Sự hiếm có, di sản và tính độc lập

Sự hiếm có, di sản và tính độc lập


Có một người nông dân ở Ả Rập, anh được thừa hưởng một khu vườn trái cây từ tổ tiên có đâu đó gần 1000 cái cây. Khi anh dẫn tôi đi thăm quan khu vườn và chỉ cho tôi thấy 100 cây vừa được trồng mới. Tò mò tôi hỏi: "mất bao lâu để chúng ra trái?" Anh phản hồi: "Đối với giống này, thời gian bắt đầu ra trái là sau 20 năm - nhưng chất lượng cũng chưa thật tốt để phục vụ thị trường. Thường sau 40 năm chúng tôi mới bán chúng." Khoảng thời gian chờ đợi dài hơi gợi cảm giác lạ lẫm - tôi bắt đầu nhìn quanh phần khu vườn đã được thu hoạch và chợt nhận ra anh ta không thể là người trồng những gốc cây này - đó phải là cha, ông nội, ông cố, nhiều thế hệ trước đó. Điều này thực sự phi thường - tại sao lại có những người cống hiến hay làm điều gì đó ngay hôm nay nhưng không phải để nhận thành quả (reward) ngay lúc mình còn đang sống. Lý do duy nhất khiến họ làm điều này là bởi sự lo lắng về tương lai "thịnh vượng" (wealth) của một hay hai thế hệ kế tiếp. Trong thế giới tài chính hiện nay, kiểu đầu tư trên thường bị coi là đánh mất cơ hội hay tổn thất kinh tế nhưng người nông dân này nhìn thế giới một cách thật khác biệt - anh muốn để lại "di sản". Câu chuyện này được Anthony Deden kể lại để minh họa cho triết lý đầu tư của Edelweiss, nơi ông là chủ tịch. Đây là một công ty đầu tư với dòng vốn chảy vào từ các cổ đông (shareholders - thường là các gia đình giàu có) - đại diện cho các khoản tiết kiệm (savings) và nỗ lực cả đời (lifetime work) của họ hay nói cách khác thời gian, công sức và sự hi sinh (hay "những khoản vốn không thể thay thế" - irreplaceability).

Bước chân vào thế giới đầu tư như đi vào căn phòng tối, nếu không hình dung được địa điểm và hình dáng các đồ vật chúng ta sẽ va chạm té ngã rất nhiều. Bệ đỡ cho tư duy đầu tư của Anthoy Deden chính là kinh tế học (economics) - dù vai trò hạn chế của nó. Các nhà kinh tế học không phải là người có thể nói rõ ràng về các địa điểm và hình dáng hay đồ vật trong phòng. Nhưng họ biết không gian có ba chiều, có những thực thể vật lý (physical objects) tồn tại trong đó và chúng đều có những nguyên nhân và hệ quả riêng (causes & effects) và rằng chúng ta tốt nhất là không nên cố đi xuyên tường. Không quá nhiều thông tin nhưng thử tưởng tượng, trong một căn phòng tối đầy những con người lo lắng và sợ hãi không gian hẹp, đôi khi có thể phát điên, họ bắt đầu nghĩ về những vật thể lạ lùng không có căn cứ, hành động mà không tính đến hậu quả - thì sự xuất hiện của một nhà kinh tế đưa ra các ẩn dụ thực sự rất hữu ích và mang tính sống còn. Như nhiều bộ môn khoa học xã hội khác, nó chỉ cung cấp cho chúng ta một phần nhỏ kiến thức về một số sự việc (facts) cũng như quan hệ nhân quả (casual relations) như tác động của nguồn cung tiền hay tiến bộ công nghệ đến giá cả nhưng không chỉ rõ quan hệ biện chứng sâu xa hơn của chúng trong tương lai, hay nhà đầu tư thực sự phải làm gì giữa sự mù mờ và không rõ ràng. Deden nhờ kinh tế học lý giải về bản chất của: tiền (money), lãi suất (interest rate), rủi ro (risk), và giá trị (value) để rồi dần dần nhận ra quá trình định lượng (quantification) được cài cắm trong ngành tài chính thực sự không cần thiết.

