Donald Trump đang thay đổi luật chơi

Donald Trump đang thay đổi luật chơi

[The Economist]

Tổng thống đắc cử Mỹ có một cách tiếp cận mới trong việc quản trị tập đoàn Mỹ và đó không phải lúc nào cũng là tin tốt lành.

Chỉ còn sáu tuần nữa là đến lễ nhậm chức của mình nhưng  tổng thống đắc cử Donald Trump đã gửi những làn sóng gây sốc đến giới kinh doanh Mỹ. Các giám đốc điều hành cùng cổ đông trong công ty của họ bị một phen choáng váng trước những lời hứa của tổng thống đắc cử như cắt bớt các thủ tục hành chính rườm rà, giảm thuế, và tăng trưởng kinh tế bằng cách chi tiêu cho cơ sở hạ tầng. Giới cổ cồn xanh thì cực kì phấn khích trước dự định của ông về việc buộc các cơ sở kinh doanh phải bảo vệ công việc của họ.

Trong một vài tuần qua, quý ngài Trump đã chỉ trích Apple vì đã không sản xuất nhiều hơn điện thoại iPhone ngay tại Mỹ, kêu gọi hãng Ford phải đưa ra các kế hoạch về việc di chuyển sản xuất của dòng xe hơi thể thao (SUV) Lincoln, đồng thời mắng nhiếc Boeing, không lâu sau khi giám đốc điều hành của hãng bày tỏ sự hoài nghi tới công chúng về những hiểm họa của chính sách thương mại bảo hộ. Kịch tính hơn nữa, quý ngài Trump còn phỉnh phờ và dẫn dụ hãng Carrier, hãng sản xuất các thiết bị điều hòa ở Indiana nhằm thay đổi kế hoạch và giữ lại 800 công việc trong bang này hơn là di chuyển việc sản xuất đến Mexico. Một khảo sát cho rằng cứ  sáu trên mười người Mỹ lại có cảm giác tích cực hơn về Trump sau thỏa thuận với Carrier. Nguồn sức mạnh “cơ bắp” của ông càng lúc càng được minh chứng rộng rãi.

Phổ biến rộng rãi nhưng lại tiềm ẩn nhiểu vấn đề. Các chiến lược phát sinh từ ông tới giới doanh nghiệp có đầy những yếu tố hứa hẹn, nhưng cũng lại khiến nhiều người khác lo lắng sâu sắc. Những lời hứa hẹn nằm ở sự hăng hái của ông trong việc cải cách chính sách thuế doanh nghiệp, ủng hộ đầu tư cơ sở hạ tầng, và nhiều phần khác trong lộ trình bãi bỏ các quy định hành chính. Mối nguy hiểm, bắt nguồn trước tiên từ bản chất hám lợi tiềm tàng nằm ẩn đằng sau thái độ của ông hướng tới giới kinh doanh.  Và thứ hai, trong những chiến lược của mình, mua đứt và tấn công các công ty cá nhân – mà ông dùng để đạt được mục tiêu của mình. Chủ nghĩa tư bản Mỹ trở nên thịnh vượng cũng một phần là nhờ việc thực thi các luật lệ có thể tiên đoán được. Nếu hệ thống dựa trên luật lệ này ở một mức độ nào đó sẽ bị thay thế bởi cách tiếp cận tùy nghi, nghĩa là các doanh nhân phải thích nghi và tỏ lòng phục tùng đến cơn bốc đồng của Đức Vua Trump. Mối nguy hại lâu dài đến nền kinh tế Mỹ sẽ càng trở nên trầm trọng.

Giúp đỡ một số ít bằng cái giá phải trả của rất nhiều người

Bắt đầu từ sự rối rắm trong triết lý của quý ngài Trump. Tổng thống đắc cử tin rằng những công nhân Mỹ bị tổn thất khi các hãng di chuyển việc sản xuất tới những địa điểm nước ngoài rẻ hơn. Đó là lý do tại sao ông muốn đánh thuế quan 35% lên các sản phẩm của bất cứ công ty nào đưa việc sản xuất ra nước ngoài. Hàng rào thương mại như trên sẽ gây ra đổ vỡ trên diện rộng. Điều này sẽ làm cho hàng hóa trở nên đắt đỏ hơn cho người tiêu dùng ở Mỹ. Bằng cách chống lại việc các hãng của Mỹ tối đa hóa hiệu suất bằng cách sử dụng mạng lưới cung ứng phức tạp, sẽ làm suy giảm khả năng cạnh tranh, ngăn chặn những khoản đầu tư mới và cuối cùng, gây tổn hại đến thu nhập của các công nhân đang làm việc trong cả nền kinh tế. Nó cũng khuyến khích các phản ứng ăn miếng trả miếng.

Chính xác là bởi vì thuế quan khá tốn kém, nhiều doanh nhân chỉ coi và hạ thấp chính sách bảo hộ của Trump như một thuật hùng biện về “ngôn ngữ”. Nhiều người cho rằng việc tập trung vào các hãng tư nhân (cá nhân) như một sự thay thế khôn ngoan về mặt chính trị. Nếu như quý ngài Trump có thể thuyết phục các công nhân Mỹ rằng ông ở về phe của họ chỉ bằng hàng rào những lới nhắn Twitter hoặc bằng các thỏa thuận cửa sau như là với  Carrier thì có lẽ  sẽ không cần đến sự thay đổi nào về thuế quan. Để đạt được lợi nhuận trong một môi trường kinh doanh thân thiện thịnh vượng, các quản lý cấp cao khéo léo chỉ cần đảm bảo họ duy trì một hình ảnh đẹp trong mắt chủ tịch của mình.

