Black Rock đã thống trị thế giới như thế nào?

Black Rock đã thống trị thế giới như thế nào?

BlackRock là nhà quản lý đầu tư toàn cầu có trụ sở ở New York, Hoa Kỳ với chuyên môn trong quản trị rủi ro và quản lý tài sản định chế (dựa trên thu nhập cố định). Tới tháng 8/2019, BlackRock đã trở thành nhà quản lý tài sản lớn nhất trên thế giới với gần 6,8 nghìn tỷ $ trong tay – tầm ảnh hưởng và quyền lực của tổ chức này khiến nhiều người coi Black Rock là một ngân hàng ngầm (shadow bank).

Tổ chức này do một gã Do Thái sinh ra ở Van Nuys, Cali kiểm soát – Laurence D. Fink (tất nhiên cũng là thành viên của hội Kappa Beta Phi). Fink (thuộc Đảng Dân chủ) lấy bằng Khoa học chính trị và MBA Bất Động Sản ở UCLA sau đó dành 12 năm ở ngân hàng đầu tư First Boston – người góp phần tạo dựng thị trường MBS ở Hoa Kỳ (chứng khoán đảm bảo bằng tài sản thế chấp – thứ liên quan đến khủng hoảng tài chính 2007-2009 ở Hoa Kỳ). Kinh nghiệm quản trị rủi ro ở First Boston thôi thúc Fink thành lập BlackRock vào năm 1988 – một tổ chức đầu tư tiền của khách hàng dưới một mô hình quản trị rủi ro toàn diện hơn (dựa trên sức mạnh tính toán của công nghệ, chi phí thấp và khả năng mở rộng) dưới sự bảo trợ (umbrella) của The Blackstone Group – một tổ chức quản lý tài sản thành lập trước đó 3 năm (1985).

Fink ở tuổi 30 đã tham gia Blackstone cùng người sáng lập là Mr. Schwarzman (cũng một gã Do Thái nhưng theo Đảng Cộng Hòa) nhằm xây dựng doanh nghiệp đầu tư trái phiếu. Black Rock chỉ tách ra sau này vào năm 1995. Vào thời điểm 2007, hai hãng có cùng một giá trị thị trường dù có cách tiếp cập khác nhau trong đầu tư. Black Rock chủ yếu bán các quỹ thụ động (như ETFs hay quỹ hưu trí) tới các tổ chức lớn và công chúng với chi phí thấp (chỉ 0,2 cents doanh thu một năm cho mỗi đô la họ quản lý) còn BlackStone lại chủ yếu dùng đòn bẩy. Phí của họ cao (1.8 cents) với tập khách hàng là các tổ chức và cá nhân giàu có.

Tạp chí The Economist đã phân tích con đường mà hai tổ chức liên đới này – hai hòn đá tảng – Black Stone & Black Rock cùng thống trị thế giới dựa trên năm chỉ số “tycoon/ông trùm”: kích cỡ của hãng, sự giàu có cá nhân ông chủ, sự giàu có tạo ra cho khách hàng, cổ đông, ảnh hưởng của họ có được bên ngoài công ty. Quý ngài Schwarzman chỉ thắng một trong năm chỉ số với tài sản cá nhân gần 13 tỷ $ trong khi Mr. Fink chỉ có ít hơn 1 tỷ $. Black Rock hiện tại đã vượt qua BlackStone về kích cỡ, giá trị thị trường của họ là 86 tỷ $ gần gấp đôi công ty mẹ. Các chỉ số khác về bán hàng, lợi nhuận, doanh thu cổ đông đều cao hơn 31%. Bài viết dưới đây trên trang The American Prospect (mà mình lược dịch) mô tả kĩ hơn về cách Black Rock chinh phục thế giới cùng các mảng tối trong chiến lược phủ sóng toàn cầu của họ:

Một trật tự phân hạng (pecking order) mới bắt đầu trỗi dậy ở Wall Street. Các ngân hàng lớn vẫn duy trì quyền lực cùng lợi nhuận khổng lồ, cụ thể thu nhập hàng quý “kỷ lục” mà họ có được trong năm 2018 là nhờ các khoản cắt giảm thuế của chính quyền. Nhưng sau một thập kỉ khủng hoảng tài chính, áp lực từ các nhà làm luật và quan trọng nhất các xu hướng đầu tư mới đang dần chuyển quyền lực xuống cho một vài hãng quản lý tài sản (asset management firms). Càng nhiều người Mỹ đưa tiền nghỉ hưu của mình vào các quỹ thụ động (passive fund – bao gồm quỹ hưu trí hay ETFs) – “bên mua” (buy side) sẽ dần vượt mặt “bên bán” (sell side).

