Chiến tranh và Hòa Bình

Chiến tranh và Hòa Bình

Trong tác phẩm vĩ đại (true lion) "Chiến tranh và Hòa Bình", nhà văn Nga Leo Tolstoy mô tả lịch sử nhân loại như một chuỗi bất tận các khoảng khắc nhỏ, tầm thường mà tất cả các cá nhân, dù cao quý hay phàm phu tục tử, đều can dự vào. Khi một sự kiện diễn ra, con người bày tỏ quan điểm (opitions) và mong muốn (wishes) về nó, điều này khiến nó phát triển (diễn tiến) dựa trên hành động tổng hợp (joint action) của nhiều người - một trong số các quan điểm hay mong muốn trên có thể gần đạt được (fulfilled) - nếu điều này thực sự diễn ra thì quan điểm/mong ước này sẽ kết nối với sự kiện (event) trên thành mệnh lệnh (order) phải thực hiện (một dạng thức sơ khai của mệnh lệnh và quyền lực). Trên góc nhìn này, Tolstoy muốn thức tỉnh công chúng rằng không phải "Những người quan trọng" (Important People) như các lãnh đạo quân sự, chính trị, lãnh đạo tôn giáo hay các trí thức có ảnh hưởng - có khả năng dịch chuyển thế giới (the movers of the world) mà là chính mỗi cá nhân bình dị nhất. Bất cứ bầy đàn động vật nào cũng cần phải có một vài con đầu đàn để định hướng đi - nhưng điều này không khiến cho "nhân vật" có tầm ảnh hưởng "lãnh đạo" nhiều như những người theo đuôi "khó chịu" đang đi phía sau. Tolstoy vật lộn với hai ý tưởng đầy mâu thuẫn:

1> Làm thế nào mà mệnh lệnh từ những người có thẩm quyền (superiors) có thể khiến các cá nhân làm những việc (đôi khi rất tồi tệ) mà ở bối cảnh khác họ sẽ không dám làm
2> Làm thế nào mà, khi hồi tưởng lại, các đế chế quyền lực trong lịch sử bị thế giới hiện đại xem là phi nhân lại có thể thuyết phục đám đông tham gia vào các hành động tồi tệ (và trông có vẻ chính đáng tại thời điểm đó) đi ngược trực giác.

Quá trình cộng hưởng "quan điểm đám đông" diễn ra trong mỗi sự kiện - bao gồm chiến tranh. Dù nặng lòng với vùng đất mẹ Nga, Tolstoy phản đối việc những người dân thường bị buộc phải đi giết chóc dưới mệnh lệnh của người cai trị (sa hoàng) - mượn ý tượng từ Phúc Âm (Gospels) ông phát triển khái niệm "đấu tranh phi bạo lực", thứ đã truyền cảm hứng rất nhiều cho Gandhi trẻ tuổi (nhà đấu tranh dành độc lập của Ấn Độ).

Nhiều tranh cãi đã nổ ra quanh quyết định tấn công Ukraine của Putin, không có đúng có sai rõ ràng - tất cả là sự cộng hưởng và chọn phe - mình có thể mượn lời của Carl Schmitt (nhà lý luận chính trị của Đức Quốc Xã): “không bao giờ tìm được sự đồng thuận về những vấn đề quan trọng nhất hay các băn khoăn tôn giáo, đức hạnh và bản chất của nhân loại. Chính trị là một chiến trường không ngừng thúc đẩy quá trình chia rẽ mà con người bị buộc phải chọn phe: bạn bè hay kẻ thù”. Tất nhiên, theo quan điểm của mình, cần tuyệt đối tránh né "sự cực đoan" (intense ideology) - bởi nếu dính vào tâm trí của bạn sẽ đóng chặt.

Yuval Noah Harari, sử gia nổi tiếng, nhìn vấn đề "chiến tranh Nga - Ukraine" qua lăng kính dài của lịch sử và xoáy sâu vào câu hỏi căn cơ về các lựa chọn của con người và khả năng thay đổi? Góc nhìn này có tầm bao quát lớn này sẽ khai sáng tâm trí chúng ta - rất đáng đọc (thay vì tranh cãi đúng sai - Bài đăng trên The Economist).

