Cà phê và Bill Gates

Cà phê và Bill Gates

Một chuyên gia tài chính Hà Lan gửi cho mình báo cáo của TechnoServe về hệ sinh thái cà phê châu Phi, nhờ vậy mình mới biết được câu chuyện thú vị giữa gia đình tỷ phú công nghệ Bill Gates và ngành cà phê. Vào năm 1987, khi cựu CEO của Starbucks Howard Schultz tiến hành mua lại công ty cà phê mới nổi ở Seattle, chính cha của Bill là William H.Gates Sr, trong vai trò của một luật sư đã góp phần rất lớn vào thành công của thương vụ này. Câu chuyện huyền thoại của Starbucks thì hầu như ai trong giới mộ đạo cà phê cũng biết.

William H.Gates Sr

Howard đã chia sẻ rất chi tiết về hành trình này trong cuốn sách “Dốc hết trái tim” của ông. Ông gia nhập Starbucks vào năm 1982 khi bị thuyết phục bởi những người sáng lập về viễn cảnh của ngành cà phê Hoa Kỳ, mục đích chính có lẽ là để học nghề. Sau một chuyến đi Milan tìm hiểu về các nhà rang xay cà phê truyền thống Ý, năm 83 ông rời Starbucks và sau đó lập nên công ty cà phê khác của riêng mình tên là Il Giornale. Sau đó tới năm 87, Jerry Baldwin, người sáng lập ban đầu của Starbucks muốn bán 6 cửa hàng của mình với giá là 3,8 triệu $. Ông nghĩ ngay đến gã Do Thái Howard, người có kết nối với mạng lưới kinh tiền rủng rỉnh và cho ông có 90 ngày để gọi vốn.

Chàng trai trẻ vô cùng háo hứng với phi vụ này. Nhưng chỉ hai tháng sau, đối thủ cạnh tranh của ông xuất hiện, một gã khổng lồ khác ở Seattle muốn mua lại Starbucks với giá 4 triệu $ mà không cần phải làm các thủ tục đánh giá rườm rà (due dilligence). Howard có lẽ đã bỏ cuộc nếu không có cha của Bill nhảy vào. Bằng khả năng thuyết phục của một luật sự cùng ảnh hưởng lên của giới tinh hoa Seattle ông đã buộc đối thủ kia rút lui và nhường lại giấc mơ cà phê cho Howard. Sự thành công sau này của Starbucks thì không có gì phải bàn cãi nhưng ít ai biết được ảnh hưởng phía sau của gia tộc Gates. Sau này chính bản thân gia đình Bill và nhóm quản lý của Microsoft cũng tham gia làm cổ đông của công ty này.

Ảnh hưởng thứ hai mà Bill tạo ra lên ngành cà phê là thông qua quỹ Melinda & Gates. Cụ thể, trong năm 2008, quỹ này đã rót gần 47 triệu $ cho TechnoServe với mục đích làm tăng thu nhập cho khoảng 182 ngàn hộ nông dân trồng cà phê cá thể/hộ gia đình ở Đông Phi (Ethiopia, Rwanda). Với khoản tiền này TechnoServe đã cho ra mắt một dự án có quy mô nhất và tham vọng nhất trong lịch sử hơn 40 năm của nó: Sáng kiến Cà phê – The Coffee Initiative.

Đây là một dự án quan trọng giúp thúc đẩy ngành cà phê đặc sản Hoa Kỳ (trị giá gần 8 tỷ $) và cải thiện đời sống cho nhiều người nông dân ở lục địa đen này, bởi làn sóng đặc sản giúp thúc đẩy mối quan tâm của khách hàng đến nguồn gốc của cà phê và cách mà nó được gieo trồng, chế biến. Dự án này đã giúp kiến tạo nhiều chương trình huấn luyện được biết đến là “Farm College” (Đại học Nông Trại) cùng việc cải thiện các trạm chế biến (nhà máy/trạm chế biến ướt) giá rẻ ở khu vực nông thôn. Và mục đích quan trọng hơn nữa là tái định vị hình ảnh cà phê của châu Phi nhằm giúp cho thị trường đặc sản ở Hoa Kỳ.

Trong giai đoạn 1 của dự án từ năm 2008-2011, hơn 400 nhân viên của TechnoServe đã lan tỏa khắp vùng Đông Phi và gây ảnh hưởng tích cực tới gần 200 ngàn nông dân. Sáng kiến này đã cùng làm việc với 340 hợp tác xã cà phê chế biến ướt nơi mà các nông dân trên cung cấp hạt, đồng thời giúp cho hệ thống này tiếp cận thị trường đặc sản Hoa Kỳ, giúp nâng giá cà phê lên trung bình 1,54$/kg xuất khẩu (trong đó nông dân nhận khoảng 0.43$)

Đây là thông tin về sáng kiến:

Coffee Initiative | TechnoServe
The Coffee Initiative worked with local farmers in East Africa to improve agronomy and business practices, establish new coffee cooperatives and strengthen existing ones, and help cooperatives create business plans and access financing for wet mills.

Báo cáo:

https://www.technoserve.org/files/downloads/coffee-initiative-phase-one-final-report.pdf

PS: Bức hình rất đẹp do nhiếp ảnh gia Alan Schaller chụp ở Rwanda – người dành thời gian đi khắp châu Phi để ghi hình lại ngành cà phê ở đây