Tội lỗi của tiền bạc

Tội lỗi của tiền bạc


Năm năm trước đây khi ghé thăm thành phố New York, mình có dừng chân trước tòa nhà International Building (Tòa Nhà Quốc Tế) ở địa chỉ 630 Đại lộ số 5 và 45 Rockefeller Plaza, đây là một công trình cao ốc tọa lạc ở trung tâm Rockefeller, trái tim của thành phố "không bao giờ ngủ". Ngay trước mặt tiền, một bức tượng đồng đen rất ấn tượng đứng ngạo nghễ, thể hiện hình ảnh một nhân vật trong thần thoại Hy Lạp mang tên Atlas do điêu khắc gia Lee Lawrie chế tạo. Đây cũng là một biểu tượng của New York, dù có vẻ ít phổ biến hơn tượng nữ thần Tự Do, ẩn chứa triết lý cực kỳ thâm sâu về "chủ nghĩa tư bản". Hình ảnh gã khổng lồ Atlas (con của nữ thần Gaia) trên vai mang vác bầu trời là biểu tượng của chủ nghĩa "khách thể" (Objectivism), một khái niệm do nhà văn (triết gia) Do Thái Nga nổi tiếng Ayn Rand cổ súy. Cụ thể, đây là khái niệm coi con người như một nhân vật anh hùng, luôn xem việc tìm kiếm hạnh phúc của chính mình là mục đích đạo đức cuộc đời, xem việc đạt được các thành tựu là hoạt động danh giá nhất và lý lẽ hình thành trong đầu (reason) là kim chỉ nam tuyệt đối. Tiểu thuyết "Suối nguồn" nổi tiếng của bà đã được phát hành rộng rãi ở Việt Nam, trong đó đề cao nguyên tắc tư hữu (chủ nghĩa cá nhân), nhà nước tư bản “laissez-faire” (tự do kinh tế), đồng thời xem nghệ thuật như một cách thức chuyển hóa tư tưởng siêu hình (metaphysics) ra cuộc sống. Không phải ngẫu nhiên mà gia tộc giàu có bậc nhất thế giới Rockefeller đặt bức tượng Atlas ngay vị trí trái tim New York, tư tưởng của Rand có lẽ đã chạm sâu sắc đến tầng lớp tư bản giàu có Hoa Kỳ. Bạn thân của bà chính là cựu chủ tịch FED Alan Greenspan, tư tưởng của bà được nhiều người trích dẫn như Peter Thiel (trưởng nhóm Paypal Mafia), Brad Pitt (diễn viên nổi tiếng) và chính trị gia Paul Ryan (chủ tịch Hạ Viện Mỹ).

Tầm vóc của Rand còn được thể hiện chín muồi qua "Atlas Vươn Mình" (Atlas Shrugged), một tác phẩm mô tả một thời kỳ đen tối ở Hoa Kỳ khi các nhà công nghiệp và doanh nhân hàng đầu bắt đầu liên thủ để chống lại sự can thiệp thô bạo của nhà nước vào các ngành công nghiệp. Trong tác phẩm này, nhân vật bí ẩn Francisco d'Anconia đã đưa ra một bài thuyết trình rất ấn tượng về bản chất của tiền bạc nhằm phản pháo nhận định "tiền bạc là nguồn gốc của mọi tội lỗi". Có lẽ đây là những câu chữ hay nhất từng được viết ra về tiền bạc. Rand đào sâu vào bản chất của tiền bạc, một công cụ giúp con người trao đổi giá trị và gắn chặt với hiệu suất hay năng lực làm việc của họ. Tiền bạc cũng đồng thời gắn với la bàn đạo đức của con người. Bà diễn giải vai trò thúc đẩy tính hiệu quả trong thương mại của "tiền bạc", nơi con người phải dựa trên sự duy lý giữa các bên (reason) để thương vụ có thể diễn ra xuôi chèo mát mái, qua đó những sản phẩm tốt nhất hay năng lực tốt nhất có đất dụng võ. Nói rộng ra, tiền bạc lèo lái nền văn minh loài người tiến về phía trước. Bà khuyến khích con người hãy yêu lấy tiền bạc. Bài do mình lược dịch dưới đây:

