Charlie Munger và niềm tin xứng đáng

Charlie Munger và niềm tin xứng đáng
Chân dung của Charlie Munger

Trong giới đầu tư, khó có ai mà không biết đến Charles Thomas Munger, hay ngắn gọn Charlie Munger. Ông là phó chủ tịch của Berkshire Hathaway, người bạn đồng hành thân thiết của Warren Buffett (cũng khá giống cặp bài trùng George Soros và Jim Rogers) ngay từ khi còn nhỏ (Charlie từng làm việc tại cửa hàng tạp hóa của ông nội Warren Buffett). Nếu tìm đọc cuốn sách viết về Munger "Almanack của Charlie nghèo khó ", bạn sẽ biết đến khái niệm "sự thông thái trần thế" (worldly wisdom) - một tập hợp các mô hình trong tâm trí giúp kiến tạo nên tấm lưới trí tuệ (latticework) nhằm giải quyết các vấn đề rối rắm của công việc kinh doanh - một nỗ lực có chiến lược để kết nối các điểm chấm trong tâm trí hay trải nghiệm (như Steve Jobs). Cụ thể hơn, cần phải thấu hiểu hiệu ứng Lollpapalooza, những thiên kiến hay xu hướng tiềm thức trong tâm trí cùng nguyên tắc đảo ngược (inverson) vấn đề. Toàn bộ những kiến thức có vẻ "hàn lâm" trên được Munger giải thích một cách giản đơn kèm theo các ví dụ cụ thể trong bài thuyết trình tại buổi lễ tốt nghiệp của Trường Đại Học Luật Nam California (University of Southern California Law School) vào ngày 13/05/2007 mà mình lược dịch dưới đây. Đây là một trong những bài thuyết trình hay nhất mà mình từng nghe.

Charlie lướt qua những nguyên tắc hay quan niệm dẫn đường sự nghiệp thành công của ông, đồng thời đưa thính giả xuyên dòng thời gian kết nối với các minh triết cổ xưa, cuối cùng chúng ta cũng phải quay về với những nguyên tắc phổ quát mà đâu đó có trong Nho Giáo (vốn gần gũi với người châu Á, một triết lý mà Munger trân trọng), Hy Lạp cổ đại, hay thời kỳ Khai Sáng. Munger nhấn mạnh thông điệp quan trọng: đừng đánh giá thấp sự hy sinh, các giá trị và sự thông tuệ mà thế hệ cha ông đã để lại cho chúng ta (như cách ông nội Munger làm gương) và cần nhớ rằng - cuộc sống của chúng ta chỉ có ý nghĩa khi xây dựng được một mạng lưới niềm tin xứng đáng. Bất cứ bạn trẻ nào cũng nên đọc:

[Phần chia sẻ của Charlie Munger]

Chắc nhiều người trong số các bạn đang thắc mắc tại sao vị diễn giả lại già đến thế. Câu trả lời rõ ràng là tại vì ông ta vẫn chưa chết.
Và tại sao ông ta lại được lựa chọn đến đây chia sẻ? Thực ra tôi cũng không biết nữa. Việc này có lẽ cũng không liên quan đến bộ phận phát triển của trường. Dù cho lý do là gì đi nữa thì cũng thật phù hợp khi ngồi trong chiếc ghế này bởi tôi có thể quan sát thấy nhiều khuôn mặt đang ngồi xa xa phía sau, họ không mang trên mình bộ lễ phục tốt nghiệp (robes - ám chỉ gia đình các tân cử nhân). Để thế hệ hậu duệ có được cơ hội tiếp cận giáo dục, sự tôn vinh lớn nhất cần phải dành cho thế hệ đi trước (upfront). Chúng ta không thể đánh giá thấp những hi sinh thầm lặng, sự thông thái và giá trị được chuyển tiếp từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Tôi cũng quan sát thấy những khuôn mặt châu Á ở phía bên trái và điều này đem đến cho tôi sự hứng khởi to lớn. Tôi ngưỡng mộ Nho Giáo xuyên suốt cuộc đời mình. Tôi đặc biệt yêu thích ý tưởng về lòng hiếu thảo (filial piety), hay quan điểm có một số giá trị cần được dạy bảo cho con trẻ và bổn phận (hay trách nhiệm) phải đến một cách tự nhiên. Tất cả cần được truyền lại cho các thế hệ kế tiếp. Nếu các bạn cho rằng không có gì đặc biệt trong những ý tưởng trên thì cần lưu ý về tốc độ gia tăng rất nhanh của người gốc Á trong lòng xã hội Mỹ. Tôi tin họ có một điều gì đó đáng để chúng ta học hỏi.

Tôi đã ghi chú lại một số thông tin (trên tờ giấy cầm trên tay) liên quan đến một số quan điểm (ideas) và thái độ (attitudes) đã giúp ích rất nhiều cho sự nghiệp của mình. Tôi không nói chúng hoàn hảo hay phù hợp cho tất cả chúng ta. Dù sao, tôi tin nhiều trong số đó rất gần với các giá trị phổ quát (universal values) và là những quan điểm khó có thể sai (can't fail ideas).

Đâu là những quan điểm cốt lõi đã giúp ích cho tôi?

Thật may mắn khi đón nhận quan điểm này từ lúc tôi còn rất trẻ: cách an toàn nhất để theo đuổi hay dành lấy những thứ bạn muốn là phải luôn cố gắng và trở nên xứng đáng với nó. Một quan điểm giản đơn. Cũng có thể gọi đây là quy tắc vàng. Ai cũng mong tạo ra/hay đem đến thế giới này một thứ gì đó mà bản thân mình cũng sẵn sàng đón nhận (buy) nếu đứng ở đầu bên kia (ám chỉ góc nhìn của người khác). Theo quan điểm của tôi, không có thái độ sống nào (ethos) mà cá nhân (đặc biệt các luật sư) có được lại tốt hơn điều tôi vừa nói.