Có một câu hỏi căn cơ nằm ở trung tâm cuộc khủng hoảng Ukraine liên quan đến bản chất của lịch sử và bản chất của nhân loại (humanity): liệu thay đổi có thể diễn ra? (is change possible). Liệu con người có thể thay đổi cách thức mình hành xử, hoặc liệu lịch sử có tự lặp lại bản thân mình liên tục, con người có phải cứ mãi mãi vướng vào việc tạo ra các bi kịch trong quá khứ mà không thay đổi điều gì ngoài trừ vỏ bọc bên ngoài (the decor)?

Một trường phái tư tưởng (school of thought) đã thẳng thừng từ chối khả năng thay đổi. Nó xem thế giới này như một khu rừng, những kẻ mạnh (strong) sẽ ăn thịt kẻ yếu (weak) và chỉ có một thứ duy nhất có thể bảo vệ một quốc gia khỏi nanh vuốt kẻ thù là lực lượng quân đội (military force). Đây lả cách mà mọi thứ luôn luôn diễn ra và sẽ mãi như vậy. Những ai không tin vào "luật rừng" (the law of the jungle) không chỉ đang dối lòng mình (delude) mà còn đặt họ vào rủi ro sinh tồn. Họ sẽ không thể tồn tại lâu.

Một trường phái tư tưởng khác lại tranh luận rằng cái gọi là luật rừng không thực sự là luật tự nhiên (natural law). Con người tạo ra nó, và con người cũng có thể thay đổi. Đại đa số đã hiểu nhầm về chiến tranh (misconceptions), bằng chứng rõ ràng đầu tiên về các cỗ máy chiến tranh có tổ chức xuất hiện trong các di chỉ khảo cổ cách đây chỉ 13 ngàn năm. Thậm chí ngay cả sau mốc thời gian trên, có rất nhiều giai đoạn mà chúng ta khó có thể tìm thấy bất cứ bằng chứng chiến tranh nào. Không giống như trọng lực, chiến tranh không phải là lực cơ bản của tự nhiên. Cường độ và sự tồn tại của nó phụ thuộc vào các yếu tố văn hóa, kinh tế và công nghệ ẩn phía dưới. Khi các yếu tố trên thay đổi thì chiến tranh cũng vậy.

Bằng chứng của những thay đổi trên ở xung quanh chúng ta. Xuyên qua một vài thế hệ, vũ khí hạt nhân đã biến chiến tranh giữa các siêu cường thành mồ chôn tập thể điên rồ, điều này khiến cho các quốc gia hùng mạnh phải tìm cách giải quyết xung đột ít bạo lực hơn. Những cuộc chiến giữa các siêu cường, như chiến tranh Punic lần thứ 2 (giữa Rome và Carthage) và chiến tranh thế giới thứ hai, đã trở nên nổi trội (salient feature) trong phần lớn lịch sử, trong suốt bảy thập kỷ qua hầu như không có chiến tranh trực diện nào giữa các siêu cường.

Trong cùng giai đoạn trên, nền kinh tế toàn cầu đã chuyển đổi từ việc dựa trên các nguồn nguyên liệu (materials-based) sang tri thức (knowledge). Các nguồn lực tạo dựng sự giàu có (wealth source) chính yếu trước kia là tài sản xuất phát từ "nguyên liệu" như vàng khai thác từ mỏ, cánh đồng lúa mì, giếng dầu - thì ngày nay nguồn giàu có chính yếu là tri thức. Cho dù bạn có thể chiếm đoạt các mỏ dầu bằng vũ lực, thì với tri thức cách này hoàn toàn bất khả. Lợi nhuận của việc chinh phạt truyền thống đã suy giảm.