Deden từng nắm một bảng danh mục đầu tư (portfolio) kiểu tiêu chuẩn (standard) hay còn gọi là portfolio cân bằng (balanced), trong đó bên cạnh việc áp dụng lối tiếp cận bảo toàn vốn (capital preservation) thường có hàm ý "thắt lưng buộc bụng" (austerity - nhà đầu tư hành động dựa trên nỗi sợ thất bại thay vì phải hành động đúng đắn) thì nhiều cách thức mới rủi ro hơn được áp dụng: như nắm giữ trái phiếu (bonds), tái vốn hóa thu nhập (recapitalizing) và việc phải có một bộ sưu tập "cổ phần" (equities) dựa trên một số phỏng đoán có ý nghĩa (speculations). Mặc dù đôi khi cách tiếp cận trên đôi khi đem lại thành quả tuyệt vời nhưng vẫn có gì đó khiến Deden khó hiểu. Trong giai đoạn 90, Deden xem portfolio như một tập hợp tài sản dưới dạng chứng khoán (securities) với mục tiêu rõ ràng - mỗi cấu thành bên trong cũng có những mục tiêu con. Nên ý tưởng phải có x% của ngành này và y% ngành kia - đáng giá cao chỗ này và hạ thấp chỗ kia với ông thực sự điên rồ. Kiểu như việc một nhà sản xuất xe bắt đầu phân tâm suy nghĩ về việc có x% trong ngành thủy tinh và y% trong ngành thép - điều này rất phi lý. Mỗi công ty cần có một sứ mệnh tập trung - tạo ra các giá trị "không thế thay thế" (irreplaceanbility). Từ năm 1995 đổ đi, chính sách tiền tệ (monetary policy) dần trỗi dậy đóng vai trò chính yếu trong hệ thống tài chính - thông tin chảy từ miệng các quan chức "tài chính" trở nên quan trọng hơn cả bản thân các hoạt động ngành (industrial activity) - đôi khi giá chứng khoán tăng mà không có liên quan gì đến kết quả kinh tế hay hoạt động kinh tế. Giá cả dần trượt dài khỏi thực tế. Đến năm 1998 thì Deden tin đây là một điều sai trái (có thể từ bên ngoài hay trong bản thân ông) - ông dần chuyển dịch triết lý đầu tư. Khi còn trẻ và ngây thơ - niềm tin thường được đặt vào các tổ chức đánh giá (rating agencies - đánh giá trái phiếu), báo chí kinh tế và các thống kê của chính phủ nhưng khi trưởng thành một chút, Deden càng nhận ra có gì đó không ổn. Khi đi qua nhiều lần tăng trưởng bong bóng (boom) và suy thoái (burst), chúng ta sẽ nhận ra việc cố gắng tiêu hóa thông tin trên Bloomberg hay các vấn đề liên quan đến lãi suất (interest rates), tỷ giá hối đoái (foreign exchange rates) là vô vọng - vì không ai tiên đoán được chu kỳ tăng trưởng - suy thoái tiếp theo. Các cuộc khủng khoảng tài chính sẽ luôn ập đến (như 2008), kỷ nguyên mới mở ra và hệ thống tiếp tục lạm phát (re-inflated) trong chu kỳ mới. Một cách có chủ đích, Deden tách bản thân mình, đội ngũ cùng tổ chức Edelweiss khỏi thế giới tài chính (chuyển đến Thuỵ Sĩ sống) - điều này khiến ngôn ngữ và cách thức đầu tư cũng thay đổi theo.