Nhìn chung, những ai có thái độ (ethos) này đều dành chiến thắng trong cuộc sống, họ không chiến thắng về tiền bạc mà là sự tôn kính (honors) và tưởng thưởng (emoluments). Họ dành được sự kính trọng, niềm tin xứng đáng từ những người làm việc cùng. Mà dành được niềm tin xứng đáng (deserved trust) là sự thõa mãn lớn trong đời. Cách để dành được điều này là phải tạo ra thứ mà chính bản thân bạn cũng muốn có khi đặt ngược mình vào vị trí người khác.

Thỉnh thoảng, quan sát lịch sử bạn sẽ tìm thấy ví dụ về một cá nhân "đểu cáng" nào đó, chết trong giàu có và rất nổi tiếng. Nhưng nền văn minh hiện đại đều hiểu rõ, đại đa số những người đến nhà thờ dự lễ tang đó đều đang âm thầm ăn mừng vì gã đó đã chết.

Điều này nhắc tôi nhớ về câu chuyện cái chết của một trong những kẻ như vậy. Trong lễ tang, vị bộ trưởng bước lên kêu gọi: "đây là lúc mọi người nói một điều gì đó tốt đẹp về người đã khuất". Và không một ai bước tới, không một ai và không một ai. Cuối cùng, cũng có một người bước lên và nói: "À, anh trai gã này còn tệ hơn nữa."

Đây là kết cục mà không ai trong các bạn muốn. Đó không phải là kiểu lễ tang mà bạn muốn có. Bạn đã trở thành một hình mẫu hoàn toàn sai trái.

Quan điểm thứ hai mà tôi lãnh nhận từ rất sớm đó là không có thứ tình yêu nào đúng đắn bằng tình yêu dựa trên sự ngưỡng mộ (admiration-based) và tình yêu này nên bao gồm cả những bài học để lại sau khi chết (instrutive dead). Bằng một cách nào đó, tôi đã đón nhận quan điểm này và sống cùng nó suốt cuộc đời, thực sự rất hữu dụng với tôi.

Kiểu tình yêu "tình dục" được mô tả bởi Somerset Maugham trong "Bạo dâm" (Of Human Bondage) là một căn bệnh (tác phẩm mô tả nỗi ám ảnh của nhân vật chính Philip Carey: "sự nô lệ tình cảm của một kẻ khốn khổ và ngu ngốc"). Nếu bạn vô tình mắc phải thì lời khuyên của tôi là phải tránh xa và tìm cách sữa chữa. Hãy loại bỏ nó.

Một quan điểm khác của tôi có thể khiến các bạn liên tưởng đến Nho Giáo: nỗ lực để trở nên thông thái (wisdom acquisition) nên được xem là một trách nhiệm đạo đức (moral duty). Đừng xem điều này chỉ nhằm tạo ra lợi thế (advance) nào đó cho bạn trong cuộc sống, nó phải là một trách nhiệm đạo đức.

Hệ quả tất yếu (corollary) của câu nói trên rất quan trọng. Nó đồng nghĩa với việc bạn gắn mình với sự học trọn đời (lifetime learning), bạn không thể làm điều gì giỏi nếu không chịu khó học. Bạn không thể đi xa trong cuộc đời nếu chỉ dựa vào những thứ mình đã biết. Khi rời khỏi ngôi trường này, bạn sẽ có lợi thế lớn hơn bởi lượng kiến thức mình đã thu thập.

Berkshire Hathaway là một trong những tập đoàn được coi trọng bậc nhất trên thế giới và có lẽ cũng là tổ chức có kỷ lục các khoản đầu tư dài hạn tốt nhất (long-term investment) xuyên suốt lịch sử của nền văn minh. Rõ ràng, các kĩ năng giúp Berkshire đi qua một thập kỷ trước đó thì không bao giờ đủ để bước tiếp một thập kỷ nữa (hay dựa trên các thành tựu trước đó). Nếu không có cỗ máy học tập của Warren Buffett, hoạt động không ngừng nghỉ, kỷ lục này là hoàn toàn bất khả.

Điều này cũng hoàn toán đúng đối với những cấp độ thấp hơn trong xã hội (lower walks of life). Tôi thường xuyên quan sát thấy nhiều người thành công không thuộc nhóm thông minh nhất, hay thỉnh thoảng, không phải chăm chỉ nhất - nhưng họ là những cỗ máy học tập. Mỗi tối trước khi đi ngủ họ lại trở nên thông thái hơn so với buổi sáng thức dậy trước đó - điều này thực sự hữu ích - đặc biệt là các bạn trẻ với chặng đường dài phía trước.

Alfred North Whitehead đã từng nói "sự tiến bộ của nền văn minh chỉ diễn ra khi con người hiểu được cách thức sáng tạo" (method of invention). Ông cũng nhắc đến quá trình tăng trưởng to lớn của GDP đầu người (per capita) và những điều tốt đẹp mà chúng ta mặc nhiên đón nhận (take for granted) đã được đặt nền móng từ cách đây hàng trăm năm - trước đó có vẻ tất cả "thành tựu" trên đều trong trạng thái ngưng trệ (statis). Do đó, nếu nền văn minh chỉ có thể tiến bộ nếu biết cách sáng tạo thì chúng ta chỉ có thể giỏi hơn nếu biết cách học (method of learning).