Cuối cùng, chuyển dịch to lớn đã diễn ra trong văn hóa toàn cầu. Nhiều giới tinh hoa trong lịch sử - như các thủ lĩnh người Hung Nô (những người dân du cư hay bán du cư trên lưng ngựa trong một liên minh lỏng lẻo ở khu vực Trung Á), các quý tộc Viking (jarl) và La Mã (patricians) - đều nhìn về chiến tranh một cách tích cực. Các nhà lãnh đạo từ Sargon vĩ đại đến Benito Mussolino đều muốn mình trở nên bất tử qua chinh phạt (và các nghệ sĩ như Homer và Shakespeare đều hạnh phúc bám theo những viễn cảnh trên). Giới tinh hoa khác, như nhà thờ công giáo, xem chiến tranh là tội ác nhưng khó có thể tránh khỏi.

Trong một vài thế hệ qua, tuy nhiên, lần đầu tiên trong lịch sử thế giới, chúng ta có giới tinh hoa xem chiến tranh vừa là tội ác (evil) vừa là thứ hoàn toàn có thể tránh được (avoidable). Thậm chí cả những người "hiếu chiến" như George W. Bush và Donald Trump, tất nhiên không tính đến những người như Merkel (thủ tướng Đức) và Ardern (thủ tướng New Zealand), đều là loại chính trị gia rất khác với Attila (người Hung Nô - là Thiền Vu của Đế quốc Hung từ năm 434 đến khi qua đời vào năm 453 và là người anh hùng đã tạo dựng một đế chế của người Hung trải dài từ Đức đến sông Ural, rồi từ sông Danube tới biển Baltic) và Alaric (Goth - vua của người Visigoth từ năm 395 đến 410, nổi tiếng vì cuộc công chiếm thành Roma năm 410, đánh dấu sự suy tàn của đế quốc Tây La Mã). Họ thường dành được quyền lực nhờ quảng bá "giấc mơ" cải tổ các vấn đề nội bộ địa phương hơn là chinh phạt quốc tế. Còn ở địa hạt nghệ thuật và tư tưởng (art & thought), đại đa số các tài năng lớn, từ Pablo Picasso đến Stanley Kubrick - đều nổi tiếng vì mô tả viễn cảnh ghê rợn phi lý của các cuộc chiến hơn là tôn vinh kiến trúc của nó.

Kết quả của những thay đổi trên đã khiến đại đa số các chính phủ ngừng xem chiến tranh hung hãn là công cụ có thể chấp nhận được để tạo lợi thế cho mình - đại đa số các quốc gia ngừng lãng mạng hóa việc chinh phục và thâu tóm các nước lân bang. Rõ ràng, chỉ bằng lực lượng quân sự mà có thể ngăn Brazil xâm lược Uruguay hay Tây Ban Nha xâm lược Morocco là không chính xác.

Các tham số của hòa bình

Chiến tranh rõ ràng thực sự suy giảm thông qua một số con số thống kê. Kể từ sau năm 1945, việc đường biên giới quốc tế bị vẽ lại do hoạt động xâm lược là cực kỳ hiếm có và hầu như không có một quốc gia được công nhận nào hoàn toàn bị xóa sổ trên bản đồ do hoạt động chinh phạt bên ngoài. Cũng không thiếu các hình thức mâu thuẫn, như nội chiến và bạo loạn (insurgencies). Nhưng ngay cả khi xem xét hết tất cả các hình thức mâu thuẫn, trong hai thập kỷ đầu của thế kỷ 21, bạo lực (violence) đã giết ít người hơn tự tử (suicide), tai nạn xe cộ hay các căn bệnh liên quan đến béo phì. Súng ống đã trở nên ít gây chết người hơn đường ăn (Sugar).

Các học giả đã tranh luận ngược xuôi về tính chính xác của các bảng thống kê, nhưng quan trọng là chúng ta phải nhìn ra xa hơn các bài toán. Việc suy giảm của chiến tranh đã từng là một hiện tượng vừa mang tính tâm lý vừa mang tính thống kê. Quan trọng nhất là việc này đã khiến khái niệm "hòa bình" trở nên rất khác. Trong phần lớn lịch sử, hòa bình có nghĩa là "sự vắng mặt tạm thời của chiến tranh". Khi mọi người trong năm 1913 đề cập đến hòa bình giữa Pháp và Đức - họ ám chỉ rằng quân đội hai bên không còn đụng độ nhau trực tiếp, nhưng tất cả đều biết rằng chiến tranh giữa hai nước có thể bùng lên lại bất cứ lúc nào.

