Chúng ta tin vào Fink

Chúng ta tin vào Fink

Bộ Tam (Big Three)- BlackRock, Vanguard Group và State Street có quyền lực đặc biệt trong hệ thống tài chính toàn cầu bởi nắm trong tay tới 80% “indexed money” (tiền nằm trong các quỹ chỉ số – tạo ra với mục tiêu thu mua hay đầu tư thụ động nhóm các cổ phiếu dựa theo một chỉ số chứng khoán nào đó) của thế giới. Quyền lực của họ được định hình vững chãi nhờ khủng hoảng kinh tế 2008, nhân tố thúc đẩy chuyển dịch to lớn trong chiến lược đầu tư từ chủ động (active) sang bị động (passive). Bộ Tam cũng đồng thời là cổ đông lớn nhất của 88% các công ty trong nhóm S&P500 (như Google, Amazon, Adobe…). Bài viết dưới đây của Bloomberg phân tích cách BlackRock, anh cả nhóm Bộ Tam đồng thời là nhà quản lý tài sản lớn nhất thế giới (gần 7,4 nghìn tỷ USD AUM), thâu tóm quyền lực sau khủng hoảng 2008 đồng thời tiếp tục mở rộng ảnh hưởng trong đại dịch Covid-19 bởi FED (Cục Dữ Trự Liên Bang Hoa Kỳ) đã phải một lần nữa nhờ cậy họ tham gia giải quyết khủng hoảng. Điều này đã khiến một số nhà kinh tế nghi ngại “sự độc quyền” tài chính của BlackRock. Rất đáng đọc:

Trụ sở BlackRock

Khi Cục Dự Trữ Liên Bang (FED) cần đến sự giúp đỡ của Wall Street cho nhiệm vụ giải cứu trong đại dịch, họ ngay lập tức tìm đến Larry Fink. Đồng sáng lập, chủ tịch, giám đốc điều hành của BlackRock Inc đột nhiên trở thành một trong những” nhân vật thì thầm” (whisperers) quan trọng nhất trong tai chính phủ Hoa Kỳ. Khác với những đại tư bản có ảnh hưởng khác (nhóm xây mối quan hệ với Tổng Thống Trump), cách thức Fink thâu tóm quyền lực lại dựa nhiều hơn vào yếu tố kĩ trị (technocratic). BlackRock, nhà quản lý tiền bạc lớn nhất thế giới, có năng lực làm những thứ mà chính phủ cần trong những lúc cấp bách.

Nhiệm vụ mới (mà chính phủ giao cho) là phiên bản bự hơn thứ mà BlackRock từng dấn thân trong khủng hoảng tài chính 2008, thời điểm Cục Dự Trữ Liên Bang yêu cầu tổ chức này đứng ra giải quyết các chứng khoán thế chấp (mortgage securities) độc hại từ Bear Stearns & Co. và American International Group Inc. Lần này, họ giúp Fed xử lý thị trường trái phiếu doanh nghiệp bằng cách mua lại, trên danh nghĩa của ngân hàng trung ương (FED), tổng trị giá 750 tỷ $ danh mục nợ (portfolio of debt).

Một phần trong kế hoạch của FED là mua lại trái phiếu của quỹ hoán đổi danh mục (ETFs). BlackRock hiện tại đang quản lý ETFs dưới thương hiệu iShares (mua lại từ Barclays sau khủng hoảng kinh tế 2008), điều khiến cho tổ chức này cuối cùng rất có thể mua lại các quỹ mà nó đang quản lý. Đi kèm theo đó là các quy định nhằm tránh mâu thuẫn lợi ích – ví dụ như, tổ chức này sẽ không tính phí quản lý các cổ phần ETF cho Fed. Người phát ngôn công ty tiết lộ:”BlackRock hoạt động như một tổ chức ủy quyền của Ngân hàng Dự Trữ Liên Bang New York” (Federal Reserve Bank of New York). Vì vậy, BlackRock sẽ thực thi yêu cầu trên với thái độ thận trọng cần có của một ngân hàng, đồng thời bám chặt theo các hướng dẫn đầu tư chi tiết.”