Việc mua lại bộ sưu tập quỹ chỉ số iShares (nhà phát hành ETFs lớn nhất Hoa Kỳ và toàn cầu) từ Barclays với số tiền khổng lồ 13,5 tỷ $, đã củng cố thêm sức mạnh cho BlackRock – hãng quản lý tài sản đang nắm trong tay gần 6,3 nghìn tỷ $ – quy mô lớn nhất trên thế giới. Hệ thống quản lý rủi ro Aladdin của BlackRock là một phần mềm giúp theo dõi và phân tích thương mại, hiện đang giám sát tài sản trị giá 18 nghìn tỷ $ từ hơn 200 hãng tài chính khác nhau (financial firms), bao gồm cả Cục dự trữ Liên Bang Hoa Kỳ và các ngân hàng trung ương châu Âu. Nền tảng tài chính khổng lồ này đã biến Black Rock trở thành một công cụ đa đăng – kiểu như con dao Thụy Sĩ – của các nhà đầu tư định chế, nhà quản lý tiền bạc, các hãng đầu tư tư nhân, các đối tác chính quyền toàn cầu.

Dự án Minh Bạch BlackRock (Transparency Project) – sáng kiến của Campaign for Accountability (Chiến Dịch Giải Trình), một tổ chức giám sát tập trung vào tham nhũng công – đang tìm cách đưa ra ánh sáng bí mật mô hình kinh doanh “tiếp cập và ảnh hưởng” của họ. Cụ thể hơn, BlackRock thiết lập mối quan hệ thân thiết với chính quyền các nước nhằm đè nén các đối thủ cạnh tranh, nắm các lợi ích đặc biệt đồng thời né tránh các tiêu chuẩn luật lệ khà khắc. Từ năm 2004, theo các nhà nghiên cứu của dự án, BlackRock đã thuê ít nhất 84 cựu quan chức chính quyền, các nhà làm luật và quản lý ngân hàng trung ương trên khắp thế giới. Một chiến lược ngầm ẩn mâu thuẫn lợi ích và tham nhũng chính sách.

Như việc CEO Larry Fink của Black Rock xây dựng một “chính quyền ngầm” (shadow goverment) – cụ thể là việc đưa các cựu viên chức nhà nước vào nắm các vị trí cốt cán ở BlackRock trong một thỏa thuận (bid) nhằm đưa ông trở thành Bộ trưởng bộ ngân khố trong chính quyền Hillary Clinton nếu phe này dành thắng lợi trong cuộc bầu cử. Điều này cũng không ngăn cản việc Fink tham gia dự phần trong một tổ chức tư vấn khu vực tư (private-sector) cho Tổng tống Donald Trump sau này (Ủy ban này bị giải thể sau vụ khủng hoảng Charlottesville).

Mối liên hệ khăng khít với các nhà lãnh đạo ở cả hai đảng (Dân chủ và Cộng hòa ở Hoa Kỳ) cho phép BlackRock thành công trong việc sắp đặt quá trình bổ nhiệm, biến họ thành một định chế tài chính quan trọng trong hệ thống “quyền lực”, từ đó giúp hàng nghìn tỷ $ thoát khỏi ảnh hưởng của đạo luật Dodd-Frank (đạo luật tăng cường kiểm soát hệ thống tài chính của chính quyền Obama). Craig Phillips, một cựu giám đốc ở BlackRock và giờ là nhân viên của Bộ Ngân Khố, đang can thiệp vào quá trình bổ nhiệm (relax that designation) đồng thời giữ các nhà quản lý tài sản khỏi ảnh hưởng của các đạo luật.

Mô hình tạo dựng mối quan hệ giữa chính quyền với BlackRock không dừng ở Hoa Kỳ mà còn mở rộng ra khắp thế giới (theo báo cáo của các nhà nghiên cứu thuộc dự án “Minh Bạch Black Rock”). Một báo cáo đề cập đến Ngân Hàng Hạ Tầng Canada (Canada’s Infrastruture Bank) – một sự hợp tác công tư – ngân hàng này cho phép các khoản vay chi phí thấp chảy dễ dàng xuống các dự án xây dựng cầu và đường của Canada. BlackRock giữ vai trò tư vấn việc phát triển dự án đồng thời cung cấp cho ngân hàng các giám đốc “thân thiện”. Black Rock do đó kiếm được lợi thế đáng kể từ các ngân hàng mà họ giúp xây dựng. Báo cáo gần đây nhất của dự án đề cập đến mối quan hệ gắn bó giữa BlackRock và chính quyền Enrique Pena Nieto ở Mexico – một nguyên cớ giúp thúc đẩy các dự án hạ tầng của Mexico. Từ năm 2012 trở đi, BlackRock đã mua cổ phần ở hầu hết doanh nghiệp thu phí cầu đường, bệnh viện, cung cấp gas, khai thác dầu và nhà máy nhiệt điện than ở Mexico.