Trong các thập kỷ gần đây, hòa bình mang nghĩa "sự bất hợp lý của chiến tranh" (implausibility of war), Đối với nhiều quốc gia, việc bị xâm lược hay chinh phạt bởi các nước xung quanh trở nên quá khó để hình dung (inconceivable). Tôi sinh sống ở Trung Đông, nên hiểu rõ có một số ngoại lệ cho xu hướng trên. Nhưng việc chân nhận xác xu hướng này cũng quan trọng không kém việc chỉ ra các ngoại lệ.

"Hòa bình mới" (new peace) chưa từng là một giấc mơ viễn vông (fantasy) hay may mắn (fluke). Nó được phản ánh rõ ràng trong các khoản ngân sách được tính toán một cách lạnh lùng. Trong các thập kỷ gần đây, chính phủ các nước đã cảm thấy an toàn hơn khi điều chỉnh chi tiêu trung bình cho lực lượng quân sự xuống còn 6,5% ngân sách và dành phần còn lại cho giáo dục, chăm sóc sức khỏe và phúc lợi. Mọi người thường xem đây là điều hiển nhiên, nhưng đây là một thành tựu phi thường trong lịch sử loài người. Trong vài ngàn năm, chi tiêu quân sự thường là hạng mục chiến nhiều nhất trong ngân sách của các hoàng tử, khan (vua du mục như Mông Cổ), sultan (vua hồi giáo), và hoàng đế. Việc chi tiêu vào giáo dục hay y tế phục vụ công chúng là cực kỳ hạn chế.

Sự suy giảm của chiến tranh không bắt nguồn từ một phép màu kỳ diệu hay sự thay đổi trong luật tự nhiên. Nó là kết quả của việc con người đưa ra những lựa chọn tốt hơn. Nó rõ ràng là một thành tựu đạo đức và chính trị vĩ đại nhất của nền văn minh hiện đại. Thật không may, vì bắt nguồn từ lựa chọn của con người nên nó cũng thể bị đảo ngược.


Công nghệ, kinh tế và văn hóa vẫn tiếp tục thay đổi. Sự trỗi dậy của vũ khí công nghệ cao, nền kinh tế lèo lái bởi công nghệ AI và văn hóa quân sự mới góp phần tạo ra kỷ nguyên chiến tranh mới, tồi tệ hơn những thứ chúng ta từng chứng kiến trước đó. Để có được hòa bình, mỗi người trong chúng ta cần phải đưa ra lựa chọn tốt. Ngược lại, lựa chọn tồi từ một phía nào đó có thể dẫn đến chiến tranh.

Đó là lý do tại sao bất cứ ai trên Trái Đất này đều nên lo lắng về việc Nga đe dọa và xâm lược Ukraine. Nếu một lần nữa, hành động bắt nạt các nước yếu hơn của các cường quốc trở nên bình thường, nó sẽ ảnh hưởng tới cách con người trên thế giới cảm nhận và hành xử. Kết quả rõ nhất trước mắt là chúng ta sẽ quay lại với thế giới "luật rừng" và tốc độ tăng cao của chi phí dành cho quân sự. Đồng tiền lẽ ra dành cho giáo viên, y tá, công nhân thì nay chảy vào xe tăng, tên lửa và vũ khí công nghệ cao.

Việc quay lại khu rừng cũng khiến cho hợp tác toàn cầu quanh một số vấn đề như biến đổi khí hậu và đặt ra quy định cho các công nghệ đột phá như trí tuệ nhân tạo (AI) và công nghệ gen (genetic engineering). Thật không dễ để làm việc với các quốc gia chỉ trực chờ để loại bỏ bạn. Khi cuộc chạy đua vũ trang (dựa trên AI) và biến đổi khí hậu đều tăng lên, hiểm họa mâu thuẫn đối kháng quân sự sẽ chỉ tăng lên, đóng lại vòng lặp có thể khiến giống loài chúng ta đi vào thảm cảnh đen tối.

