Masa Son của SoftBank sẽ làm gì kế tiếp
Mãi đến hết tháng 6/2020, quỹ Vision Fund mới thông báo quay trở lại đà tăng trưởng với khoản “tăng” (gain) trị giá 2,8 tỷ $, điều lần đầu tiên diễn ra tính từ cùng kỳ năm ngoái. Từ đầu năm đến cuối tháng 03/2020, Softbank đã đánh mất gần 17,8 tỷ $ – khoản thua lỗ tồi tệ nhất trong 39 năm qua. Đại dịch Covid-19 cùng các khoản đầu tư tồi tệ đã giánh một đòn nặng nề lên tham vọng của người dẫn dắt SoftBank – Masa Son. SoftBank đã đầu tư rất nhiều tiền của vào một số công ty công nghệ quen thuộc như WeWork, Oyo, Uber (7,7 tỷ $), Didi (11,8 tỷ $), Grab (3 tỷ $), Ola (250 triệu $). Tuy nhiên, thị trường khắc nghiệt đã đẩy giá trị của một số con cưng của Son xuống – như Uber giảm 450 triệu $ và WeWork định giá chỉ còn 2,9 tỷ $ (rớt 90%). The Economist phỏng đoán một số động thái kế tiếp của Son (khi quỹ Vision Fund đã có một số dấu hiệu tích cực trở lại) cùng những áp lực mới trong nội bộ trong SoftBank mà phần nào liên đới đến sự ra đi của Jack Ma ở Alibaba trong bài viết dưới đây. Rất đáng đọc:
Đại dịch Covid-19 đầu năm nay đã đè bẹp SoftBank Group. Cụ thể, việc nhóm nắm giữ trái phiếu (bondholders) tháo chạy khỏi các tổ chức đang ngập trong nợ nần (heavily indebted) khiến vị thế gã khổng lồ công nghệ Nhật Bản với xếp hạng rủi ro cao (junk-rated) trở nên lung lay (shaky). Vào tháng 3 vừa rồi, ông chủ nổi tiếng Son Masayoshi vừa công bố một đợt bán tài sản trị giá 41 tỷ $ nhằm quay về trạng thái ổn định.Quý ngài Son đã dần khẳng định lại vị thế của mình (footing) hoặc ít nhất khôi phục lại tinh thần “chutzpah” (sự tự tin thoái quá bỏ qua góp ý của người khác) khi xem xét tác động tích cực mà quá trình cách ly xã hội (do Covid-19) gây ra cho danh mục đầu tư. Trạng thái “bình thường mới”, thứ khiến họp hành, giao đồ ăn, giáo dục, chăm sóc y tế, mua sắm và giải trí được tiến hành trực tuyến, trở nên hữu ích với SoftBank. Son đã từng đầu tư lâu dài quanh tầm nhìn về chuyển đổi số và sự phổ dụng của trí tuệ nhân tạo (AI). Covid-19 khiến tiến trình trên diễn ra nhanh hơn mong đợi. Bằng cách chuyển giao các hoạt động viễn thông ra khỏi Nhật Bản, SoftBank hoàn toàn phục vụ cho đam mê công nghệ của Son (technophilic passions).
Bùng nổ số (digital surge) đang giúp cho cho quỹ hoạt động “kém khả quan” Vision Fund, một phương tiện đầu tư công nghệ (tech-investing vehicle) trị giá 99 tỷ $. Quỹ này bắt đầu phân bổ vốn khắp nơi trong năm 2017 trên tinh thần phủ đầy lạc quan (optimism) và “thổi phồng” (hype) nhưng yếu dần sau một số thất bại to lớn, nổi tiếng nhất là phi vụ WeWork, công ty khởi nghiệp chia nhỏ văn phòng cho thuê ngụy trang như một nền tảng công nghệ.Mặc dù SoftBank chỉ đóng góp 28 tỷ $ trong phần vốn của quỹ Vision Fund (bằng khoảng 12% giá trị tài sản của tổ chức Nhật Bản này tại thời điểm đó), một số cú sảy chân/tai nạn (mishaps) đã ảnh hưởng đến giá cổ phiếu và danh tiếng “nhà đầu tư xuất sắc” của Son. Hình ảnh cá nhân mà ông dành được sau thỏa thuận mua bán 34% cổ phần một công ty khởi nghiệp thương mại điện tử Trung Quốc với tên gọi Alibaba trong năm 2000, giờ đây đã trở thành công ty niêm yết giá trị nhất Trung Quốc. Đại dịch đã làm suy giảm giá trị của một vài công ty trong danh sách đầu tư của Vision Fund, đặc biệt là trong ngành du lịch khách sạn (hospitality) và vận tải (transport). Son đã cố gắng kêu gọi tiền bạc cho quỹ nối tiếp – Vision Fund 2 , với mục tiêu đạt được 108 tỷ $ nhưng hiện tại chỉ còn có thể hoạt động với phần vốn nhỏ (small sums) từ SoftBank.