Tôi thật may mắn, trường luật đã dạy tôi cách thức học tập và không gì giúp ích tốt hơn bằng việc học tập không ngừng nghỉ. Nếu quan sát Warren Buffett và dõi theo khung giờ làm việc của ông, bạn sẽ thấy hơn một nửa thời gian ông dành cho việc ngồi xuống và đọc rất nhiều tài liệu (hay sách). Phần thời gian còn lại ông dành trao đổi qua điện thoại hay trò chuyện với những cá nhân kiệt suất mà ông tin tưởng và những ai tin tưởng ông. Nói cách khác, nó trông rất học thuật, như mọi thành công khác trên thế giới này.

Thế giới học thuật (academia) có rất nhiều giá trị tuyệt vời ẩn bên trong. Tôi đã bước qua những "giá trị" như vậy không lâu trước đó. Cách đây một vài năm, khi nắm vai trò chủ tịch hội đồng quản trị của một bệnh viện và phải xử lý các vấn đề học thuật liên quan đến y tế, tôi đã gặp một người. Nhiều năm làm việc chăm chỉ đã biến anh trở thành chuyên gia hiểu biết về ung thư xương giỏi hơn bất cứ ai trên thế giới này. Anh đã chuyển giao hiểu biết này cho tất cả chúng tôi.

Nhà nghiên cứu trên đã làm điều đó như thế nào? Cụ thể, anh quyết định dành tâm sức viết ra một cuốn sách hướng dẫn hữu dụng cho nhiều người. Tôi không nghĩ là cuốn tài liệu như vậy chỉ bán được 2 ngàn bản nếu giá trị tri thức này được rải ra khắp các trung tâm ung thư trên toàn thế giới.

Dành một năm nghỉ phép (sabbatical), anh ngồi xuống máy tính của mình, dõi theo các bài thuyết trình đã lưu lại sau đó tổ chức và ghi chép. Anh làm việc 17 giờ mỗi ngày, 7 ngày mỗi tuần, xuyên suốt cả năm - đó là kì nghỉ rất "học thuật". Vào cuối năm, anh đã viết xong một trong những cuốn sách về điều trị ung thư xương tuyệt vời nhất thế giới. Khi ở cạnh những giá trị lớn lao đến như vậy, bạn sẽ muốn đón nhận nhiều nhất có thể.

Có một quan điểm cực kỳ hữu ích khác mà tôi nghe được từ một người khá hài hước (wag) khi theo học trường luật: "não trạng/tư duy pháp lý (legal mind) là khi có hai thứ (góc nhìn hay dữ kiện) quện xoắn và tương tác với nhau thì việc suy tư có trách nhiệm về điều này và bỏ qua điều kia là hợp lý" (hay là năng lực lựa chọn xác định điều nào là quan trọng hơn).

Có thể thấy câu nói này hài hước một cách hoàn hảo, nhờ vậy chuyển dịch tự nhiên trong tư duy (natural drift) của tôi đã được đẩy đi rất xa, cụ thể tôi đã học hỏi tất cả những ý tưởng (ideas) và lĩnh vực (disciplines) lớn. Tự mình kiến tạo một bộ khung dẫn đường để không trở thành kẻ ngu ngốc, luôn ráng sức suy tư về một khía cạnh nào đó của vấn đề mà nó vốn không thể tách bạch khỏi tổng thể theo cách thức có tính xây dựng (constructive fashion). Những ý tưởng lớn chiếm tới 95% tâm trí, và cũng không quá khó để tôi góp nhặt ý tưởng cũng như hiểu biết về các lĩnh vực lớn để kiến tạo nên một phần bộ khung tiêu chuẩn phục vụ thói quen tư duy (mental routines).

Một khi có những quan điểm trên, dĩ nhiên, sẽ không hiệu quả nếu bạn không thực hành. Nếu không thực hành, bạn sẽ đánh mất chúng. Tôi đã trải qua quá trình thực hành không ngừng nghỉ với tinh thần kỉ luật cao. Tôi không thể chia sẻ chính xác những ích lợi mà mô hình tiếp cận trên đem đến cho mình. Tuy nhiên, cuộc sống của tôi đã dần trở nên rất thú vị. Nó khiến tôi trở nên hiệu quả hơn. Nó khiến tôi trở nên hữu ích hơn với người khác. Nó khiến tôi trở nên siêu giàu có. Và bạn có thể liệt kê ra thêm nhiều điều nữa, rõ ràng thái độ này có ích.

Cũng có những mối nguy tồn tại ở đây, bởi vì hoạt động quá tốt (và nếu thực hành thường xuyên), bạn sẽ thấy mình thường xuyên ngồi cùng phòng với một chuyên gia nào đó - thậm chí đó có thể là sếp của bạn (người đang giám sát bạn) và bạn nghĩ mình biết nhiều hơn ông/bà ta trong lĩnh vực chuyên môn nào đó (thậm chí là biết hơn rất nhiều). Bạn sẽ biết rõ câu trả lời đúng khi người sếp không thể.

Đây là một vị trí rất nguy hiểm khi ngồi vào. Bạn có thể gây ra một sự chống đối to lớn khi nêu ra ý kiến mặc dù đúng (hay có ích) nhưng khiến người khác mất mặt. Tôi thực sự chưa thể tìm ra cách thức hoàn hảo để giải quyết vấn đề này. Tôi là một người chơi poker giỏi từ khi còn rất trẻ, nhưng không đủ giỏi để thuyết phục mọi người cảm nhận về việc tôi biết nhiều hơn họ quanh một số đề tài, điều này đã gây ra nhiều sự chống đối. Hiện tại, tôi vẫn bị xem là gã quái gở, nhưng giai đoạn trên quả là khó khăn. Lời khuyên của tôi dành cho các bạn là hãy học cách thỉnh thoảng giữ ngọn đèn (light) của mình dưới giạ lúa (câu thành ngữ Mỹ ám chỉ việc che dấu tài năng của mình hay khiêm tốn).