Các bạn nghĩ rằng tiền bạc là cội nguồn của mọi tội lỗi? Thế có bao giờ mọi người đặt câu hỏi về nguồn gốc của tiền bạc? Tiền bạc là công cụ trao đổi, nó không thể tồn tại nếu không có hàng hóa được sản xuất ra và những người có năng lực để quản lý quá trình này. Tiền bạc là chất liệu (material) hình thành trên nguyên tắc: người này mong muốn tiến hành thỏa thuận với người kia, trên cơ sở trao đổi thương mại (trade), đổi giá trị này lấy giá trị khác (value for value). Tiền bạc không phải là công cụ của những kẻ ăn xin (moochers), gặt hái các thành quả bằng nước mắt (sự thương hại - by tears), hay những kẻ ăn cắp (looters), dành giựt mọi thứ bằng vũ lực (by force).

Tiền chỉ khả dụng khi con người tiến hành sản xuất cái gì đó, đây có phải là điều bạn xem là tội lỗi (evil)? Khi chấp nhận tiền bạc trong quá trình thanh toán (payment) cho các nỗ lực, bạn đang dựa trên niềm tin (conviction) rằng mình có thể dùng nó để đổi lấy thành quả từ nỗ lực của người khác. Giá trị của tiền bạc không thể đến từ những kẻ ăn xin hay ăn cướp, tờ giấy nhỏ trong ví của bạn không thể chuyển hóa thành bánh mì giúp duy trì sinh tồn đến ngày mai nhờ vào biển nước mắt (thương hại) hay các loại súng ống đạn dược (các loại hình vũ lực) trên thế giới này. Các tờ giấy vốn từng là thỏi vàng (gold) này chính là token của niềm vinh dự (token of honor), một lời khẳng định (claim) rằng mình đang nắm giữ năng lượng của một ai đó đang tham gia sản xuất, ví tiền của bạn chính là lời tuyên bố danh thép về hy vọng (statement of hope), rằng tại một nơi nào đó trên thế giới, xung quanh chúng ta luôn có những người không phá vỡ các nguyên tắc đạo đức (will not default on that moral principle), đây chính là nguồn gốc của tiền bạc. Bạn xem điều này là tội lỗi ư?

Có bao giờ bạn nhìn sâu hơn vào nguồn gốc của quá trình sản xuất? (production) Quan sát một cái máy phát điện đang hoạt động, liệu bạn có dám tuyên bố rằng nó được tạo ra bởi nỗ lực cơ bắp của những kẻ cục súc không có đầu óc. Hãy thử hình dung mức độ khó khăn của việc trồng một hạt lúa mì mà không có kiến thức từ những người đi trước trong nông nghiệp, hãy hình dung việc làm ra thực phẩm (food) mà chỉ dựa thuần túy trên vận động cơ bắp (physical motions). Có phải bạn chợt nhận ra tâm trí (mind) con người chính là nguồn gốc của tất cả hàng hóa (goods) từng được sản xuất ra và tất cả sự giàu có đã từng tồn trại trên quả đất này (wealth).

Bạn cho rằng tiền bạc được làm ra bởi những kẻ mạnh (strong) dựa trên các đánh đổi của kẻ yếu (weak), vậy thì "mạnh" ở đây theo bạn là gì? Rõ ràng, phần lớn sự giàu có không đến từ sức mạnh của súng ống hay cơ bắp (vũ lực) mà chính là sản phẩm của năng lực tư duy. Vậy có phải tiền bạc làm ra từ các nhà phát minh động cơ (motor) dựa trên đánh đổi (trả giá) của những người không làm ra nó, từ những người thông minh dựa trên đánh đổi của kẻ ngốc, từ những người được việc dựa trên sự đánh đổi của kẻ vô dụng, từ những người tham vọng (cầu tiến) dựa trên sự đánh đổi của kẻ lười biếng? Tiền bạc thực chất đã được làm ra từ trước khi nó có thể bị đánh cắp hay vài xin, và được tạo ra bởi nỗ lực của những người thành thật (honest man), mức độ nhiều hay ít là do năng lực tối đa của riêng mỗi người. Người thành thật hiểu rằng anh hay cô ta không thể tiêu thụ nhiều hơn những gì mình sản xuất ra.