Không có gì ngạc nhiên, hiện tại tổ chức Nhật Bản này (SoftBank) đã chuyển hướng chú ý khỏi Vision Fund, điều này đã để lại nhiều ẩn số quanh việc ngài Son sẽ hướng năng lượng cùng tiền bạc của mình vào nơi nào sắp tới. Sự “cuồng nhiệt bán tháo” (selling spree) không dừng lại sau tuyên bố “bán tài sản” trong tháng Ba mà vẫn tiếp tục khiến SoftBank đạt được con số “tài sản tống đi” (disposals) ngoài dự kiến. Hãng này đã đẩy đi đại đa số các tài sản liên quan đến di động – viễn thông, bao gồm miếng bánh kinh doanh di động tại Nhật Bản – SoftBank Corp, và toàn bộ Sprint – nhà cung cấp dịch vụ di động lớn thứ tư ở Hoa Kỳ, cũng như Brightstar – một công ty phân phối bộ sạc không dây (wireless gear). Trong tháng chín vừa rồi, Son thông báo việc bán đi Arm, công ty thiết kế chip đóng đô ở Anh, với giá 40 tỷ $ cho Nvidia, một nhà sản xuất chip lớn của Hoa Kỳ. Arm là một mấu chốt trong hệ sinh thái do Son hình dung – một tập hợp các công ty khởi nghiệp liên quan đến AI và web. Thậm chí một vài nhà quản lý điều hành cao cấp của Son cảm thấy ái ngại khi nhìn khối tài sản này ra đi.
Không tính đến việc bán đi Arm, phi vụ mất nhiều tháng để hoàn thành, SoftBank đã thu về 52 tỷ $ từ nỗ lực thoái vốn (divestments). Các nhà đầu tư của hãng này có lẽ không còn mong muốn một người quá năng động như Son ngồi lâu thêm. Dường như có ba con đường khác biệt mở ra cho ông. Viễn cảnh thứ nhất là kích hoạt các kế hoạch đã được thảo luận từ lâu về việc đưa SoftBank trở thành tổ chức tư nhân (private) (mua thôn tính – buyout). Thứ hai, Son có thể chuẩn bị thâu tóm lượng lớn cổ phần từ một vài gã khổng lồ công nghệ niêm yết. Trong tháng 9 vừa qua, SoftBank gây ngạc nhiên khi nổi lên như một “cá voi Nasdaq” (Nasdaq whale) bí ẩn đã nuốt lấy hàng tỷ $ giá trị “options” (một công cụ đầu tư phái sinh dựa trên chứng khoán) của những cổ phiếu niêm yết sừng sỏ như Amazon, Microsoft cùng nhiều ngôi sao công nghệ khác. Cánh tay quản lý tài sản mới đã mua gần 4 tỷ cổ phần của một vài gã khổng lồ công nghệ. Thứ ba, ông ấy có thể tiếp tục đánh cược vào mô hình của Vision Fund (double down) bằng cách rót thêm tiền mặt vào Vision Fund 2 cùng các quỹ con.
Cơ sở cho việc mua thôn tính lại SoftBank (MBO – management buyout), mà có thể lớn nhất trong lịch sử, là khoản giảm giá sâu (steep discount) giữa giá trị thị trường (market value) của SoftBank và giá trị các tài sản niêm yết ẩn phía dưới (underlying listed assets). Điều này đã được thu hẹp một phần nhờ đợt tăng giá cổ phiếu SoftBank trong năm nay (do quá trình mua lại lượng lớn cổ phiếu – buyback). Một nhà đầu tư lớn của SoftBank tiết lộ, quá trình mua thôn tính (buy-out) sẽ khả thi nếu nó được cấu trúc như một khoản vay bắc cầu (bridge loan) được cấp vốn bởi việc bán thêm cổ phần của hãng này ở Alibaba cùng nhiều tài sản khác. Tuy nhiên, theo Oliver Mattew, một nhà môi giới của CLSA, điều này sẽ nhấn chìm SoftBank dù làm giàu cho các ông chủ tỷ phú, bởi nỗ lực trên làm suy giảm khả năng đầu tư của SoftBank vào những địa hạt tăng trưởng mới. Do đó, viễn cảnh trên trông có vẻ khó có thể diễn ra.