Một trong những đồng nghiệp của tôi, người giữ vị trí số một trong lớp tại trường luật, cực kỳ thành công như làm việc cho tòa tối cao ... - ông biết rất nhiều và thường thể hiện điều này ra từ khi còn là một luật sư rất trẻ. Bỗng một ngày , một đối tác cấp cao của hãng luật (senior partner) gọi anh đến và nói: "Nghe này, Chuck, tôi muốn giải thích điều này với anh. Trách nhiệm của anh trong bất kỳ tình huống nào là phải hành xử theo cách khiến khách hàng nghĩ rằng anh là người thông minh nhất trên thế giới này. Nếu có thêm một chút năng lượng và hiểu biết nào sau đó, thì hãy khiến đối tác cấp cao của anh cũng trông như người thông minh nhất. Chỉ khi thõa mãn được hai trách nhiệm trên thì ngọn đèn của anh mới tỏa sáng lâu dài."

Đây có thể là lời khuyên tốt để thăng tiến trong một công ty lớn nhưng không phải là điều tôi đã làm. Tôi luôn tuân thủ theo bản năng tự nhiên của mình và nếu người khác không thích thì tôi cũng không cần ai phải ngưỡng mộ mình.

Một quan điểm khác, nhân tiện đây, khi tôi nói về thái độ đa kỷ luật (multidisciplinary), tôi cũng bám theo ý tưởng chủ đạo của một trong những luật sư vĩ đại nhất thời trung cổ, Marcus Tullius Cicero. Cicero nổi tiếng với câu nói: "Người thiếu hiểu biết về những việc xảy ra trước khi anh hay cô ta sinh ra sẽ bước vào cuộc đời giống như một đứa trẻ." Đó là quan điểm cực kỳ đúng đắn của Cicero. Ông đã đúng khi cười cợt những ai ngu ngốc đến mức không chịu tìm hiểu về những gì xảy ra trước khi mình chào đời.

Quan điểm của Cicero nếu tổng quát hóa lại thì đó là những điều đã từng được ghi nhận trong lịch sử: các ý tưởng lớn trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Sẽ chẳng ích gì nếu bạn chỉ biết vừa đủ để vượt qua kỳ thi và dành lấy điểm A. Lượng kiến thức trên cần được đưa vào tấm lưới mắt cáo của tâm trí (mental latticework) để có thể sử dụng một cách tự động xuyên suốt phần còn lại của cuộc đời. Nếu làm điều này, tôi hứa danh dự, một ngày nào đó bạn sẽ bước đi trên đường, nhìn qua trái và phải, và phải thốt lên "Những ngày thật tươi đẹp, tôi là một trong số ít người có năng lực nhất trong thế hệ mình." Nếu không làm điều này, những mặt sáng chói nhất của bạn sẽ chìm trong nhiều cấp bậc trung dung hay quên lãng trong bóng tối.

Một quan điểm khác mà tôi nhận được, qua câu chuyện Dean kể về một người đàn ông muốn biết anh ta sẽ chết ở đâu để không đi đến đó - suy nghĩ giản đơn trên ẩn chứa một sự thật đáng kinh ngạc trong đó.

Quan sát cách các hệ thống thích nghi phức tạp (complex adaptive systems) hoạt động và cách cấu trúc tâm trí vận hành (mental constructs), thì các vấn đề thường trở nên dễ dàng hơn (hoặc dễ giải quyết hơn) nếu bạn xoay nó ngược lại (inversion). Nói cách khác, nếu bạn muốn giúp Ấn Độ, câu hỏi bạn cần đặt không phải là "Làm thế nào để giúp Ấn Độ?" mà phải là "Điều gì đang gây ra mối nguy hại tệ nhất cho Ấn Độ? Điều gì khiến nó tự động diễn ra và làm sao để né tránh?"

Nếu cho rằng logic của vấn đề cũng như vậy thì bạn đã nhầm. Một trong số các cử nhân giỏi đại số tại đây có lẽ biết rất rõ đôi khi đảo ngược (inversion) có thể giải quyết vấn đề mà không cách nào khác làm được. Và trong cuộc sống, nếu bạn không tài năng hơn Einstein, đảo ngược sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề mà các cách khác không thể.

Có thể sử dụng một chút "đảo ngược" (inversion) ngay bây giờ: "Điều gì là thất bại thực sự trong đời? Làm sao có thể né tránh nó?"

Câu trả lời quả là đơn giản: lười biếng (sloth) và thiếu tin cậy (unreliability). Nếu trở nên thiếu tin cậy, thì cho dù đức hạnh của bạn như thế nào, bạn sẽ chìm vào một cái hố ngay lập tức. Do đó, dấn thân vào những công việc mà bạn hoàn toàn tin tưởng nên là một cách hành xử tự động trong bạn. Rõ ràng, bạn muốn tránh né sự lười biếng và thiếu tin cậy.

Một điều khác mà tôi tin các bạn cần tránh né chính là "hệ tư tưởng cực đoan" (intense ideology) bởi nó thường được gói gọn trong tâm trí của một cá nhân nào đó. Bạn đã từng quan sát thấy nó trước đó. Bạn cũng thấy nó khá nhiều trên TV. Ví dụ, các nhà truyền giáo (preachers) khác nhau có góc nhìn khác nhau về thần học (theology) và phần nhiều trong số đó tâm trí chỉ toàn "cải bắp" (made of cabbage - thành ngữ ám chỉ những thứ vớ vẩn). Điều này cũng có thể xảy ra với "hệ tư tưởng chính trị" (hay ý thức hệ - political ideology). Nếu còn trẻ, bạn rất dễ trung thành với nó. Khi tuyên bố mình là một thành viên trung thành và bắt đầu la lớn về mức độ chính thống của tư tưởng nào đó, tâm trí của bạn bắt đầu đóng chặt, rồi rất có thể bị phá hủy từ từ. Bạn cần phải cẩn thận với ý thức hệ, đó là một mối nguy lớn.