Trong thương mại, phương tiện "tiền bạc" (means of money) chính là mã hóa (code) "ý định tốt" của con người (good will). Tiền bạc hình thành dựa trên tiên đề (axiom) rằng mỗi người đều là chủ sở hữu của tâm trí và nỗ lực của chính mình. Tiền bạc không cho phép bất cứ sức mạnh nào (power) có thể chi phối (prescribe) giá trị nỗ lực của bạn ngoại trừ lựa chọn "tình nguyện" (voluntary choice) của những người sẵn sàng giao dịch nỗ lực của họ với bạn. Tiền bạc cho phép bạn tập hợp hàng hóa và sức lao động của mình sao cho nó có giá trị với ai đó muốn mua (worth to the men who buy them), chỉ vậy không hơn không kém. Tiền bạc chỉ cho phép các thương vụ được tiến hành (deals) khi lợi ích thuận hòa (mutual benefit) được hình thành từ các soi sét duy lý (chứ không phải ép buộc bằng vũ lực hay sự thương hại) của các bên tham gia trao đổi (traders). Tiền bạc khiến chúng ta chân nhận ra rằng mình phải làm việc để gặt hái các ích lợi (benefits) chứ không phải thu về tổn thương (injury), để phát triển đi lên (gain) chứ không phải chìm ngập trong mất mát (loss). Thêm nữa, mọi người nên nhận ra rằng tiền bạc không phải là con quái vật "gánh nặng" (beasts of burden), sinh ra để mang theo sức nặng tội lỗi con người (weight of your misery), mà thực ra chúng có giá trị (value) xuất phát từ chính con người, đừng gắn những tổn thương (wounds) lên chúng. Rõ ràng, sợi dây gắn kết chung giữa người với người (bond among men) không đến từ quá trình trao đổi "khổ đau" (exchange of suffering) mà là trao đổi "những cái tốt" (good, không phải tình cờ mà chữ hàng hóa cũng được gọi là "good"). Tiền bạc đòi hỏi chúng ta phải bán tài năng (talent) của mình đến những người có khả năng duy lý (reason) chứ không phải bán yếu điểm (weakness) đến những kẻ ngu (men's stupidity). Nó đòi hỏi chúng ta phải khôn ngoan mua những thứ tốt nhất với số tiền mình đang có, chứ không phải những thứ rác rưởi từ người bán. Khi con người chung sống trên nền thương mại (trade) - sử dụng lý lẽ (sự duy lý), chứ không phải bạo lực, như vị quan tòa cuối cùng (final arbiter) - các sản phẩm tốt nhất sẽ dành phần thắng, tương tự như vậy cho những người có hiệu quả công việc cao nhất, đưa ra phát xét tốt nhất, nắm giữ những khả năng tốt nhất (highest ability). Khi đó, mức độ hiệu quả của một người sẽ quyết định phần thưởng anh hay cô ta nhận được. Đây chính xác là mã hóa cho sự tồn tại (existence) mà tiền bạc chính là công cụ và biểu tượng. Có phải bạn xem điều này là tội lỗi?

Tiền bạc chỉ là một công cụ, nó có thể đưa bạn đến bất cứ nơi nào mình muốn nhưng không thể thay thế bạn trong vai trò người cầm lái, nó có thể trở thành phương tiện giúp thõa mãn các ham muốn có sẵn nhưng không phải là thứ cung cấp ham muốn (provide you with desires) cho bạn. Tiền bạc sẽ trở thành tai họa cho bất cứ ai cố tình đảo ngược quy luật nhân quả (the law of causality), cụ thể là những kẻ tin rằng có thể thay thế tâm trí (mind) bằng cách chiếm đoạt lấy các sản phẩm tạo ra từ tâm trí (products of the mind). Tiền bạc không bao giờ có thể mua được hạnh phúc cho những ai không có chút ý niệm nào về những thứ mình muốn, tiền bạc cũng không cung cấp cho họ tập giá trị (code of values), nếu họ không có kiến thức về cái gì là đáng giá. Tiền bạc không đem đến mục tiêu cuộc đời (purpose), nếu họ lảng tránh các lựa chọn hay suy tư về hướng đi (choice of what to seek). Tiền bạc cũng không thể đem đến trí tuệ cho những kẻ ngu, sự ngưỡng mộ cho những kẻ hèn nhát và sự tôn trọng cho những kẻ vô dụng. Những ai cố gắng bỏ tiền mua những bộ óc tinh anh (brains of his superiors) để phục vụ cho mình, dùng tiền để thay thế cho các đánh giá hay phán xét của mình (his judgment), cuối cùng đều đi đến kết cục trở thành nạn nhân cho chính sự yếu kém của mình (inferiors). Những người thông minh sẽ rời bỏ kiểu người này, còn những kẻ lừa đảo (cheats and the frauds) lại tìm cách lu xu bu xung quanh, thêm nữa họ cũng bị phủ bóng bởi một quy luật mà có lẽ bản thân chưa kịp nhận ra: "không ai có thể nhỏ bé hơn số tiền của chính họ?". Đây có phải là lý do mà bạn gọi "tiền bạc" là tội lỗi?