Thảo thuận trên đang tạo ra sự chú ý mới của công chúng đến quy mô cùng bàn tay lông lá lan tỏa khắp nơi của công ty. William Birdthistle, giáo sư trường Luật Chicago-Kent, người nghiên cứu về ngành công nghiệp “quỹ” (fund industry) chia sẻ: “Thật khó có thể bàn đến BlackRock mà không suy tư về việc họ là một nhánh thứ tư của chính phủ.”

Fink từng được đưa vào tầm ngắm để thay thế cho vị trí Bộ trưởng Ngân Khố (Treasury Secretary) Tim Geithner. Hiện tại, ông đang được công nhận rộng rãi là như một ứng cử viên tiềm năng cho chính quyền do Joe Biden tạo dựng. Vẫn không rõ phe cách trái của Đảng Dân Chủ sẽ đón nhận điều này như thế nào, nhưng Fink là lựa chọn nổi bật với những chính trị gia thân thiện với Wall Street, những người coi trọng chuyên môn tài chính.

Công việc kinh doanh chính yếu của tổ chức này, quản lý các quỹ chỉ số (index fund), được hoan nghênh bởi khả năng biến việc đầu tư trở nên dễ dàng và rẻ hơn. Mặc dù quỹ của Fink nắm cổ phần ở một số công ty nhiên liệu hóa thạch, nguyên cớ khiến ông trở thành nhân vật bị căm ghét (bete noire) bởi các nhà hoạt động môi trường, ông vẫn đứng ra kêu gọi các công ty hãy chuẩn bị tốt hơn cho hiện thực biến đổi khí hậu đồng thời theo đuổi các mục tiêu vượt lên trên con số lợi nhuận (profit).

Có lẽ không một định chế tài chính nào có khả năng đem đến bàn họp tập lợi thế mà BlackRock có. Họ có kinh nghiệm vận hành một danh mục đầu tư khổng lồ trên danh nghĩa của người khác. Họ phủ sóng mọi ngóc ngách của thị trường đầu tư từ thụ động (passive), sản phẩm liên kết danh mục (index-linked) tới các quỹ tương hỗ (mutual funds), với tổng cộng 6,5 nghìn tỷ $ tài sản dưới quyền quản lý (tính đến 31 tháng 3). Họ là nhà phát hành ETFs lớn nhất, công cụ hoạt động giống quỹ tương hỗ nhưng lại giao dịch trên sàn. Họ chủ động quản lý hơn 625 tỷ $ quỹ trái phiếu (bond funds) cho các kế hoạch hưu trí (pension plans) cùng các khách hàng định chế khác (institutional clients). Hầu hết những ai quan tâm đến việc mua một danh mục đầu tư đa dạng nhanh chóng sẽ phải tìm đến BlackRock – và FED cũng không ngoại lệ. Trong một buổi điều trần “ảo” trước Ủy Ban Ngân Hàng Thượng Viện (Senate Banking Committee) vào ngày 19 tháng 5, chủ tịch của FED, Jerome Powell chia sẻ việc tuyển dụng BlackRock được dựa trên tính chuyên môn đi kèm với năng lực xử lý vấn đề nhanh chóng trong tình huống khẩn cấp.

Vượt lên trên năng lực quản lý tiền bạc, nền tảng phần mềm do BlackRock tạo ra, Aladdin, cũng quan trọng với FED. Chương trình này có khả năng đánh giá rủi ro cho các khách hàng bao gồm chính phủ, bảo hiểm (insurers), các nhà quản lý tài sản cạnh tranh (wealth managers), mà hiện tại đang giám sát trên 20 nghìn tỷ $ tài sản. (Bloomberg LP, công ty mẹ của Bloomberg News, cũng bán một phần mềm tài chính cạnh tranh với Aladdin).

BlackRock đã chiếm lĩnh địa vị “phản ứng nhanh” (speed-dial status) ngay giữa nền hành chính Washington (officialdom), một phần thông qua năng lực kiểm soát doanh nghiệp. Tổ chức này giúp xử lý Barclays Global Investors, bao gồm bộ phận iShares ETF, trong khủng hoảng tài chính 2008. Nỗ lực này giúp BlackRock chạm đến địa vị vững chắc trong các quỹ chỉ số chi phí thấp, chuyển hóa nó trở thành nhà quản lý tài sản lớn nhất thế giới hầu như chỉ sau một đêm – đồng thời nhanh chóng nạp thêm vào công ty hơn cả một thập kỷ tăng trưởng.