Triết lý mới của Deden bắt đầu bằng nguyên tắc đơn giản: cần hiểu rằng việc kiếm ra tiền dễ hơn là gìn giữ nó" - điều này không chỉ phụ thuộc vào các vấn đề bên ngoài như lạm phát, thuế mà còn bên trong, các lỗi lầm (error) và sự vô minh (imprudence) của con người. Góc nhìn này rất khác với hệ thống quỹ đầu tư (funds) - nơi các nhà quản lý gần như nắm trong tay nguồn vốn (capital) không giới hạn, đôi khi không xác định (undefined) - nếu đánh mất một phần trong đó, anh hay cô ta chỉ việc thay đổi chính sách hay mục tiêu đầu tư. Tiếp theo, việc tổ chức danh mục đầu tư (portfolio) xoay quanh nhu cầu đặc biệt độc đáo của mỗi gia đình giàu có (khách hàng) thì không nhất thiết phải đi theo số đông. Không cần thiết phải định hình portfolio quanh quan niệm rủi ro của một ai đó (đôi khi nó không phải là sự thật). Rủi ro, đối với đại đa số chúng ta, là sự không chắc chắn (uncertainty) về những thứ không biết (unknown) nhưng đối với Deden, rủi ro là việc đánh mất vốn vĩnh viễn mà không thể hồi phục. Deden nhấn mạnh nguyên tắc: bảo vệ, tăng cường và sử dụng vốn một cách vĩnh viễn (permanent) - dù phải đối diện với "ưu tiên thời gian" (time preference) đôi khi ngắn hạn của khách hàng. Cần phải có tầm nhìn (horizon), cần phải có mục tiêu vốn dài hạn (long-term). Deden không gọi các khoản nắm giữ trong doanh nghiệp nào đó là "chứng khoán" (stock) hay "cổ phần" (equity) mà là sự tham dự (participation) - đồng thời tập trung vào những công ty mà người sáng lập hay chủ doanh nghiệp (gia đình) có cùng tư duy, góc nhìn và thái độ giống mình (like-mindedness). Thay vì nắm thật nhiều (100% chẳng hạn), ông chỉ nắm đâu đó 2%, 3%, 4%, 5%, tối đa 10%. Phần còn lại do các gia đình nắm (trong thời gian rất dài 50, 100, 150, 200 năm) để đảm bảo động lực gìn giữ di sản của họ.

Quỹ Edelweiss được xây dựng và phát triển dựa trên ba nguyên tắc nền tảng: (1)"giá trị của sự hiếm có" (value of scarcity), (2) nội hàm/giá trị kinh tế bền vững (enduring economic substance/permanence) (3) sự độc lập (independence). Sự hiếm có (scarcity) là một trong những luật quan trọng nhất trong kinh tế, nó có nghĩa là không ai có tất cả mọi thứ mà họ muốn. Các nguồn lực đều có tính khan hiếm - không chỉ nguyên vật liệu, tiền bạc (mặc dù có thể mở rộng bằng tín dụng) mà còn là kĩ năng (skills-set) và tính cách cần có của con người (character) để trở nên thu hút. Sự hiếm có trở thành nguyên liệu quan trọng dẫn dắt hành động phân bổ vốn trong tương lai. Điều khiến cho các bức tranh của Van Goh trở nên có giá trị không chỉ nằm ở kĩ thuật vẽ của danh họa mà còn bởi tính độc nhất. Yếu tố thứ hai được Deden lưu tâm chính là "sự vĩnh cửu/lâu dài" (permanence) - nghĩa là tạo ra một bộ khung tư duy (framework) không chỉ phản ánh bộ sưu tập các khoản đầu tư, mà còn ở bản chất của mỗi khoản đầu tư và người tham dự trong đó - trong chính sách, trong thực hành, trong các hành vi có mục đích - được thiết kế để đảm bảo tính bền vững theo thời gian, chứ không đơn thuần tăng trưởng. Trách nhiệm của quỹ là phải bảo vệ vốn khỏi lạm phát, thuế má và những quyết định sai trái. Yếu tố thứ ba rất quan trọng là sự độc lập (independence). Nếu quan sát thế giới ngày nay - mọi thứ gần như tương hỗ qua lại rất phức tạp. Chúng ta phụ thuộc quá nhiều vào các yếu tố bên ngoài - ví dụ như các nhà cung cấp như điện, nước, internet để sinh hoạt. Xét về khía cạnh kinh doanh, chúng ta phụ thuộc vào các nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào - đôi khi họ không quá mạnh như ta tưởng. Chúng ta quá phụ thuộc vào đối thủ, chịu các áp lực cạnh tranh đôi khi không có thật (do mở rộng tín dụng/ tiếp cận vốn). Chúng ta phụ thuộc vào trợ cấp chính phủ, giảm thuế cùng nhiều thứ khác. Sự phụ thuộc này khiến toàn bộ hệ thống trở nên mong manh. Sự độc lập của một sinh thể (organism) khỏi các nhân tố bên ngoài sẽ khiến nó càng bền bỉ, dẻo dai. Sự độc lập rất đáng giá và cũng rất tốn kém - đòi hỏi nhiều công sức bởi có quá nhiều mối đe dọa dành cho sự tự do và độc lập. Hướng tiếp cận đầu tư thành công, cụ thể giúp bảo vệ, bảo tồn và tăng cường "di sản (patrimony) theo thời gian, rõ ràng phải có đủ 3 thành tố trên.

