Brunei và đẳng cấp của sự giàu có

Brunei và đẳng cấp của sự giàu có

[Brunei]

Brunei có hai công trình biểu tượng đắt giá mà Muhammad muốn tôi biết qua: khách sạn The Empire và cung điện Istana Nurul Iman.

Từ khu trung tâm hành chính, anh lái xe với tốc độ vừa phải hướng tới xa lộ trung tâm để tôi kịp ngắm cảnh trí tuyệt đẹp hai bên đường. Với diện tích gần 6,000 km2, trong đó rừng và đất rừng chiếm 80% khiến khung cảnh đô thị của thủ đô Bandar là một bức tranh hài hòa giữa thiên nhiên xanh được điểm khuyết bởi những công trình nhiều sắc màu, khi thì những khu nhà mái đỏ của cư dân bản địa, khi thì những chóp tháp vàng của nhà thờ Hồi Giáo.
Rẽ theo hướng Tây Bắc chừng mười phút dọc theo xa lộ mà hai bên đường chỉ cây và cây, chúng tôi đã bắt gặp hàng chữ :” The Empire Hotel and Country Club” nổi bật ở ngay cổng vào của khu tổ hợp này. Bốn anh lính mặc áo đen chính tề bước ra chào chúng tôi. Một anh tiến tới gần cửa xe, cúi xuống và ân cần hỏi chúng tôi bằng thứ tiếng “Mã Lai” xa lạ. Muhammad trao đổi với anh với thái độ thân mật như quen biết từ trước, sau đó anh quay qua giải thích cho tôi: “Xui cho bạn trẻ, chúng ta đến vào một thời điểm không thích hợp, hiện khách sạn này đang được đặt trong tình trạng an ninh đặc biệt để chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh Mỹ – ASEAN vào tháng 10 với sự tham dự của nhiều chính khách quan trọng nên chúng ta không được phép bước vào bên trong”. Thấy ánh mắt luyến tiếc thoáng qua của tôi, anh hứa bù đắp bằng cách dẫn đi tham quan khu vực nuôi ngựa và câu lạc bộ Polo của nhà vua. Nói thêm về The Empire theo những gì tôi tìm được trên Goolge: Tổ hợp The Empire này nằm trong một khu vực biệt lập ngay cạnh công viên Juredong Park được xây dựng với chi phí gần 800 triệu $, khai trương nhân dịp Brunei tổ chức hội nghị thượng đỉnh APEC 2000. Khách sạn này rộng 180 ha với 443 phòng lộng lẫy, dịch vụ và tiện nghi đẳng cấp 6 sao. Bên trong khách sạn không khác gì một thành phố thu nhỏ gồm: sân gôn 18 lỗ + hồ bơi + quán cà phê + nhà hàng, cửa hiệu, spa + ngân hàng + rạp chiếu phim + bãi biển và khu vui hơi giải trí. Nơi đây đã từng đón tiếp rất nhiều nhân vật nổi tiếng (như Hồ Cẩm Đào, Bill Clinton và sắp tới là Obama) tiếc là không có tôi.

Toàn cảnh tổ hợp The Empire Hotel and Country Club

Khu nuôi ngựa của nhà vua nằm ngay trong khuôn viên của công viên Juredong, bên cạnh là sân Polo với màu cỏ xanh hoàn hảo. Toà nhà màu xanh này được chia thành từng ngăn, mỗi một ngăn là một chú ngựa hoàng gia siêu hạng được đánh số, phía dưới là máng ăn cho ngựa luôn đầy ắp cỏ. Nhân viên chăm sóc ngựa đi dọc theo từng khu vực để rót thêm nước vào từng ngăn, chải lông và chăm sóc chúng một cách cẩn thận – tỉ mỉ. Bản thân Sultan cũng là một tay chơi Polo có hạng nên ông đầu tư rất nhiều vào Câu lạc Bộ Polo ở đây. Điển hình là Club-House khu tổ hợp nghỉ dưỡng 5 sao của Câu lạc Bộ này với hồ bơi, nhà hàng, sân golf, khu vực vui chơi (bi-da, bowling…) và một bãi biển riêng. Mặc dù quy mô không thể so sánh với The Empire những cũng giúp tôi hiểu được phần nào đẳng cấp ăn chơi của người giàu xứ “GDP thuộc hàng top thế giới”. Hiện nay khách quốc tế có thể đăng kí để tham gia câu lạc bộ này để có được những trải nghiệm hoàng gia tuyệt đỉnh, hoặc thậm chí chơi Polo với nhà vua với mức giá cũng “hoàng gia” cho chiếc thẻ thành viên.