Có một ví dụ hiện ra trong tâm trí tôi khi nhắc đến ý thức hệ, đó là những người chèo thuyền cano ở Scandinavi, họ cực kỳ thành công khi vượt qua các dòng chảy nhanh của vùng địa lý này và tin mình có thể chinh phục được hố xoáy Aaron Rapids của Mỹ. Cực kỳ sai lầm, 100% các vận động viên đã chết. Một hố xoáy lớn không phải là thứ mà bạn muốn đâm đầu vào, điều này cũng đúng với một ý thức hệ sâu xa nào đó.

Có một cách mà tôi gọi là "liều thuốc sắt" (iron prescription) để giữ mình điềm tĩnh khi bắt đầu ngả về ý thức hệ này so với cái khác một cách tự nhiên. Cụ thể câu nói này sẽ hiện ra trong tâm trí: "tôi không được phép nêu ra quan điểm của mình trong vấn đề này nếu góp ý tranh luận không giúp tôi có được vị thế tốt hơn người đang ủng hộ nó." Chỉ khi nào chạm đến trạng thái đó thì tôi mới mở miệng nói.

Bạn có thể cho rằng "kỷ luật sắt" này thật quá đáng. Nó không quá đáng mà cũng không quá khó để thực hiện, chỉ là nghe như liều thuốc sắt dành cho Ferdinand Đại Đế:"Không cần thiết phải hy vọng để kiên trì bước tiếp". Điều có lẽ quá khó với đại đa số. Đúng, nó không quá khó với tôi, nhưng có lẽ thách thức với đại đa số mọi người.

Công việc bảo vệ bản thân không rơi vào ý thức hệ cực đoan là một điều cực kỳ quan trọng nếu bạn muốn có hiểu biết đúng đắn và thông thái hơn những người khác. Một ý thức hệ nặng nề nào đó sẽ làm tất cả để bạn dự phần trong đó.

Một điều khác mà chúng ta rất hay rơi vào chính là thiên kiến phục vụ lợi ích bản thân (self-serving bias) trong đó chúng ta đặt mình vào vị trí trung tâm. Phần nhỏ bé trong bạn luôn nghĩ rằng mình phải làm những gì mình muốn, chẳng hạn như, tại sao phần nhỏ bé trong tôi (little me) không chi tiêu vượt quá thu nhập của mình.

Vâng, có một người đã phấn đấu cả đời để trở thành nhà soạn nhạc nổi tiếng toàn thế giới, nhưng hầu hết cuộc đời ông ta chỉ toàn gặp bất hạnh, mà một trong những lý do chính là việc chi tiêu vượt quá thu nhập. Người đó chính là Mozart. Nếu ngay cả Mozart cũng khốn khổ khi dính phải lối hành xử ngu ngốc, thì tôi nghĩ bạn cũng không nên.

Về tổng quan, thói tỵ hiềm (ghen ghét), sự oán giận (resentment), sự báo thù (revenge) cùng sự ngậm ngùi luyến tiếc (self-pity) đều là các trạng thái cực kỳ nguy hại cho suy tư (thoughts). Thói luyến tiếc rất gần với chứng rối loạn nhân cách (paranoia), một trong những triệu chứng rất khó đảo ngược (reverse). Bạn sẽ không muốn mình rơi vào "self-pity". Tôi có một người bạn luôn mang theo những tấm thẻ dầy bằng vải linen, mỗi khi ai nói ra những lời hối tiếc, anh sẽ lấy ra một tấm thẻ và trao cho họ - nội dung của tấm thẻ như sau: "Câu chuyện của bạn đã chạm đến trái tim tôi. Tôi chưa bao giờ biết đến ai có nhiều thứ kém may mắn như bạn." Bạn có thể cho rằng điều này thật nực cười, nhưng đây là điều đúng đắn nhất tôi khuyên nên làm mỗi khi cảm giác luyến tiếc chảy vào trong bạn. Tôi không quan tâm đến nguyên nhân, con của bạn có thể bị ung thư, nhưng việc ca thán hay hối tiếc sẽ không giúp tình hình cải thiện lên - hãy tự cho bản thân mình tấm thẻ trên. Cách hành xử trên (ghen ghét, oán hận, thù hằn, đặc biệt luyến tiếc) rất ngớ ngẩn, nếu có thể né tránh được chúng thì bạn đã có được một lợi thế lớn hơn nhiều người khác, thậm chí đại đa số người khác. Cảm giác luyến tiếc là một điều kiện tiêu chuẩn (standard condition) mà bạn có thể huấn luyện bản thân tránh xa nó.

Dĩ nhiên, thiên kiến phục vụ bản thân, thứ bạn muốn loại bỏ: hãy nghĩ rằng những điều tốt cho bạn thì cũng đồng thời tốt cho nền văn minh rộng lớn hơn ngoài kia, đồng thời duy lý hóa (dùng lý lẽ) để chống lại tất cả những kết luận ngớ ngẩn đến từ các xu hướng diễn ra trong tiềm thức (subconscious tendency) nhằm phục vụ bản thân mình. Cách tư duy "tiềm thức" như vậy là cực kỳ thiếu chính xác, do đó dĩ nhiên, bạn muốn loại nó ra khỏi bản thân mình. Bạn muốn trở nên thông thái chứ không phải ngu ngốc.