Cùng lúc đó, nhà quản lý tiền bạc này xây dựng lên cánh tay đầu tư quyền lực. Vùng ảnh hưởng của họ vượt khỏi ngân hàng trung ương đến các nhà làm luật, tổng thống và người đứng đầu các cơ quan chính phủ ở cả hai đảng phái, dù họ có xu hướng tuyển dụng hướng về phe Dân Chủ. Bloomberg chỉ tìm thấy một vài quản lý cấp cao của BlackRock đến từ chính quyền của George W. Bush, nhưng lại hơn cả tá người từ chính quyền Barack Obama bao gồm cố vấn an ninh quốc gia của Obama, cố vấn cấp cao về chính sách khí hậu, cựu phó chủ tịch của FED, cùng nhiều nhà kinh tế FED, Bộ Ngân Khố (Treasury) và Nhà Trắng.


Tầm ảnh hưởng của họ cũng có tính toàn cầu: Ngân Hàng Canada (The Bank of Canada) chọn BlackRock làm nhà cố vấn cho việc mua lại thương phiếu (commercial paper) trong tháng 3, một hình thức nợ ngắn hạn mà các công ty dùng để trang trải cho chi phí thường xuyên giống như bảng lương (payroll). Liên Minh Châu Âu (European Union) tháng trước cũng thuê nhà quản lý tiền bạc này để đưa ra lời khuyên về cách thức đưa các yếu tố môi trường, xã hội, quản trị vào công việc quản trị rủi ro của các ngân hàng EU.

FED cũng từng xem xét đưa Pacific Investment Management Co. vào vai trò mua lại thương phiếu trong khủng hoảng 2008 nhưng sau khi xem xét phản hồi từ các bản đề xuất (proposals), FED cuối cùng lại chọn State Street Corp giữ vai trò giám sát và bảo vệ “an toàn” một số chương trình khẩn cấp của FED. Tuy nhiên với BlackRock, FED trao cho họ ba nhiệm vụ mà không trải quá quá trình cạnh tranh căng thẳng (với các tổ chức khác) – mặc dù FED có ý định sẽ đấu giá (rebid) lại các bản hợp đồng một khi các chương trình hoạt động ở mức cao nhất (full swing). BlackRock sẽ quản lý các danh mục đầu tư của trái phiếu doanh nghiệp (corporate bonds) và nợ ETFs. Họ cũng làm tương tự với các trái phiếu mới được phát hành – thỉnh thoảng hành động như một người mua đơn lẻ – chiếm tới 25% khoản cho vay hợp vốn của ngân hàng (bank-syndicated loans). Tổ chức này sẽ mua lại chứng khoán thương mại bảo đảm bằng thế chấp (commercial mortagage-backed securities) từ Fannie Mae và Freddie Mac, hai tổ chức độc lập dưới sự ủng hộ của chính phủ (quasi government).

BlackRock có thể đạt được tầm 48 triệu $ một năm doanh thu “phí” từ các công việc FED giao, theo một phân tích của Bloomberg. Đó không phải là khoản tiền gây bất ngờ (windfall), đặc biệt là so với số tiền 4,5 tỷ $ họ kiếm được năm ngoái. Nhưng đây là cơ hội để thắt chặt mối quan hệ giữa các nhà quản lý tiền bạc và những người hoạch định chính sách. Vào ngày 12 Tháng 5, BlackRock bắt đầu tiến hành giai đoạn đầu của những chương trình mua ETF.

Tương tự như các công ty công nghệ như Facebook Inc. và Alphabet Inc., sự tăng trưởng của BlackRock làm dấy lên câu hỏi quanh việc một công ty lớn và hiệu quả đến mức nào trước khi kích cỡ khổng lồ của nó là một rủi ro. Tổ chức này từng tranh luận họ không giống như các ngân hàng, bản thân tổ chức không đầu tư từ hàng tấn tiền vay mượn. Việc quản lý khoản tiền khổng lồ cho khách hàng không biến BlackRock thành mối đe dọa cho hệ thống tài chính rộng lớn bên ngoài.

