Hồi ký Robert Kuok - câu chuyện tắc kè hoa

Hồi ký Robert Kuok - câu chuyện tắc kè hoa

Robert Kuok là một trong những doanh gia được tôn trọng bậc nhất ở châu Á. Tài phiệt gốc Hoa này là người giàu nhất Mã Lai và thứ 104 trên thế giới (Theo Bloomberg, tài sản ròng khoảng 18,4 tỷ $). Đế chế kinh doanh của ông phủ sóng từ các trang trại mía, nhà máy đường, thức ăn gia súc, khai thác mỏ, tài chính, chuỗi khách sạn nổi tiếng Shangri-La. Phần lớn tài sản có lẽ đến từ Wilmar International, công ty thương mại dầu cọ lớn nhất trên thế giới (palm oil). Ông được đồn đoán sỡ hữu du thuyền mạ vàng đắt giá nhất trong lịch sử – History Supreme – trị giá 4,8 tỷ $ (được mua năm 2011 và tới giờ vẫn không có đối thủ vượt qua). Sống ẩn dật và tránh xa công chúng trong phần lớn cuộc đời, nhưng ở độ tuổi 94, Kuok lại quyết định ra mắt hồi kí kể về câu chuyện 75 năm va chạm thương trường của mình xuyên qua chính biến lịch sử: dưới nền thuộc địa Anh, chiếm đóng của Nhật cùng phong trào dân tộc của khu vực Đông Nam Á, và sự trỗi dậy của châu Á sau này (cụ thể Trung Quốc) – để tồn tại ông buộc phải biến mình thành tắc kè hoa. Các bạn có thể tìm đọc sách “A Memoir của Robert Kuok” hoặc đọc bài tóm lược hồi ký dưới đây của ông của Henry Sender đăng trên Financial Times:

Trong những năm cuối thập niên 1950, Robert Kuok, một nhà buôn gạo trẻ tuổi, nằm trong nhóm những doanh gia Mã Lai gốc Hoa tập trung tại sân bay Singapore để chào đón Chin Soponpanich, trụ cột của Ngân Hàng Bangkok.

Kuok sau này đã trở thành một trong những người giàu nhất khu vực Đông Nam Á và là nhà sáng lập của chuỗi khách sạn nổi tiếng Shangri-La, với tổng tài sản ròng lên đến hơn 15 tỷ $. Nhưng ngược dòng thời gian, thứ ông cần nhất thời điểm đó chính là vốn (capital) mà kinh nghiệm với những ngân hàng trong vùng thực sự rất chán chường (dispiriting). Khi tiếp cận HSBC vào năm 1949 để xin thư bão lãnh (letter of guarantee) 100 ngàn đô do khách hàng của ông, British Military Administration, yêu cầu. Ngân hàng này chỉ đồng ý với điều kiện ông phải đặt cọc một khoản tiền tương tự (deposit). Kuok viết trong hồi ký của mình: “Ngay cả thằng ngu cũng biết tôi chỉ có thể đảm bảo bằng tấm thân của mình” “Cách hành xử của người Anh là một kiểu kỳ thị sắc tộc rõ rệt… Bạn chỉ được tin tưởng và cho vay bằng màu da của bạn.”

Chin, nhà cho vay được cả thế hệ doanh gia Hoa kiều lựa chọn, vượt qua các ngân hàng thuộc địa đã bám rễ lâu (established) để dành lấy vị thế thật đặc biệt (proposition) trong lòng Hoa kiều. Một vài ngày sau khi đến Singapore, ông thăm văn phòng của Kuok, đặt nhiều câu hỏi hóc búa liên quan đến công việc kinh doanh và sau đó đưa ra một thư tín dụng trị giá đến 10 triệu $. Ông tiếp tục làm việc cùng với Kuok khi đế chế thương mại này ngày càng lớn mạnh.

Hồi ký được viết trong suốt 15 qua của Kuok gợi mở cho độc giả con đường đi đến thành công của một doanh nhân gốc Hoa trải trong suốt 8 thập kỷ ở khu vực Đông Nam Á. Ảnh hưởng lâu dài của vị doanh nhân 94 tuổi lại tiếp tục được khẳng định khi ngay trong tháng vừa qua ông đã trở thành một trong năm cố vấn cho Mahathir Mohamad, thủ tướng mới (và cũ) của Malaysia (người cũng ở độ tuổi 90 – nonagenarian). Có rất nhiều thông tin lùm xùm bên ngoài về nhóm doanh gia Tàu – những người tạo dựng khối tài sản thương mại khổng lồ. Kuok là một trong số ít dám kể về câu chuyện từ bên trong, vẽ ra bức chân dung chân thật về sự hung hãn của chủ nghĩa tư bản thân hữu (crony capitalism).