Bạn cũng đồng thời phải vị tha cho thiên kiến phục vụ bản thân của người khác, bởi đại đa số chúng ta không thể loại bỏ nó thành công. Và nếu bạn không vị tha với thiên kiến của chính mình thì cũng thật ngu ngốc. Tôi đã chứng kiến một cố vấn pháp lý xuất sắc của Salomon (đào tạo tại Harvard) đánh mất sự nghiệp của mình. Điều mà anh ta phản pháo khi vị CEO vô tình nhận ra một số nhân sự cấp dưới có hành vi sai trái (mà vị cố vấn biết) là: "Gee, tôi không có trách nhiệm pháp lý để báo cáo điều này, dù tôi hiểu đây điều chúng ta nên làm, nó liên quan đến trách nhiệm đạo đức." Dĩ nhiên, vị cố vấn pháp lý hoàn toàn đúng về mặt lý lẽ nhưng nó không hiệu quả. Vị CEO đã rất không hài lòng, ông từ chối lý lẽ trên - để cuối cùng tranh cãi trượt dài thành một vụ scandal đình đám giữa vị CEO và cố vấn pháp lý.

Câu trả lời đúng trong tình huống này đã được Ben Franklin (cha già lập quốc Hoa Kỳ) nêu ra. Ông nói: "Nếu muốn thuyết phục ai đó, bạn hãy viện đến lợi ích chứ đừng nói lý lẽ" (interest not to reason). Thiên kiến phục vụ bản thân chảy rất mạnh. Nếu vị cố pháp pháp luật nói cách khác: "Hãy nhìn đi, nó có thể bùng nổ, hủy hoại và lấy hết tiền và vị thế của ông. Thật là một thảm họa to lớn." Câu nói này có lẽ hiệu quả hơn. Bạn hãy nhìn vào lợi ích của người đối diện. Dù hành động dựa trên các động lực cao thượng, nhưng cũng đừng quên đề cập đến lợi ích.

Một điều quan trọng khác: gìn giữ hay bảo vệ động lực (incentives). Bạn chắc chắn không muốn mình có một hệ thống động lực gây ra nhiều hành xử ngu ngốc hay tệ hại. Động lực quá mạnh, nó kiểm soát nhận thức và hành vi của con người, một trong những thứ mà tôi tìm thấy ở một số các hãng luật hiện đại là quota giờ tính phí (billable hour quotas). Thực sự, tôi không thể sống dưới bộ khung này xuyên suốt 2400 giờ mỗi năm, nó sẽ gây ra những vấn đề nghiêm trọng. Tôi không thể làm điều này và cũng chẳng có giải pháp nào cho bạn. Bạn phải tìm cách giải thoát riêng cho mình. Quả là một vấn đề to lớn.

Bạn cũng chắc chắn không muốn làm việc dưới quyền ai đó mà bạn không ngưỡng mộ hoặc muốn trở thành. Điều này rất nguy hiểm. Chúng ta luôn bị kiểm soát theo mức độ nào đó bởi các cá nhân có thẩm quyền - họ thường là người tưởng thưởng cho chúng ta. Điều này đòi hỏi họ phải có một số tài năng nào đó.

Cách tôi giải quyết việc này là tìm ra những người mà tôi ngưỡng mộ và vận động một cách khéo léo (mà không chỉ trích bất cứ ai). Nhờ vậy tôi hoàn toàn làm việc dưới những người mà tôi ngưỡng mộ. Rất nhiều hãng luật cho phép điều này nếu bạn đủ sắc sảo để tìm lối đi. Thành tựu mà bạn có được trong cuộc đời sẽ có mức độ thõa mãn và chất lượng cao hơn nếu làm việc dưới trướng những người mình ngưỡng mộ. Lựa chọn khác (làm việc với người mình ghét chẳng hạn) có vẻ không phải là một ý tưởng tốt.

Duy trì tính khác quan (Objectivity maintenance). Chúng ta cần nhớ rằng Darwin có một sự chú ý đặc biệt đến các chứng cứ chưa được xác thực, mà thường là những thứ mà ông tin và yêu. Thói quen duy trì tinh thần khách quan là điều bắt buộc để trở thành một người suy tư đúng đắn. Chúng ta đang nói về thái độ của Darwin - sự chú tâm đặc biệt đến những điều chưa xác thực - ông cũng kiểm tra các thói quen/lề lối hàng ngày (checklist routines). Quá trình kiểm tra các lề lối hàng ngày giúp chúng ta tránh được những lỗi lớn. Bạn cần có sự thông tuệ cơ bản này, hãy đào sâu và đưa ra danh sách phản ánh bản thân. Thật khó có cách nào cải thiện bản thân hiệu quả hơn.

Quan niệm cuối cùng mà tôi tin nó cực kỳ quan trọng: từ rất lâu tôi đã nhận ra sự bất công bằng (non-egality) khiến thế giới mà tôi muốn cư ngụ hiệu quả hơn. Sự bất công bằng có nghĩa là gì? Tôi muốn nhắc đến John Wooden, ông là một trong những nhà huấn luyện bóng rổ số một trên thế giới. Ông chia sẻ với năm vận động viên kém nhất (bottom players): "Các bạn không nên tham gia chơi. Các bạn chỉ là những người giỏi đấu khẩu" (sparring partners).

Bảy vận động viên đứng đầu (top 7) tham gia mọi cuộc chơi - họ là những người chịu khó học nhất, bạn có còn nhớ khái niệm cỗ máy học tập - bởi chịu khó dấn thân. Khi xây dựng hệ thống "không bình đẳng" này, Wooden dành nhiều chiến thắng hơn bao giờ hết so với trước đây.