Với công việc được giao gần đây nhất, tranh luận trên càng khó được đưa ra. Graham Steele, giám đốc của Sáng Kiến Doanh Nghiệp và Xã Hội thuộc trường kinh doanh Stanford, chia sẻ:”Họ xoắn chìm trong giao thoa giữa thị trường và chính phủ, điều có thể gây ra một mớ lộn xộn mâu thuẫn thú vị. Cộng đồng các nhà hoạt động (gây ảnh hưởng chính trị) cho rằng các nhà quản lý tài sản, trong trường hợp cụ thể BlackRock, cần có sự giám sát chặt chẽ hơn”. Steele từng làm việc cho FED ở San Francisco.

Những nghi ngại quanh quyền lực của Bộ Tam (Big 3) BlackRock, Vanguard Group Inc., và State Street, ngày càng gia tăng. Họ nắm tới 80% tiền bạc nằm trong quỹ chỉ số (indexed money). Điều này làm dấy lên e ngại về cách thức họ thâu tóm quyền lực bầu chọn trong vai trò các cổ đông đồng thời nghi ngờ liệu các viên chức chính quyền phụ trách chống độc quyền có để mắt đến nhóm này.

Ba nhà quản lý Tài Sản lớn nhất nước Mỹ

BlackRock luôn né tránh việc bị định danh là “quá lớn để thất bại” sau suy thoái 2008, khi các nhà làm luật (regulators) xem xét liệu các tổ chức quản lý tài sản lớn có nên được xem là thành tố quan trọng trong hệ thống. Mối e ngại chủ yếu quanh việc liệu các quỹ này có thể phóng đại áp lực/căng thẳng thị trường (market stress) bằng cách hối thúc bán tái sản để đáp ứng đòi hỏi đền bù (redemption) của khách hàng.

Khủng hoảng hiện tại, cùng vai trò dọn dẹp của BlackRock đi kèm những rủi ro khác biệt khác. Công ty này có thể trở thành tâm điểm của sự căm phẫn đến từ công chúng nếu mọi thứ không diễn ra tốt đẹp. Mấu chốt ở đây là việc một tập đoàn khổng lồ đứng ra hỗ trợ ngân hàng trung ương trong nỗ lực giải cứu mà trước đó đã từng bị chỉ trích vì đem lại lợi ích cho các tập đoàn lớn.

Ngoài ra còn có các mâu thuẫn tiềm tàng. Một nhánh của BlackRock biết được FED đang mua gì, trong khi bộ phận khác của doanh nghiệp tham gia vào thị trường tín dụng, hoàn toàn có thể thu lợi từ kiến thức đó. Để tránh mâu thuẫn lợi ích, người phát ngôn BlackRock giải thích:”luôn có các rào cản thông tin nghiêm ngặt giữa các bộ phận”. Các nhân sự BlackRock làm việc cho các chương trình của FED bắt buộc phải tách khỏi hoạt động đến từ các đơn vị khác, bao gồm giao dịch, môi giới và bán hàng. Khoản phí không đồng cho dịch vụ ETF (dành cho FED) giúp tránh khỏi sự xuất hiện của việc theo đuổi lợi ích cá nhân (self-dealing).

Nhưng hợp đồng của BlackRock với FED cũng nhận thức rõ việc các quản lý cấp cao có thể “ngồi lên trên hàng rào thông tin” đồng thời “truy cập đến các thông tin bảo mật ở phía này của bức tường trong khi đang làm nhiệm vụ cho phía bên kia.” Nhân sự làm việc cho các chương trình của FED bắt buộc phải đi qua giai đoạn chờ đợi (cooling-off) trước khi di chuyển công việc giữa các khu vực hay bộ phận khác nhau trong tập đoàn, nhưng nó chỉ kéo dài hai tuần.

Cổ phần của Big3 tại các tập đoàn Hoa Kỳ

Birdthistle, giáo sư luật của Chicago-Kent, đề nghị FED tăng tính cạnh tranh trong quy trình trên bằng cách phân bổ các quỹ của họ (cho việc mua tín dụng doanh nghiệp) tới một nhóm các nhà quản lý tài sản từ đầu, thay vì chỉ một bên. “Nó làm dấy lên câu hỏi: tại sao tất cả tiền bạc phải đi vào một công ty?” ông băn khoăn:” Tôi hiểu lý do tại sao BlackRock nằm trong danh sách nhưng tôi không hiểu tại sao lại chỉ có một mình nó trong danh sách.”