Làm thế nào mà Berlin trở thành trung tâm "đầu tư mạo hiểm" của châu Âu

Làm thế nào mà Berlin trở thành trung tâm "đầu tư mạo hiểm" của châu Âu

The Economist lướt qua quá trình phát triển ngành VC (đầu tư mạo hiểm) cùng hệ sinh thái khởi nghiệp mạnh mẽ tại thủ đô Berlin – Đức. NimbleFins xếp hạng Đức ở vị trí số một về tinh thần khởi nghiệp, cụ thể EY tiết lộ 100 công ty khởi nghiệp Đức nhận đến 11,1 tỷ $ vào năm 2019 (tăng từ 6,3 tỷ $ năm 2018). Lịch sử “địa chính trị” cùng chiều kích tư tưởng đặc biệt của Berlin (hay nước Đức) đã tạo nền cho tinh thần khởi nghiệp “hip” – một xu hướng tách biệt khỏi mọi lề lối xã hội và đặc biệt coi trọng sáng tạo – chất xúc tác cho các ý tưởng mới. Berlin là nơi mà bạn không cần phải có hộ chiếu Đức hay tấm bằng từ hệ đại học Ivy League (như Harvard) để thành công (theo lời của CEO Factory Berlin) – cánh cửa khởi nghiệp mở ra cho các nhà sáng lập và tài năng đến từ mọi ngóc ngách trên thế giới, nhờ vậy mà các con cưng của Đức như Rocket Internet, N26 (một tên tuổi trong ngành fintech), HelloFresh mới có thể cất cánh.

Đối với một số người Anh (Brits), thành phố Berlin mãi mãi gắn tới tên tuổi David Bowie. Khi sống ở đây vào thập niên 70, cuộc đời Bowie đã có những biến chuyển liên tục (in flux). Ông chia tay vợ của mình, tách khỏi sự quản lý và cố gắng loại bỏ những gì gây thừa thải cho một ngôi sao nhạc rock. Tương tự Bowie, Berlin cũng không bình yên: một nơi trốn chạy cho các nghệ sĩ, những kẻ không thích nghi xã hội (misfits), người trốn quân dịch (draft-dodgers) trên cái nền của Chiến tranh Lạnh. Bowie sống ẩn dật trên một cửa tiệm bán đồ phụ tùng xe hơi, nơi ông sáng tạo ra những tác phẩm đỉnh cao nhất.

Khối căn hộ nơi Bowie sinh sống với Iggy Pop, một ngôi sao nhạc rock khác, vẫn còn tồn tại đến hôm nay. Berlin vẫn duy trì tinh thần đột phá của mình ngay giữa những khu nhà như vậy – đó là thủ đô của nước Đức, nhưng không hẳn là chỉ thuộc về Đức. Thành phố vẫn là địa điểm nơi các cá nhân từ khắp mọi nơi ra sức tìm kiếm những điều mới mẻ, cùng với London và Paris trở thành trung tâm hội ngộ (hub) hàng đầu cho các công ty khởi nghiệp công nghệ.

Điều này có vẻ như không thể diễn ra cách đây một thập kỷ. Berlin hầu như không có bất cứ nền tảng “ngành nghề” nào. Các nhóm thành công ban đầu dưới sự hỗ trợ của vốn “mạo hiểm” (venture-backed) thường bị đánh bại bởi các công ty thương mại Hoa Kỳ (knock-offs). Berlin cũng không có các chuyên gia công nghệ (techies) gà nhà. Một cách kỳ lạ, bối cảnh trên cùng các yếu tố khác đã trở thành điểm mạnh của thành phố này. Berlin không có sự phân tầng đầy tính cạnh tranh cho những vị trí quan trọng (important status). Paris có thời trang và đồ ăn ngon, London có các nhạc sĩ nổi tiếng. Ở Berlin, các nhà đầu tư mạo hiểm (venture capitalists – VCs) và doanh nhân bỗng trở thành các ngôi sao nhạc rock.

Địa hạt VC của Berlin bùng lên theo sau những năm khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007-2009. Thành phố này có ba thứ để khuyến khích chuyển động “tài chính” này. Trước tiên, giá rẻ. Berlin là một thủ đô nghèo khó theo tiêu chuẩn Tây Âu. Ngành nghề có tính cạnh tranh duy nhất chính là chính quyền hay quản trị công (government). Do đó, nhà ở và không gian văn phòng trở nên thừa thải. Nếu là một phần của làn sóng khởi nghiệp đầu tiên diễn ra trong lòng thành phố, bạn có thể tìm thấy những không gian văn phòng miễn tiền thuê trong một vài tháng. Lý do thứ hai là tập hợp những thứ thời thượng (hay ngầu) (hip): có nhiều địa điểm rẻ tiền, dễ thương để ăn uống và gặp gỡ. Một phần trong sự hấp dẫn này chính là lịch sử “trốn chạy” của các nhóm sáng tạo đến Berlin như Bowie và Iggy.