Tôi tin rằng trò chơi cuộc đời (game of life), xét nhiều khía cạnh, cũng nên đưa những người có động lực học tập và xu hướng trở thành các cỗ máy học tập cao nhất vào trong quá trình thực chiến (practice). Nếu muốn nền văn minh nhân loại đạt đến mức độ cao nhất thì đây là con đường chúng ta phải đi. Bạn chắc chắn không muốn cuộc phẫu thuật não của con bạn rơi vào tay tới 50 ứng viên, mà quá trình tiến hành lần lượt thay đổi nếu không đạt. Bạn cũng không muốn máy bay chở mình thiết kế theo cách như vậy. Bạn cũng không muốn Berkshire Hathaway vận hành theo cách như vậy. Bạn muốn quyền lực phải rơi vào đúng người.

Tôi thường xuyên kể câu chuyện nhà khoa học đoạt giải Nobel - Max Planck đi vòng quanh nước Đức để giảng bài về cơ học lượng tử (quantum mechanics). Lái xe riêng của ông nghe nhiều đến mức có thể nhớ chi tiết bài giảng, anh ta nói: "Thưa giáo sư Planck, lịch trình lặp đi lặp lại hàng ngày của chúng ta thật nhàm chán, ông hãy để tôi giảng bài thay ông lần này, còn ông ngồi trước mặt tôi với cái mũ tài xế? Planck đáp lại: "Đồng ý". Người tài xế tự tin bước lên đã thực hiện một bài giảng dài về cơ học lượng tử, sau đó có một số giáo sư vật lý ngồi ở rìa và đưa ra một câu hỏi cực sắc bén. Người tài xế phản hồi: "Thật ngạc nhiên ngay giữa lòng thành phố hiện đại như Munich, tôi lại nhận được một câu hỏi cơ bản như vậy. Tôi sẽ để tài xế của mình phản hồi."

Lý do tôi kể câu chuyện này không phải để ca ngợi sự nhanh nhạy của người đóng thế. Trong thế giới này có hai kiểu kiến thức. Một là kiến thức của Planck - người thực sự hiểu vấn đề. Họ có năng lực. Họ được tôn trọng. Chúng ta cũng có kiểu kiến thức "tài xế" như trên - họ học cách để kích khởi cuộc nói chuyện, họ cũng có một cái đầu đầy tóc. Thậm chí với tông giọng nghe rất hấp dẫn. Những cuối cùng, kiến thức của họ cũng chỉ ngang mức độ "tài xế". Tôi nghĩ mình đang mô tả rất thực tiễn về các chính trị gia Hoa Kỳ.
Bạn sẽ gặp vấn đề cực kỳ lớn với việc trao trách nhiệm cho những ai có kiến thức Planck và loại bỏ những ai có kiến thức tài xế. Có nhiều lực cản chống lại ý định trên của bạn.

Thế hệ của chúng tôi, xét theo kía cạnh nào đó, đã thất bại trong việc tạo ra thế giới mà bạn kỳ vọng. Ngay trong lòng California, chúng tôi tạo ra một nhánh tư pháp chỉ cho phép các tổ chức xác thực bên trái và phải phụng sự công chúng, và dường như không thể loại bỏ. Đây là điều mà thế hệ chúng tôi để lại, nhưng có lẽ bạn cũng không muốn mọi thứ quá dễ dàng phải không?

Tôi cũng tìm thấy việc có được sở thích chuyên sâu về một đề tài nào đó là điều bắt buộc nếu bạn thực sự muốn trở nên giỏi giang. Tôi có thể ép buộc mình phải giỏi nhiều thứ, nhưng rõ ràng tôi không thể giỏi trong những thứ mà tôi không có mối quan tâm đặc biệt. Xét theo một khía cạnh nào đó, các bạn sẽ ủng hộ quan điểm này, bởi thật hợp lý khi dấn thân vào thứ gì đó dựa trên sở thích tự nhiên.

Điều tiếp theo mà bạn phải làm, dĩ nhiên, hành động thật chăm chú tỉ mỉ (assiduity). Tôi thích từ này vì nó có nghĩa "sẽ không có gì xảy ra cho đến khi bạn làm nó" (sit down in your ass until you do it).

Tôi đã có những đối tác tuyệt vời trong đời. Tôi cho rằng mình tiếp cận được họ phần nào đó vì đã luôn phấn đấu để xứng đáng với họ, phần nào đó vì tôi đủ thông thái để lựa chọn, và phần nào đó là do may mắn. Có hai đối tác mà tôi chọn trong một giai đoạn ngắn nào đó của cuộc đời tuân thủ theo luật riêng (họ tạo ra một đội ngũ thiết kế thi công công trình). Khi cả nhóm ngồi xuống thảo luận, họ nói: "Hợp tác giữa hai bên. Mọi thứ chia đều. Đây là luật: mỗi khi có ai đó không bảo đảm cam kết với người khác, chúng ta đều phải cùng làm việc 14 giờ một ngày cho đến khi bắt kịp tiến độ."

Không cần nói nhiều, công ty này không thất bại. Những người tham gia khi qua đời đều rất giàu. Thật là một nguyên tắc giản đơn.

Còn một điều nữa, cuộc sống nhiều lúc sẽ ập đến những thứ tồi tệ, ghê sợ và thiếu công bằng. Đừng bận tâm. Một vài người sẽ hồi phục, số khác thì không. Hãy dùng chính thái độ của Epictetus, triết gia trường phái khắc kỷ của Hy Lạp, để đối diện. Ông cho rằng mỗi sự kém may mắn trong đời là cơ hội để chúng ta hành xử đúng đắn. Mỗi sự kém may mắn là cơ hội để học một điều gì đó và trách nhiệm của chúng ta là phải đảm bảo mình không rơi vào trạng thái luyến tiếc (self-pity), cố gắng tối ưu những điều kiện xấu theo cách tích cực nhất có thể. Đây là một quan niệm đúng đắn.