Chỉ có những người không cần "tiền bạc" bày ra sẵn (không dựa trên nỗ lực nào) và tự mình tạo dựng gia tài cho dù xuất phát điểm thế nào đi chăng nữa mới xứng đáng thừa kế "sự giàu có" (inherit wealth). Dĩ nhiên, nếu người thừa kế có khả năng tương xứng với số tiền anh hay cô ta có (equal to his money), gia tài này sẽ phục vụ miệt mài cho họ, còn không nó sẽ có tác dụng hủy diệt. Quan sát nhóm thừa kế này, có phải bạn đang than phiền rằng tiền bạc đã làm băng hoại họ (money corrupted him) hay họ đang đốt tiền vô tội vạ? Đừng có ngu ngốc đi ghen tị với những kẻ thừa kế vô dụng, sự giàu có của anh hay cô ta chẳng phải là của bạn, dù cho có vô tình nhận được khối tài sản này thì nó cũng không khiến bạn tốt lên. Thêm nữa, cũng đừng cho rằng tài sản này nên phân phối ra cho nhiều người, đừng biến thế giới từ một kẻ ăn bám (vào tài sản thừa kế) thành ra năm mươi con kí sinh trùng (parasites) khác. Điều này không hẳn thể hiện điều gì về "đức hạnh" (đạo đức) của bạn. Tiền bạc là một quyền lực sống (living power) chết đi không màng nguồn gốc (dies without its root). Tiền bạc từ chối phục vụ cho tâm trí không phù hợp với nó (the mind that can not match it). Đây có phải là lý do bạn gọi nó là tội lỗi?

Tiền bạc là phương tiện duy trì sự sống còn (means of survival). Cách lựa chọn nguồn sinh kế (the source of your livelihood) như thế nào cũng chính là cách bạn sống (upon your life), nếu nguồn này bị hư đi (is corrupt) nó sẽ băng hoại sự tồn tại của chính bạn. Có phải bạn có đang kiếm tiền bằng cách lừa dối (by fraud)? hay dự phần trong những thói xấu (vices) và khờ dại (stupidity) của con người? Bằng cách lợi dụng những kẻ ngu, hy vọng rằng kiếm được nhiều hơn khả năng bạn xứng đáng? Bằng cách hạ thấp tiêu chuẩn? Bằng cách làm những việc bạn "coi kinh" cho những người mua (purchasers) mà bạn "coi thường"? Nếu quả thực như vậy, tiền bạc sẽ không đem đến cho bạn bất cứ khoảng khắc vui vẻ nào. Tất cả những thứ bạn mua được sẽ không đóng góp tốt đẹp cho cuộc sống của chính mình (a tribute) mà chỉ là sự sỉ nhục (reproach). Nó cũng không phải là thành tựu (achievement) gì đáng ngưỡng mộ mà chỉ là lời nhắc về những hành động đáng hổ thẹn (reminder of shame). Có lẽ vì vậy bạn la hét lên rằng tiền bạc là tội lỗi. Tội lỗi vì nó không tạo ra sự tự trọng của bạn (self-respect)? Tội lỗi, vì nó không giúp bạn tận hưởng sự suy đồi của mình (depravity)? Đây có phải là nguồn gốc của sự ghét bỏ tiền bạc.

Tiền bạc duy trì vai trò như một "tác nhân" (effect) nhưng không thể thay bạn hứng "kết quả" (cause). Tiền bạc là sản phẩm của đức hạnh (virtue) nhưng nó không mang đến "đức hạnh" cho bạn và không khiến cho "thói xấu" của bạn biến mất. Tiền bạc không thể đem đến cho bạn những "tinh anh" xuất phát từ nỗ lực thực sự (unearned), dù là vật chất hay tinh thần. Đây có phải là nguồn gốc của sự ghét bỏ tiền bạc?