Đường hướng lịch sử

Nếu bạn tin sự thay đổi của lịch sử không thể diễn ra và nhân loại không bao giờ ra khỏi khu rừng trong hiện tại cũng như tương lai, lựa chọn duy nhất còn lại là đóng vai trò dã thú hay con mồi (predator or prey). Nếu chỉ có hai lựa chọn như vậy, đại đa số các nhà lãnh đạo sẽ đi vào lịch sử như những gã săn mồi đầu đàn, đồng thời đưa tên tuổi của họ vào danh sách những nhà chinh phạt nhẫn tâm mà những học sinh kém may mắn phải ghi nhớ để vượt qua các kỳ thi.

Nhưng nếu thay đổi có thể diễn ra? Liệu luật rừng là một lựa chọn hay là một thứ gì đó không thể tránh khỏi? Nếu như vậy, những lãnh đạo chọn chinh phạt các nước xung quanh sẽ đi vào trong kí ức của nhân loại với vị trí đặc biệt, tệ hại hơn cả Thiếp Mộc Nhi (Tamerlane - người sáng lập ra đế chế Timurid ở Trung Á hung dữ và đáng sợ, cuối cùng cai trị phần lớn châu Âu và châu Á. Trong suốt lịch sử, hiếm có cái tên nào gieo rắc nỗi kinh hoàng như của ông ta). Nhà lãnh đạo này sẽ đi vào lịch sử vì đã phá đi thành tựu vĩ đại nhất của nhân loại. Ngay cả khi chúng ta nghĩ mình đã ra khỏi khu rừng, hắn sẽ kéo vào lại.

Tôi không biết điều gì sẽ diễn ra ở Ukraine. Nhưng là một sử gia, tôi tin vào viễn cảnh của sự thay đổi. Tôi không nghĩ điều này ngây thơ - đó là một hiện thực (realism). Điều duy nhất diễn ra liên tục trong lịch sử loài người chính là sự thay đổi. Có lẽ đây là điều mà chúng ta có thể học được từ người Ukraine. Trải qua nhiều thế hệ, người Ukraine đã không biết gì nhiều ngoài chuyên chế và bạo lực. Họ đã trải qua hai thế kỷ dưới chế độ sa hoàng chuyên quyền (cuối cùng sụp đổ trong cơn hỗn loạn của thế chiến một). Một chút nỗ lực dành độc lập đã nhanh chóng bị đè bẹp bởi Hồng Quân và tái thiết lập lại quốc gia dưới sự kiểm soát của Nga. Người Ukraine sau đó đã sống qua nạn đói do con người gây ra mang tên Holodomor, các cuộc khủng bố kiểu Stalin, chiếm đóng của Nazi và nhiều thập kỷ đè bẹp tâm trí con người bởi các nhà độc tài cộng sản. Khi Liên bang Xô Viết sụp đổ, lịch sử dường như đoan chắc việc người Ukraine trước sau gì cũng rơi vào con đường chuyên quyền bạo lực (brutal tyranny) - họ còn biết điều gì khác chứ?

Nhưng họ chọn điều khác biệt. Mặc cho lịch sử, mặc cho nghèo đói, mặc cho nhiều rào cản to lớn, người Ukraine quyết định thành lập một nền dân chủ. Ở Ukraine, không giống như ở Nga và Belarus, các ứng cử viên đối lập thường xuyên thay thế những người xưa cũ (incumbents). Khi đối diện với đe dọa chuyên quyền trong năm 2004 và 2013, người Ukraine đã hai lần nổi dậy nhằm bảo vệ tự do. Nền dân chủ của họ là một điều mới mẻ. Đó là một kiểu "hòa bình mới" (new peace). Nó mong manh và có thể không tồn tại lâu. Nhưng vẫn có thể xảy ra và gieo giá trị vào sâu trong cội rễ. Mỗi thứ cũ kỹ xưa được làm mới lại. Cuối cùng, tất cả cũng quay về lựa chọn của con người (human choices).