Các khoản đầu tư thay thế (Alternative investments) dưới hình thức dự án hạ tầng thường đem về khoản lợi nhuận (return) cao hơn cổ phiếu hay trái phiếu (stocks/bonds). Chi phí quản lý nhỏ hơn ba lần so với các khoản đầu tư thu nhập cố định (fixed-income investments), biến chúng trở thành khoản sinh lời to lớn cho BlackRock. Báo cáo thường niên 2013 của BlackRock có một phần mang tên “Cơ hội hạ tầng”, trong đó đề cập đến việc các quỹ khổng lồ như quỹ hưu trí (pension funds) có thể giúp lấp đầy nhu cầu hiện đại hóa hay cải thiện các công trình công cộng của chính phủ.

Để cuộc chơi hạ tầng thành công, BlackRock cần phải có các đối tác chính phủ nhiệt thành. Khi Pena Nieto dành quyền lực ở Mexico, gần như một nửa các cam kết ông tuyên bố đều liên quan đến việc dùng vốn tư nhân cho phát triển hạ tầng, bao gồm 590 tỷ $ trong hợp tác công tư (PPP). BlackRock đã cổ súy cho sự cứng rắn của ông: “Mexico là một câu chuyện tăng trưởng thần kỳ”. Fink từng nói trong năm 2013: “Nếu tôi chỉ 22 tuổi và không biết mình phải làm gì, tôi sẽ đến Mexico, đất nước đang có nhiều cơ hội lớn”.

Cơ hội này quả thật rất lớn, nếu bạn là BlackRock. Hãng này đã thu lợi khổng lồ từ việc tạo ra PEMEX, một công ty hóa dầu độc quyền đầy tranh cãi của nhà nước Mexico đến các khoản đầu tư tư nhân ở đây. Chỉ trong vòng bảy tháng, BlackRock đã rót vào 1 tỷ $ cho các dự án năng lượng của PEMEX. Vào tháng 6 năm 2015, BlackRock thâu tóm một hãng đầu tư tư nhân (private equity) đang chìm ngập trong khủng hoảng là I Cuadrada với giá 71 triệu $. Một tháng sau đó, công ty Sierra Oil & Gas nằm trong danh sách đầu tư (porfolilio) của I Cuadrada liền thắng thầu hai dự án quan trọng của PEMEX. Sierra là người tham gia đấu thầu duy nhất khi đó.

Một thỏa thuận đáng ngờ khác là việc “đổi vận” của một nhà thầu xây dựng ở Mexico tên Grupo Tradeco khi đối diện với cáo buộc lãng phí tổng cộng 2,5 tỷ peso – đơn vị thường xuyên trễ deadline trong dự án nhà tù tư nhân ở bang Coahuila. Ngay trước khi BlackRock mua lại dự án này, tổng thống Pena Nieto đã tăng khoản chi trả phí xây dựng cho nhà tù lên đến 18%. Một thỏa thuận thứ ba liên quan đến BlackRock là việc mua lại một hợp đồng xây dựng trạm thu phí đường bộ giữa Toluca và Naucalpan. Chỉ một tháng sau đó, Pena Nieto kí sắc lệnh hành pháp để giải quyết tranh chấp pháp lý quanh việc con đường đi ngang qua khu vực mà những người bản địa coi là đất thánh, từ đó quốc hữu hóa tổng cộng 91 acres cho dự án.

Rõ ràng, BlackRock có lợi rất nhiều từ mối liên hệ với các quan chức và những người có ảnh hưởng ở Mexico. Con trai của Carlos Slim, người giàu có nhất Mexico, nằm trong hội đồng quản trị của BlackRock. Cựu thứ trưởng của bộ tài chính Mexico, Gerado Rodriguez Regordosa, trở thành giám đốc “Porfolio” ở các thị trường mới nổi của BlackRock năm 2013. CEO của BlackRock Mexico, Isaac Volin, trước đây từng là một nhà làm luật của ngân hàng quốc gia đồng thời cũng là tổng giám đốc một chi nhánh của PEMEX (năm 2016). Tổng thống Pena Nieto cũng từng gặp Larry Fink trước kỳ bầu cử và nhiều lần sau đó.