Hay bạn cho rằng tình yêu tiền bạc là nguồn gốc của mọi tội lỗi? Yêu một thứ gì đó là hiểu và cảm mến bản chất của nó. Yêu tiền nghĩa là hiểu và yêu cái cách tiền tạo ra sức mạnh tối đa bên trong mình, nó cũng là một chiếc chìa khóa quan trọng giúp trao đổi nỗ lực giữa con người với nhau. Những người bán rẻ linh hồn cho tiền bạc thực ra lại rất to mồm tuyên bố ghét bỏ nó, họ có lý do thật chính đáng cho thói tỵ hiềm này. Những người yêu tiền thực sự luôn sẵn sàng làm việc để gặt hái nó, họ biết rằng mình xứng đáng có nó. Đây là bí kiếp để đọc vị tính cách con người: ai hay chỉ trích tiền bạc thường dành giựt nó một cách thiếu tự trọng, ai tôn trọng tiền bạc sẽ biết cách kiếm ra nó bằng mồ hôi sức lực một cách tự hào.

Hãy rời bỏ những kẻ luôn mồm nói với bạn rằng tiền bạc là tội lỗi, những tuyên bố kiểu như vậy thường là như tiếng chuông (đeo trên người bệnh nhân hủi) báo hiệu có một kẻ cắp đang xuất hiện. Khi con người còn sống với nhau trên quả đất này và cần một phương tiện để thương thảo với người khác - thứ duy nhất thay thế được tiền bạc chính là một đống súng ống (bạo lực).

Tuy nhiên, tiền bạc đòi hỏi chúng ta đức hạnh cao nhất (highest virtues), nếu bạn mong kiếm và giữ tiền. Những người không có dũng khí, lòng tự hào hay tự tôn, những người không có cảm giác đạo đức về quyền của mình với tiền bạc, không sẵn sàng bảo vệ tiền bạc như bảo vệ cuộc đời mình, những người cảm thấy tội lỗi khi trở nên giàu có thì sẽ không thể duy trì sự giàu có của mình lâu dài. Những suy nghĩ trên sẽ trở thành mồi câu tự nhiên cho những kẻ cắp đang ẩn mình đâu đó từ rất lâu trong hang, nhưng sẵn sàng bò ra ngoài khi ngửi thấy ai đó đang xin tha thứ vì tội trở nên giàu có. Chúng sẽ nhanh chóng thuyết phục rằng mình có thể làm nhẹ đi tội lỗi của người cầu xin và chiếm luôn cả cuộc đời hay tài sản người đó (như anh hay cô ta xứng đáng như vậy).

Sau đó bạn sẽ quan sát thấy sự trỗi dậy của những người với tiêu chuẩn kép, sống bằng cách dùng vũ lực (live by force) nhưng dựa dẫm vào những người làm thương mại (live by trade) để tạo giá trị cho số tiền họ cướp được, đó là những kẻ quá giang "đức hạnh" (hitchhikers of virtue). Trong một xã hội đạo đức thực sự, họ sẽ bị xem là những kẻ tội phạm và các luật lệ được viết ra là nhằm bảo vệ bạn trước những kẻ xấu như vậy. Tuy nhiên nếu xã hội tạo ra những kẻ tội phạm nhờ có quyền (criminals-by-rights) và ăn cắp nhờ vào luật (looters-by-law), những kẻ sử dụng vũ lực để tranh đoạt lấy tài sản của những nạn nhân yếu thế (disarmed), khi đó tiền bạc sẽ trở thành yếu tố báo thù cho người tạo ra nó (creators' avenger). Những kẻ cắp luôn tin rằng thật an toàn khi chiếm đoạt tiền của người không thể phòng vệ (defenseless men) một khi đã thông qua luật tước vũ trang khỏi tay họ. Tuy nhiên, kẻ cắp này sẽ trở thành một thỏi nam châm hút thêm những kẻ cắp khác (kẻ cắp gặp bà già), các tài sản (do cướp mà có) lại được dành giựt theo cách có thể còn khốc liệt hơn. Cuộc chạy đua "cướp bóc" này cứ diễn tiếp liên tục không hồi kết, nó không dựa trên khả năng sản xuất mà dựa trên mức độ hung ác bất nhân. Khi "bạo lực" trở thành tiêu chuẩn chủ đạo, những kẻ giết người sẽ dành phần thắng trước những kẻ cắp và đó là lúc xã hội suy tàn, trượt dài trong hỗn loạn, đốt phá và chém giết lẫn nhau (slaughter).

