệ thống sẽ có khuynh hướng tự động tìm kiếm những suy nghĩ lạc quan về hạnh phúc.”

Không có một điều gì trong những nghiên cứu trên có thể khiếu Ura ngạc nhiên, tôi đoan chắc như vậy, hoặc cho bất kì người Bhutan nào. Họ biết rằng cái chết là một phần của cuộc sống, cho dù chúng ta có thích nó hay không và việc bỏ qua sự thật hiển nhiên này sẽ khiến chúng ta phải trả một chi phí tâm lý nặng nề.

Linda Leaming, tác giả của cuốn sách tuyệt vời “Hướng dẫn thực tế về hạnh phúc: Điều tôi đã học ở Bhutan về cách sống, cách yêu và cách thức dậy mỗi buổi sáng” cũng biết đến điều này:” Tôi nhận ra rằng suy nghĩ về cái chết không làm tôi phiền lòng. Nó khiến tôi trân trọng từng khoảng khắc và nhìn nhận mọi thứ xung quanh mà đôi khi tôi không để tâm.” cô viết. “Lời khuyên tốt nhất của tôi: Hãy đến Bhutan. Dành thời gian suy nghĩ về những điều thường không suy nghĩ đến, những thứ làm bạn sợ hãi nhất, hãy nghĩ đến điều này vài lần trong ngày.”

Không như nhiều người phương Tây, người Bhutan không cô lập cái chết. Cái chết và hình ảnh của nó – ở khắp mọi nơi, đặc biệt là ở những bức tranh mô tả phật giáo nơi mà bạn có thể tìm được những minh họa khủng khiếp đầy sắc màu. Không một ai, thậm chí cả trẻ em có thể tránh khỏi nhìn thấy những hình ảnh này hoặc là từ những điệu nhảy thiêng liêng đề cập đến cái chết.

Những nghi lễ cung cấp một không gian cho việc thương tiếc, và ở Bhutan không gian ấy thì rộng lớn và mang tính cộng đồng rất cao. Sau khi một người chết, sẽ có cả thảy 49 ngày để tang liên quan đến nhiều nghi lễ nghiêm trang và tỉ mỉ. “Điều này thì tốt hơn bất cứ liều thuốc giảm đau nào”, Tshewang Dendup một diễn viên của Bhutan nói với tôi. Người dân Bhutan có vẻ như tách biệt và vô tư trong suốt thời gian này. Nhưng thực sự họ không phải như vậy, họ sẽ thể hiện lòng thương xót thông qua các nghi lễ.

Tại sao họ lại có một thái độ khác biệt như vậy đối với cái chết ? Một trong những lý do khiến họ suy nghĩ về cái chết thường xuyên là vì điều này diễn ra xung quanh họ. Là một quốc gia nhỏ bé cô lập, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến cái chết. Bạn có thể chết vì những con đường nguy hiểm, uốn lượn quanh co. Bạn cũng có thể chết vì bị gấu vồ, ăn phải nấm độc hoặc vì  một lý do bất ngờ nào đó.

Một cách lý giải khác là quốc gia này có một niềm tin sâu sắc với Phật giáo, đặc biệt là ở sự đầu thai. Nếu bạn biết rằng bạn sẽ hướng đến một cuộc sống khác, bạn sẽ ít sợ hãi hơn khi kết thúc cuộc đời hiện tại. Như những Phật tử chia sẽ, bạn không nên sợ cái chết hơn là sợ việc phải bỏ đi quần áo cũ.

Điều này không có nghĩa là người dân Bhutan không trải nghiệm nỗi sợ hãi hay buồn bực. Dĩ nhiên là họ có. Nhưng, như Leaming chia sẽ với tôi, họ không chạy trốn khỏi những cảm xúc này. “Chúng ta những người phương Tây mong muốn sữa chữa điều này khi chúng ta buồn” . ” Chúng ta sợ hãi sự buồn chán. Và cố sử dụng thuốc thang để vượt qua nó. Ở Bhutan người ta học cách chấp nhận và xem đó là một phần tất yếu của cuộc sống.”

Bài học của Ura, một khía cạnh nào đó, lưu lại sâu sắc trong tôi. Tôi quyết định thực hiện nghiêm túc việc suy nghĩ về cái chết một lần trong ngày. Còn nếu tôi đang trong trạng thái đặc biệt căng thẳng, hoặc chìm đắm trong những nỗi sợ hãi không thể lý giải, tôi sẽ dành thời gian suy nghĩ về nó hai lần hoặc nhiều hơn trong ngày.