Họ thường bắt đầu cuộc đời trong hoàn cảnh khiêm tốn. Kuok, sinh năm 1923, viết về trải nghiệm xấu hổ của bản thân khi đến trường bởi chiếc quần ngắn mà mẹ ông may từ vải dệt trơn (calico) thường dùng làm bao đựng bột mì. Lớn lên trong lòng chế độ thuộc địa (colonial regimes), đại đa số phải làm việc gần gũi với người Anh hay Hà Lan khi họ thiết lập các doanh nghiệp tại đây. Sau khi dành được độc lập, nhóm doanh nhân Tàu nhanh chóng thích nghi và dành được thành công ở mức độ khác nhau dưới chính quyền “quốc gia” mới (new national governments).

Để sống sót với bối cảnh dịch chuyển “chính trị” đòi hỏi một sự dẻo dai lớn. Kuok chia sẻ: “Tôi thích ứng như một con tắc kè hoa”. Ông mô tả những người Hoa hải ngoại như những anh hùng không được ngợi ca (unsung) của bán đảo Mã Lai. Họ sẽ làm tất cả để kiếm được khoản vốn “hạt mầm” đầu tiên (seed capital) nhưng sau đó, phải vượt lên trên quá khứ. Trải nghiệm thương thảo với Nhật Bản cũng như Anh Quốc đã rèn dũa nhóm này. Kuok làm việc cho Mitsubishi từ năm 1942 đến 1945, trong suốt giai đoạn chiếm đóng của Anh Quốc tại Mã Lai, và trong thập niên 50, ông cùng với Mitsui và những người Nhật khác, cùng khởi động một nhà máy tinh chế đường, sử dụng mối quan hệ với chính quyền để đảm bảo bảo hộ thuế quan (tariff protection).

Một trong những phần gây chấn động trong hồi kí là những trải nghiệm của Kuok ở Indonesia. Tại đó, ông tham gia liên minh với các doanh nhân Hoa kiều vào năm 1969 để lấy được giấy phép xay bột (flour milling) từ Bulog, nhánh hậu cần của chính quyền (procurement arm); vào năm 1974, ông tiếp tục hình thành một liên doanh (joint venture) để phát triển trang trại mía đường ở Sumartra, mà những đối tác của ông chính là con trai và con rể của Suharto (Tổng thống Indonesia).

Robert Kuok

Điều khiến các mối quan hệ này gây nhiều bực dọc (discomforing) chính là sự thờ ơ rõ ràng của Kuok với những trò lố của Tổng thống. Ông mô tả Suharto bằng những từ ngữ sinh động và bỏ qua hoàn toàn các cuộc bạo động chống người Hoa khiến hàng trăm ngàn người thiệt mạng trong thập niên 60, hoặc cuộc tấn công đẫm máu vào cộng đồng này xuyên suốt khủng hoảng tài chính Châu Á. Cảm giác bài Tàu là một vấn đề lớn ở Mã Lai. Kuok chia sẻ: “Kinh doanh không còn trong sạch và cởi mở. Nếu họ khai thác tối đa tiềm lực của người Hoa, chúng tôi sẽ sở hữu 90 đến 95% sự giàu có tại đây… tốt cho nền kinh tế nhưng tồi tệ cho quốc gia”. Môi trường pháp lý ngày càng tồi tệ là lý do chính khiến Kuok chuyển đến Hồng Kong vào năm 1979. Lý do thứ hai là vì mối quan hệ với một phụ nữ, người sau này trở thành vợ thứ hai của ông.

Kuok dành chương cuối để chia sẻ những hồi ức về công việc kinh doanh tại Trung Quốc, khởi đầu bằng giao thương gia vị “đường” (sugar) cho đại lục và kết thúc bằng hàng chục khách sạn Shangri-La sang trọng xuyên cả nước. Ông kết thúc hồi kí bằng một thông điệp tâm tình đầy tự sự: băn khoăn về mục đích làm giàu, mô tả các nỗ lực thiện nguyện và sau đó dành cho Chủ Tịch Tập Cận Bình những từ ngữ hoa mỹ – không có gì bàn cãi, một cách thích nghi chính trị nằm trong bản năng tắc kè hoa đã được rèn giũa xuyên qua 10 thập kỷ.