Nếu muốn biết liệu ngày tận thế có đến hay không, hãy nhìn vào tiền bạc. Tiền bạc chính là thước đo cho đức hạnh của xã hội (society's virtue). Có nhiều dấu hiện bạn có thể quan trắc. Khi tiến hành sản xuất, bạn có phải đi xin xỏ năn nỉ những người không hề sản xuất ra cái gì và dòng tiền chảy mạnh vào những ai tham gia thương thảo (those who deal) thay vì tập trung vào hàng hóa. Khi bạn nhìn thấy một ai đó đột nhiên giàu lên bằng đút lót phết phẩy mà không phải làm việc thực sự. Khi luật pháp không bảo vệ bạn trước những bất công mà lại bênh vực kẻ xấu. Khi bạn nhận ra tham nhũng được tưởng thưởng còn đấu tranh cho sự thật lại là sự hy sinh. Đó là dấu hiệu của một xã hội băng hoại. Tiền bạc là một vật trung gian danh giá (noble medium), nó không cạnh tranh với súng ống và không tạo ra các điều khoản giao thương dựa trên sự bất nhẫn (brutality). Nó không cho phép một quốc gia tồn tại nửa vời kiểu một nửa tài sản được tạo ra, một nửa từ ăn cắp (half-property, half-loot).

Bất cứ khi nào kẻ phá hoại xuất hiện giữa loài người, chúng sẽ khởi động công việc bằng cách triệt tiêu tiền bạc, bởi tiền bạc bảo vệ con người và là nền tảng cho sự tồn tại đạo đức của họ (moral existence). Chúng chiếm lấy các thỏi vàng (gold) và bỏ lại cho chủ sỡ hữu một đống giấy tờ "giả" (counterfeit pile of paper). Điều này giết chết các tiêu chuẩn khách quan (objective standards) và khiến con người đối diện với quyền lực thất thường (arbitrary power) của những người thiết lập giá trị (setter of values) lúc mưa lúc nắng. Vàng mang giá trị khách quan, tương xứng với tài sản (sự giàu có) nào đó được sản xuất ra (equivalent of weath produced). Tiền giấy là một kiểu thế chấp trên tài sản (mortgage on wealth) chưa tồn tại, đảm bảo bởi họng súng đang chỉa vào những ai được kỳ vọng sản xuất ra chúng. Tiền giấy là hóa đơn (check) được rút ra bởi những kẻ cắp hợp pháp (legal looters) từ những tài khoản không phải của họ, dựa trên "đức hạnh" của các nạn nhân. Hãy quan sát những lúc tài khoản biến động (bounces), rồi cuối cùng được đánh dấu là "bị rút quá mức" (account overdrawn).

Khi bạn xem công cụ giúp mình sinh tồn là tội lỗi, vậy bạn có kỳ vọng con người sẽ duy trì đặc tính tốt đẹp của mình. Bạn có kỳ vọng họ duy trì đạo đức hay đánh mất cuộc đời vì theo đuổi các mục tiêu phi đạo đức (fodder of the immoral). Liệu bạn có kỳ vọng họ sẽ sản xuất hay tạo ra cái gì hay ho khi mà quá trình này có thể bị trừng phạt còn trộm cắp thì được tưởng thưởng. Liệu bạn có còn hỏi "Ai đang hủy hoại thế giới này?".