Yếu tố thứ ba nằm ở việc nước Đức luôn chào đón người nhập cư. Berlin luôn được xem là một nổi lẩu văn hóa (a cultural melting pot). Tỷ lệ thất nghiệp của giới trẻ ở Nam Âu cao trong giai đoạn khủng hoảng nợ khu vực đồng euro đã kích khởi làn sóng nhập cư. Rất nhiều kĩ sư đến từ Đông Âu. Các nhà sáng lập Thụy Điển của SoundCloud, một trang chuyên phát nhạc (music-streaming) nơi các nghệ sĩ độc lập có thể tải lên các tác phẩm của mình, đặt trụ sở công ty tại Berlin, bỏ mặc khung cảnh sôi động ở Stockholm (thủ đô Thụy Điển). Ngôn ngữ làm việc của nhóm “công nghệ” này thường là tiếng Anh, nhưng cũng có thể là tiếng Nga hoặc Bồ Đào Nha. Nhiều người cũng đổ xô vào các thành phố khác của Đức. Điều này phản ánh một làn sóng chuyển dịch văn hóa. CIaran O’Leary của BlueYard, một hãng đầu tư mạo hiểm của Berlin chia sẻ: “Các kĩ sư tài năng từng làm việc cho BMW hay Mercedes bắt đầu suy tư về việc tạo dựng một công ty mới.”

Ý tưởng thủ đô của một quốc gia thống trị toàn châu Âu đã được xem là lỗi thời (old hat). Các hãng VC của Berlin thường đầu tư vào các công ty khởi nghiệp ở nhiều thành phố khác nhau với khoảng cách địa lý gần nhau ở châu Âu (a short hop away). Cũng có rất nhiều tiền mà họ nhận được đến từ bên ngoài châu Âu – từ Mỹ hay châu Á – sự thu hút này được xem là điểm mạnh của Berlin, một nguồn xác thực “danh tính” từ bên ngoài (external validation). Một quan niệm lâu đời khác cho rằng Berlin là nơi của tận dụng các công nghệ từ nơi khác (shallow tech) hơn là tạo dựng ý tưởng khởi đầu (original ideas). Một phần của di sản này xuất phát từ Rocket Internet, “nhà máy tạo dựng bản sao” (clone factory) đặt trụ sở tại Berlin, một vườn ươm bắt chước mô hình kinh doanh của các công ty trực tuyến Hoa Kỳ. Nhưng tinh thần khởi nghiệp Berlin phải bắt đầu tại nơi nào đó, một sự dịch chuyển từ các “bản sao tiêu dùng” đến các công ty khởi nghiệp công nghệ khai thác ý tưởng “mới” phục vụ doanh nghiệp.

Đại dịch có thể góp phần vào giai đoạn bùng nổ công nghệ của Berlin. Hai trong số các công ty đã niêm yết, Hello Fresh, chuyên bán các hộp đồ ăn (meal kits) và Delivery Hero, chuyên vận chuyển đồ ăn – đã được thúc đẩy bởi khủng hoảng. Điạ hạt công nghệ trở thành miếng bánh đặt cược “tiền bạc” hấp dẫn hơn so với những ngành nghề già cỗi, như chế tạo xe hơi. Thậm chí cả chính quyền cũng quan sát thấy điều này, gói kích cầu của họ (giải quyết Covid-19) cũng bao gồm phần hỗ trợ cho các công ty khởi nghiệp. Christian Miele đến từ Hiệp hội khởi nghiệp Đức tiết lộ: “Đây là lần đầu tiên chính quyền thực sự lắng nghe chúng tôi và biết điều chúng tôi cần là xây dựng một hệ sinh thái khởi nghiệp thật mạnh.” Cũng có rất nhiều hy vọng trong việc thay đổi thuế má liên quan đến “share options” (quyền chọn cổ phiếu), một trong những vấn đề lớn (bugbear) của ngành VC. So với một San Francisco đấu đá và cạnh tranh mệt mỏi (frayed and frazzled), phần tẻ nhạt trong mô hình Đức (quan liêu, chăm sóc sức khỏe và mạng lưới an sinh xã hội) ngày càng trở nên đáng thèm muốn. Theo thời gian, tinh thần “hip” (tính ngầu, thời thượng ngoài quy chuẩn xã hội) ngày càng trở nên phổ biến. Các bản thu âm mà Bowie sáng tạo trong giai đoạn ở Berlin không được coi trọng khi phát hành lần đầu. Nhưng tới thập niên 80, mọi nhóm nhạc pop ở Anh đều xem chúng là nguồn ảnh hưởng lớn. Tương tự như vậy, các hipster ngành VC (những người muốn tách biệt bản thân khỏi văn hóa cộng đồng) không còn được xem là kẻ ngoài lề (misfits). Bối cảnh công nghệ “hip” đang ngày càng đi vào chính ngạch xã hội (mainstream).