Đặc biệt, BlackRock khai thác những thay đổi trong luật Mexico để giúp các nhà quản lý tài sản có thể nắm được quỹ hưu trí của nước này, sau đó đưa trăm triệu $ từ nguồn này vào các doanh nghiệp xây dựng hạ tầng Mexico. Josh Rosner, một cố vấn trong dự án Minh Bạch BlackRock và cũng là đồng tác giả của các báo cáo liên quan cho rằng BlackRock đã đặt chính quyền Mexico vào một thế tiến thoái lưỡng nan.

“Nếu các dự án hạ tầng do BlackRock kiểm soát gặp biến cố lớn (a road to nowhere) khiến chính quyền muốn dừng cấp vốn thì BlackRock sẽ đẩy họ vào thế rất khó – khoản đặt cược này đang dựa trên tương lai của nhiều người Mexico (sẽ nghỉ hưu). Các quan chức chính quyền phải đứng trước lựa chọn giữa việc tiếp tục lãng phí tiền công chúng hoặc rủi ro của đánh mất phiếu bầu. Đây là minh chứng cho mâu thuẫn lợi ích cùng khả năng tham nhũng trong mô hình quan hệ BlackRock.”

Ảnh hưởng của BlackRock ở Mexico bị đe dọa bởi cuộc bầu cử tháng 7 khi phe cánh trái của Andres Manuel Lopez Obrador (AMLO – tổng thống thứ 58 của Mexico) dành thắng lợi. AMLO tiến hành xóa bỏ thỏa thuận giữa PEMEX và Sierra Oil & Gas, gửi một thông điệp đến cho BlackRock trên Facebook bằng cách gọi họ là “những kẻ mafia cổ cồn trắng”. AMLO đã chọn bộ trưởng năng lượng mới là Rocio Nahle Garcia đồng thời loại bỏ Volin khỏi PEMEX, người được xem là con cưng cho những công ty kiểu như BlackRock.

Rõ ràng việc BlackRock phản ứng tiêu cực đến chiến thắng của AMLO là hoàn toàn có thể đoán được, trong một báo cáo về rủi ro địa chính trị (geopolitical risk), họ đã đề cập đến “sự thoái hóa trong chính sách kinh tế của Mexico” dưới thời đại AMLO. Nhưng tình trạng này đã được giảm nhẹ sau cuộc gặp gỡ tháng 6 giữa AMLO và CEO BlackRock – Fink. Cuối cùng BlackRock cũng nắm AMLO trong tay. Ban đầu ông ta hứa sẽ lật ngược tất cả các cải cách năng lượng của Pena Nieto nhưng sau đó lại đề cập đến việc xem xét giữ lại các hợp đồng của PEMEX. Trong những cuộc gặp gỡ giữa BlackRock và hàng tá các quỹ đầu tư, cố vấn cao cấp của AMLO từng nói: “Chúng tôi không thực sự là phe cánh tả (leftist) mà là trung tả (center-left – phe ủng hộ hình thái xã hội chủ nghĩa nhưng không quá cực đoạn).” AMLO hứa hẹn coi trọng đảm bảo tự do thương mại, ngân hàng trung ương độc lập và tiền tệ thả nổi.

Có vẻ như AMLO đã học được bài học mà cố vấn của cựu Tổng thống Hoa Kỳ Clinton – James Carville có được từ nhiệm kỳ của ông chủ mình: “Tôi đã từng suy tư về quá trình đầu thai (tái sinh – reincarnation), liệu trong cuộc sống mới tôi sẽ muốn mình là một tổng thống, đức giáo hoàng hay một vận động viên bóng chày xuất sắc. Nhưng bây giờ tôi đã có câu trả lời – tôi sẽ tham gia thị trường trái phiếu. Nguồn lực này sẽ giúp bạn có thể đe dọa bất cứ ai.” Ở Mexico và trên khắp thế giới, một phần lớn cổ phần trong vòng ảnh hưởng cấp vốn (clout) đều có bàn tay lông lá của BlackRock. Nhưng sức mạnh và ảnh hưởng của họ dường như lại xa cách với lợi ích công chúng cùng những nguy hại tiềm tàng lên hệ thống tài chính. Black Rock là một cái tên đòi hỏi chúng ta phải giám sát chặt chẽ.

Aladdin và cây đèn thần hay công ty fintech đầu tiên
Ý tưởng một hệ thống máy tính và mô hình tài chính có thể gắn phía dưới giá trị của hầu hết mọi thứ trên thế giới này (những gì có thể đầu tư được) có thể trở nên rất đáng sợ hoặc đáng hoan nghênh (do tính tiện lợi).

Link tiếng Anh:

How BlackRock Rules the World
The planet’s largest investment fund handles Mexico’s pension funds—and owns the companies they invest in. Cozy!

Bài trên The Economist:

BlackRock v Blackstone
Mirror, mirror on the wall, who is the mightiest finance tycoon of them all? | Business