Bạn đang tận hưởng những thành tựu vĩ đại nhất của một nền văn minh hiệu quả nhất (nước Mỹ) nhưng lại băn khoăn tại sao mọi thứ lại vụn vỡ ra trước mắt và rủa sả những đồng tiền xương máu kiếm được (life-blood money). Bạn xem tiền bạc như cái gì đó man rợ và tự hỏi tại sao rừng rậm lại bò vào tới rìa thành phố của mình. Xuyên suốt lịch sử nhân loại, tiền bạc luôn bị thâu tóm bởi những kẻ cắp (looters) thuộc nhóm này hay nhóm khác, cái tên có thể thay đổi nhưng phương pháp thì y hệt nhau: chiếm đoạt tài sản bằng vũ lực và khiến cho những người sản xuất (producers) chịu một số giới hạn (bound), tước đi công cụ (demeaned), danh tiếng (defamed) cũng như niềm kiêu hãnh (deprived of honor) của họ. Những tuyên bố về tội lỗi của tiền bạc mà bạn ra rả một cách thiếu thận trọng (recklessness), thường xuất phát từ một giai đoạn mà đa phần của cải hình thành từ sức lao động của nô lệ, xuất phát từ suy tư của ai đó về việc tận dụng cơ bắp lặp đi lặp lại của nô lệ, lối tiếp cận này đã kéo dài vài trăm năm. Khi quá trình sản xuất bị thống trị bởi vũ lực, khi sự giàu có đạt được qua tranh đoạt kéo dài thì cuối cùng sẽ không còn gì để chinh phục. Trải qua hàng thiên niên kỷ đình trệ và đói kém, nhân loại đã quá đề cao những kẻ cắp, coi họ như một tầng lớp quý tộc gươm giáo (aristocrats of the sword), quý tộc từ trong máu (aristocrats of birth), quý tộc của sự quan liêu (aristocrats of the bureau) đồng thời coi khinh những người tham gia sản xuất, đó là nô lệ, thương lái, chủ cửa hàng hay các nhà công nghiệp (industrialists).

Vinh quang thay cho nhân loại, lần đầu tiên và duy nhất trong lịch sử, một quốc gia coi trọng tiền bạc thực sự đã ra đời (a country of money). Tôi không có lời nào hay ho hơn để tôn vinh Hoa Kỳ, một quốc gia của lý lẽ, công lý, tự do, sản xuất và thành tựu. Lần đầu tiên trong lịch sử, tâm trí và tiền bạc của con người được tự do, các tài sản hình thành không còn nhờ tranh đoạt mà thông qua công việc (fortunes by work), thay vì gươm giáo và nô lệ, chúng ta có những con người tạo ra của cải thực sự, các công nhân vĩ đại, dạng thức cao nhất của con người, cùng những cá nhân tự thân (self made man), các nhà tư bản Hoa Kỳ. Nếu bạn hỏi tôi điều khác biệt đáng tự hào nhất của Hoa Kỳ là gì thì câu trả lời là: nước này tạo ra khái niệm kiếm tiền "to make money". Không có ngôn ngữ hay quốc gia nào từng sử dụng cụm từ này trước đó, con người luôn luôn cho rằng giàu có là một cái gì đó tĩnh tại (static quantity) - đạt được nhờ chiếm đoạt, xin xỏ, thừa kế, chia sẻ, cướp bóc hay dành được nhờ ưu ái. Người Mỹ là những người đầu tiên hiểu rằng giàu có phải được tạo ra. Cụm từ "kiếm tiền" (to make money) đã mô tả sâu sắc căn cơ của đạo đức con người (the essence of human morality).

Tuy nhiên, cụm từ trên đang bị một số người Mỹ chối bỏ bởi ảnh hưởng từ một số nền văn hóa thối rữa (rotted cultures) phổ biến tại các lục địa "cướp bóc". Những kẻ cướp khiến bạn phải xem thành tựu đáng tự hào này là cái gì đó đáng xấu hổ, sự thịnh vượng là cái gì đó tội lỗi, và những con người vĩ đại nhất, các nhà tư bản là những kẻ đê tiện, còn các nhà máy phi thường (giúp tạo công ăn việc làm) như là nơi lao động áp bức như nô lệ (như tại kim tự tháp Ai Cập). Những kẻ quái dị ngờ nghệch cho rằng không có sự khác biệt giữa quyền lực của đồng đô la và quyền lực của cây roi (whip). Tuy nhiên, tôi cho rằng họ hiểu rõ sự khác biệt nhưng không nói ra.

Nếu không hiểu rằng tiền bạc là cội nguồn của mọi điều tốt đẹp, bạn có thể đang hủy hoại chính mình. Khi tiền không còn là công cụ để con người thương thảo với nhau thì họ sẽ biến thành công cụ của nhau. Máu, roi vọt, hay súng ống - hoặc là đồng đô la. Hãy đưa ra lựa chọn của bạn, không còn cái nào khác, thời gian của bạn cũng không còn nhiều đâu.