Bạn có nhớ văn bia mà Epictetus để lại: "Đây là nơi an nghỉ của Epictetus, một nô lệ, với một phần cơ thể bị cắt xén, hoàn toàn nghèo đói, và được các thần linh yêu thương."

Đó là cách mà Epictetus được ghi nhớ. Ông nhấn mạnh về những hậu quả lớn cũng như việc mình được thần linh yêu thương. Sự yêu quí này đến từ thông thái và bản lĩnh. Quả là một quan niệm cao quý.

Tôi muốn chia sẻ thêm ý tưởng hay quan niệm này, liên quan đến điều tôi coi trọng sự khôn ngoan (prudence) cũng như chủ nghĩa cơ hội (opportunism). Ông nội của tôi là thẩm phán liên bang duy nhất trong thành phố xuyên suốt 40 năm. Tôi cực kỳ ngưỡng mộ ông, tên của tôi cũng bắt nguồn từ ông. Vì tin vào Nho giáo, nên tôi có thể nói: "Chà, quý ngài thẩm phán Munger chắc sẽ rất tự hào khi biết tôi đang ngồi chia sẻ ở đây".

Vì chất Nho Giáo chảy bên trong, nhiều năm sau khi ông nội qua đời, tôi vẫn mang theo ngọn đuốc giá trị mà ông soi sáng. Munger ông nội là thẩm phán liên bang vào thời kỳ mà quỹ hưu trí dành cho quả phụ của thẩm phán liên bang không tồn tại. Nếu ông không tiết kiệm thu nhập của mình, thì bà tôi sẽ rất khốn khổ. Ông đã trở thành một người luôn luôn chi tiêu dưới mức mình kiếm được và để lại cho một nửa của mình một cuộc sống thoải mái.
Thêm nữa, trong thập niên 30, ngân hàng của chú tôi thất bại và không thể mở trở lại. Ông của tôi đã cứu ngân hàng này bằng cách lấy đi một phần ba tài sản của mình - những tài sản tốt - để đặt vào trong ngân hàng này và đổi lấy phần tài sản xấu. Dĩ nhiên, điều này đã cứu sống ngân hàng.

Dù nhận lấy phần thua lỗ nhưng hầu hết tiền của ông cuối cùng cũng quay lại. Tôi vẫn mãi nhớ ví dụ này. Khi tôi học đại học và đi ngang qua Houseman, tôi vẫn nhớ vần thơ nhỏ của nhà thơ, cụ thể:

"Suy tư của kẻ khác
Thì mỏng manh và vụt lướt nhanh qua
Như trong cuộc gặp gỡ yêu đương
Hay may mắn và danh tiếng
Của tôi thì đầy những lo lắng
Và của tôi thì đầy kiên định
Và tôi luôn sẵn sàng
Khi khó khăn ập đến."

Bạn có thể phản pháo "Ai mà muốn bước vào cuộc đời nếu biết trước nó có đầy vấn đề?" Vâng, tôi muốn. Xuyên suốt cuộc đời, tôi đã đi qua biết bao vấn đề biết trước. Và tôi vẫn ở đây với gần 84 năm, cũng như Epictetus, tôi có một cuộc đời được yêu thương (hay ban phước). Rõ ràng, nó không khiến tôi buồn phiền vì các vấn đề tiên đoán trước mà chỉ tăng mức độ sẵn sàng trong tôi nếu đột nhiên phải đối diện. Nó không khiến tôi khổ đau. Thật ra, nó giúp ích rất nhiều. Phải cảm hơn Houseman và ngài thẩm phán Munger.

Quan niệm cuối cùng tôi muốn trao cho các bạn: khi bước vào con đường sự nghiệp của chính mình, bạn thường xuyên phải đối diện với nhiều quy trình, nhiều cảnh báo (precautions), những chuyện ba láp ba xàm (mumbo-jumbo) - đó không phải là dạng thức cao nhất mà nền văn minh có thể đạt đến. Dạng thức cao nhất mà nền văn minh có thể đạt đến là một mạng lưới trơn tru của niềm tin xứng đáng (deserved trust). Không cần quá nhiều quy trình, hoàn toàn là những người đáng tin cậy đặt niềm tin đúng vào người khác.

Đó là cách mà phòng vận hành (operating room) tại Mayo Clinic hoạt động. Nếu có một nhóm các luật sư giới thiệu nhiều quá nhiều quy trình, các bệnh nhân chắc sẽ lần lượt qua đời sớm. Đừng bao giờ quên, khi là một luật sư, bạn có thể được tưởng thưởng vì bán những thứ rườm rà này, nhưng đôi khi bạn không nhất thiết phải bán chúng. Trong cuộc đời của mình, điều duy nhất bạn cần là một mạng lưới mượt mà các niềm tin xứng đáng. Và nếu như hợp đồng hôn nhân của bạn có tới 47 trang, đề nghị của tôi là bạn không nên can dự vào.

Như thế là quá đủ cho buổi lễ tốt nghiệp. Tôi hy vọng lời tự sự (rumination) của lão già này hữu ích cho các bạn. Cuối cùng, tôi cũng giống vị Anh Hùng Già Nua trong tác phẩm "Tiến Trình Hành Hương"(Pilgrim's Progress): "Thanh gươm của tôi sẽ để lại cho ai có thể mang nó theo."