Deden kể lại câu chuyện đầu tư vào một trong những công ty chế biến thịt gà lớn nhất thế giới tại Brazil có cái tên Sadia. Công ty này không chỉ phục vụ thị trường nội địa, mà còn bán phần lớn ức gà và các thành phần khác của gà khắp nơi như Trung Đông và Nga - do đó họ kiếm được thu nhập từ nước ngoài rất lớn (foreign income). Họ cũng tự trồng nguồn thức ăn cho gia cầm của họ. Thật phi thường và công ty đang được quản lý bởi thế hệ thứ hai. Khi đến thăm công ty tại Sao Paolo trong tư cách cổ đông - tôi được tháp tùng bởi vị CFO do người đầu tàu của gia đình này có việc bận phải vắng mặt. Vị CFO bày tỏ - nếu có khả năng tiếp cập vào hệ thống ngân hàng thì chúng ta có thể đầu cơ (hedge) khoản tiền nhận được (receivables) từ các nước khác (đó là vào khoảng năm 2000) bằng cách tiên đoán tỷ giá hối đoái. Hiện tại Sadia vẫn phải làm việc với các tổ chức chuyên về thị trường kỳ hạn (forward market - thị trường thực hiện những giao dịch liên quan đến những hợp đồng có kỳ hạn giữa một ngân hàng và khách hàng). Vị CFO không ngừng lải nhải bên tai tôi - đâu đó tầm 15 phút - mà không thấy đề cập gì đến thịt gà. Tôi bắt đầu lưu tâm điều này. Hai năm sau đó, Sadia mua 60% cổ phần một ngân hàng ở Brazil. Chỉ 30 phút sau khi nghe tin này, toàn bộ số cổ phần (stake) mà tôi nắm tại đây đã được bán ngay lập tức và chỉ sau đó hai năm, công ty này phá sản. Hành động dứt khoát của Deden hoàn toàn nhất quán với nguyên tắc đầu tư đơn giản của mình - chỉ đồng hành với những nhà sáng lập hay ban quản trị có mức độ tập trung cao độ vào giá trị cốt lõi mình tạo ra.