Góc nhìn này chứa đầy những ước vọng lạc quan bởi bản chất tư lợi của quý ngài Trump là một thứ tính cách được hình thành lâu dài, và thỉnh thoảng được minh chứng là trở nên rất dữ dội, cụ thể là khi sức mạnh của đồng Dollar đẩy thâm hụt thương mại của Mỹ lên cao hơn. Quốc hội có lẽ chỉ có sức mạnh giới hạn để kiềm hãm ham muốn của tổng thống trong việc áp dụng hàng rào thuế quan. Quan trọng hơn nữa, ngay cả khi sự bảo hộ liều lĩnh được né tránh, một chiến lược dựa trên việc hối lộ và lôi kéo và bức hại các công ty tư nhân (cá nhân) bản thân cũng đã là một vấn đề lớn.

Quý ngài Trump không phải là chính trị gia đầu tiên đi phỉnh phờ các hãng kinh doanh. Với nhiều người, nước Mỹ như là một thành lũy của chủ nghĩa tư bản dựa trên luật lệ, nhưng Mỹ cũng có một lịch sử dài của những can thiệp tùy nghi về mặt chính trị trong kinh doanh. Các bang thường cung cấp một khoảng hỗ trợ định kỳ cùng một kiểu như Indiana làm cho hãng Carrier. Từ tổng thống John Kennedy, người đã làm bẽ mặt các hãng sản xuất thép vào năm 1960 đến Barack Obama người hỗ trợ tài chính cho các hãng ô tô vào năm 2009, tất cả các Tổng thống đều có can thiệp một cách nào đó vào thị trường.

Và những hành động của quý ngài Trump cũng không phải là ngoại lệ như những người tiền nhiệm hoặc bởi những tiêu chuẩn quốc tế. Thủ tướng Anh gần đây cũng đưa ra những lời hứa hẹn bí mật đến Nissan, hãng sản xuất xe hơi của Nhật, để thuyết phục hãng này ở lại Anh cho dù xảy ra vụ Brexit. Chính phủ Pháp thì quá nổi tiếng trong việc dọa nạt các hãng tư nhân trong việc giữ lại các công việc ở Pháp. Đa số các siêu đại tư bản thân hữu, từ Nga đến Venezulea, là những người ủng hộ nhiệt thành việc trừng phạt và ép uổng các đối thủ ở một mức độ có thể khiến Tháp Trump đỏ mặt.

Hộ tống nhà vua và nịnh hót tâng bốc

Dù thế nào đi chăng nữa, cách tiếp cận của quý ngài Trump chứa đầy những lo lắng và hoài nghi. Không giống như Đại suy thoái, hoặc khi Hoover và Roosevelt buộc các công ty phải hành động theo cách có lợi cho quốc gia (mà thông thường là sai) hoặc như vào năm 2009 khi tổng thống Obama buộc các ngân hàng phải hỗ trợ tài chính cho Detroit, đặc biệt là khi nước Mỹ ngày nay thì không phải đang ở trong khủng hoảng. Sự can thiệp của quý ngài Trump thì không giống như một thông lệ thông thường. Tệ hơn nữa, thiên hướng không thể tiên đoán được của ông và các hành động bức hại vì tư thù có thể mang tính tàn phá hơn bất kì viễn cảnh nào mà đại đa số các chính trị gia có thể hình dung.

Nếu đây là khuynh hướng trong nhiệm kì tổng thống của Trump, các doanh nghiệp khôn ngoan sẽ chọn ưu tiên của họ là đi tâng bốc yêu sách của Tổng thống, và tránh đi các hành động có thể làm ông khó chịu. Những dấu hiệu của việc trên đã dần trở nên rõ ràng với  những động thái hăng hái từ Giám đốc điều hàng cấp cao của các hãng, đa số họ đứng ra chi trích Trump trong suốt quá trình tranh cử,  nay lại hối hả tìm cách gia nhập hội đồng cố vấn của ông. Việc giúp đỡ cho các tổ chức của Trump và gia đình Trump trở thành một việc không thể thiếu được. Vai trò của những người vận động hành lang sẽ gia tăng – một sự mỉa mai cho những nỗ lực của Trump trong việc xóa bỏ đi đầm lầy lợi ích nhóm ở Washington.

Cái giá của những chuyển dịch trên bước đầu rất khó nhận ra do việc phóng đại những thặng dư  kinh tế và cải cách hành chính. Và với tư cách là Tổng Thống của nền kinh tế lớn nhất trên thế giới, quý ngài Trump có thể chà đạp lên các hãng kinh doanh nhằm kéo dài  hơn thời gian miễn nhiễm với các biện pháp trừng phạt so với các chính trị gia ở các nền kinh tế nhỏ hơn. Nhưng qua thời gian, những thiệt hại sẽ tích lũy dần: việc phân bổ dòng vốn sai lệch, giảm cạnh tranh, và suy giảm niềm tin vào các định chế ở Mỹ. Những người chịu đựng nhiều nhất lại chính là những người công nhân mà Trump từng hứa sẽ cứu giúp. Đó là lý do tại sao nếu ông ta thực sự muốn làm nước Mỹ vĩ đại trở lại, quý ngài Trump cần dừng ngay việc triển khai thuế quan thương mại và cần tránh xa việc ép bức các doanh nghiệp khác ngay bây giờ.