Đầu tư vào những gã khổng lồ công nghệ niêm yết công chúng có thể hấp dẫn hơn. Những công ty này thường dành được lợi nhuận khổng lồ từ sự bùng nổ số. Những công ty công nghệ hay ho chưa niêm yết, ngược lại, đa số vẫn đang điều chỉnh mô hình kinh doanh hoặc tranh dành thị phần. Thế giới quan của quý ngài Son (theo một người gần gũi ông) chính là “size begets size”(nghĩa là quy mô tạo ra quy mô – như việc càng nhiều người bán hàng trên Amazon thì nền tảng này càng có nhiều người mua sắm), những công ty lớn là nhóm thành công trong môi trường này. Cơ hội mới trong thị trường tư nhân (private markets) thường ít hơn, một phần bởi quỹ Vision Fund đã từng cấp vốn (bankrolled) cho đại đa số họ.
Thị trường nóng (hot market) cho việc IPO các công ty công nghệ (Initial Public Offerings – niêm yết công chúng lần đầu) sẽ giúp SoftBank. Kể từ lúc hình thành quỹ, chín công ty của hãng đã niêm yết công chúng. Tuy một số khoản đặt cược nổi bật như Uber gây thất vọng nhưng nhìn tổng thể, doanh thu từ quá trình niêm yết đã từng khá ổn (decent). Có rất nhiều IPO đang được tiến hành. DoorDash, một công ty phân phối thức ăn, được kỳ vọng niêm yết trong tháng 11 được định giá đến 25 tỷ $. Điều này sẽ giúp tăng năm lần (quintuole) giá trị của quỹ 600 triệu $ – Vision Fund. Tỷ lệ cổ phần 37% ở Coupang, Amazon của Nam Hàn, có thể mang lại trái ngọt nếu nó được niêm yết công chúng ở mức mà vài người từng cố đầu tư. Theo một số nhà đầu tư ở châu Á, Coupang đã nhận được định giá cao đến 30 tỷ $. Danh mục đầu tư của SoftBank cũng bao gồm phần bánh (holdings) tại một số ngôi sao công nghệ “tư nhân”, trong đó giá trị nhất là ByteDance (công ty sỡ hữu TikTok, một ứng dụng cho phép đăng tải các video ngắn được giới trẻ toàn thế giới thích) và Beike, một nền tảng bất động sản nhà ở, gần đây đã tăng gấp bốn lần giá trị.
Một lý do khác để lạc quan là việc Vision Fund thẩm thấu các bài học thất bại từ 3 năm trước. Quỹ thứ hai không còn cố bơm tiền thật nhiều vào những công ty non trẻ. Quỹ đầu tiên của quý ngài Son thường từ chối các cơ hội trị giá dưới 100 triệu $, tuy nhiên có đến 8 khoản đầu tư (trong tổng 13) của quỹ tiếp theo có giá trị ít hơn, thậm chí có một phi vụ chỉ tầm 20 triệu $. Mức độ rủi ro đã giảm đi đáng kể.
Một điều không thay đổi là tầm ảnh hưởng (clout) và sự khó tiên đoán (unpredictability) của Son. Dưới áp lực từ Elliott, một quỹ đầu cơ chủ động (activist hedge fund), ông đã thay đổi chút xíu việc quản trị (governance), đưa thêm phụ nữ vào ban điều hành. Glass Lewis, một hãng ủy quyền (proxy firm – tổ chức chuyên hỗ trợ bỏ phiếu ủy quyền cho các cổ đông tại các cuộc họp), lại chống đối lại một số quyết định bổ nhiệm của Son. Các liên minh có quyền lực khác trong SoftBank đang thách thức ông (như việc Jack Ma, đồng sáng lập Alibaba, rút khỏi công ty) nhưng cho dù động thái sắp tới của Son là gì, ông ta vẫn chủ yếu đi theo cơn bốc đồng của chính mình (impulses).