Deden có phần tham dự (participations) trong rất nhiều ngành phủ từ sản xuất, hóa dầu đến công nghệ thực phẩm, nguyên vật liệu, cùng các ngành có yếu tố kĩ thuật khác (rất căn cơ nền tảng) - không dính líu đến tài chính, ngân hàng hay bảo hiểm. Ngoài ra, Edelweiss cũng nắm một lượng dự trữ vàng vật lý lớn (physical gold) - có thể nói Deden là một người tối đa hóa việc sử dụng vàng (gold maximalist) - và do đó tránh xa bitcoin. Deden bám theo góc nhìn của người đồng hành (phó chủ tịch của Edelweiss) - Jörg Guido Hülsmann - một giáo sư kinh tế thuộc trường Anger ở Pháp. Tác giả của cuốn sách rất thú vị - "Đạo Đức của việc sản xuất tiền (in tiền)" (The ethics of money production) trong đó chứa dựng nhiều suy tư về vấn đề tiền bạc, những nguyên tắc quan trọng chúng ta cần theo đuổi nên muốn xây dựng một xã hội thịnh vượng bền vững. Cụ thể, Jorg đề cập đến việc khái niệm sản xuất tiền (money production) không phải hàm ý việc tạo ra tiền (making money) mà là hoạt động sản xuất tiền như một loại hàng hóa (commodity) trong toàn bộ vòng đời kinh tế. Đồng thời nhấn mạnh việc sử dụng tiền trong trao đổi (hay thực hiện giao dịch) không nhất thiết phải được thiết lập hay điều chỉnh bởi chính phủ mà là tư nhân. Theo ông việc chính phủ độc quyền việc sản xuất và quản lý tiền không có căn cơ đạo đức và kinh tế (ethical or economic grounding). Luật về tiền pháp định (legal tender laws), các khoản đảm bảo giải cứu (bailout guarantees), hay bảo hiểm tiền gửi (deposit insurance) cùng rất nhiều chiêu trò nhằm đảo bảm an toàn hệ thống tiền tệ quốc gia đều bất hợp lý - cuối cùng rồi quá trình độc quyền này sẽ dẫn đến sự bất ổn định. Jorg cổ súy việc phân tách giữa tiền bạc và nhà nước cùng quá trình tư nhân hóa việc sản xuất tiền.

Đối với vấn đề tiết kiệm (savings) và đầu tư (investments) - các cải tổ (reforms) liên quan đến hệ thống tiền tệ và ngân hàng trong suốt 200 năm qua đã tiêu diệt loại tiền mạnh (sound money - ám chỉ tiếng leng keng kim loại) như xu vàng hay bạc (silver + gold coin) để chuyển sang tiền pháp định (fiat money - tiền cho chính phủ tạo ra nhờ in ấn) - đưa cả thế giới vào con đường lạm phát giá cả không có điểm ngừng (permanent price-inflation) - trong bối cảnh này - việc tiết kiệm bằng tiền mặt là tự sát. Do đó, con người ngày càng ít tiết kiệm, và phần tài sản họ nắm trong tay ngày càng mỏng manh và rơi vào bàn tay lông lá của số ít người quyền lực. Để chống lại xu hướng trên - những người tham gia thị trường bắt đầu quay lại với việc nắm vàng - kể cả ngân hàng trung ương và Edelweiss Holdings - một khoản đầu tư độc lập với mọi chính phủ (một trong ba nguyên tắc nền tảng của Edelweiss).

Edelweiss không dựa trên mục tiêu doanh thu hay tham số thời gian (time horizon) khi xem xét các khoản đầu tư - không mất thời gian đào sâu vào các mô hình định lượng vẽ ra bởi thế giới tài chính hiện đại. Deden và Jorg (một người rất nhiều kinh nghiệm thực tế - một người rất học thuật) thường duy trì bầu không khí "phân tích các yếu tố căn cơ nền tảng" (fundamental analysis) trong đội ngũ của mình - trong đó xoáy sâu vào cách nhìn nhận rủi ro và giá trị. Đôi khi thảo luận đầu tư đi sâu vào các chủ đề mang tính triết lý quanh việc đo lường, định giá và bóc tách giá trị. Cụ thể, đánh giá mức độ tin cậy của các thang đo (metrics) tiền bạc trong bối cảnh thay đổi chính sách xoành xoạch của ngân hàng trung ương - đồng thời nhìn vào các lựa chọn thay thế (các khoản đầu tư khác hoặc không đầu tư) - trọng tâm của mọi quyết định chính là khả năng tư duy phản biện (critical thinking), việc xem xét thông tin liên tục (constant revision) và thảo luận mở (open discussion) ở mọi cấp độ trong tổ chức.