Sultan Brunei chơi Polo

Dù quá choáng ngợp trước sự xa hoa, Muhammad quả quyết với tôi những tổ hợp này còn chưa là gì so với công trình mà chúng tôi sắp đến Istana Nurul Iman: “Cung điện hoàng gia lớn nhất thế giới” hay “Cung điện ánh sáng của các vị thánh” với chi phí xây dựng khổng lồ lên tới 1.4 tỉ $. Muhammad lái xe về hướng bờ sông Brunei nơi mái vòm của cung điện thấp thoáng đằng xa. Theo thông tin hướng dẫn du lịch, cung điện chỉ mở cửa 3 ngày vào dịp kết thúc tháng ăn chay Ramadam của người Hồi giáo nên thời điểm này tôi không thể vào sâu bên trong, chỉ được phép đi dạo xung quanh. Du khách muốn biết chi tiết hơn có thể xem mô hình thu nhỏ của cung điện ở bảo tàng Hoàng Gia Royal Regalia.

Cổng chào của toà cung điện hiện ra trước mắt lộng lẫy, phía dưới là hai người lính trong quân phục hoàng gia màu trắng đứng gác một cách trang nghiêm. Là biểu tượng linh thiêng của quốc gia, cung điện là sự sắp đặt hoàn hảo về các đường nét kiến trúc và sự thăng hoa nghệ thuật “xứ Brunei”. Toàn cung điện có 1788 phòng bao gồm 257 phòng tắm, phòng dạ yến lớn với sức chứa 5000 khách, ngoài ra còn có ga-ra chứa hàng nghìn siêu xe, khu vực nuôi ngựa gắn điều hoà và tổng cộng có tất cả 5 hồ bơi. Tất cả các căn phòng được trang trí nội thất tinh xảo và chế tác từ các kim loại quý, đặc biệt là vàng. Muhammad tiết lộ công trình xa hoa bậc nhất này thực ra lại là do một người Phillipines chủ trì.

Bản thân người đứng đầu quốc gia Brunei cũng nổi tiếng khắp thế giới về mức độ chịu chơi của mình. Sultan Hassanal Bolkiah có gần 7000 siêu xe sang trọng (bao gồm cả xe đua thể thức F1) ước tính gần 5 tỉ đô đủ khiến nhiều đại gia chau mày nhíu mặt, đó là còn chưa kể chuyên cơ, trực thăng, các bất động sản và công ty do ngài nắm giữ. Sultan có một người em trai là hoàng thân Jefri Bolkiah còn nổi tiếng hơn về mức độ chịu chơi và “Tài năng phá của” phi phàm. Jefri nuôi 5 bà vợ, 40 cung phi, 18 người con, chưa kể nhiều tình nhân khác với sở thích “tình dục quái dị”.

Hoàng thân Jefri Bolkiah 

Ông chi tiền để mua các bất động sản khách sạn, hộp đêm, các hãng chế tác kim cương danh tiếng ở những khu vực đắt giá nhất như London (như Asprey), Paris (Plaza Athenee), New York (New York Palace Hotel), Los Angeles (Hotel Bel-Air) để phục vụ cho sở thích của mình. Từng là cựu Bộ trưởng tài chính và Chủ tịch cơ quan đầu tư của Brunei (Brunei Investment Agency – BIA) ông có cơ hội nắm trong tay lượng tiền mặt rất lớn của Quốc gia từ doanh thu dầu và khí. Do đó khi cơ quan kiểm toán độc lập phát hiện ông đánh cắp hơn 14 tỉ USD tiền công quỹ phục vụ cho mục đích cá nhân của mình, nhân dân Brunei đã hết sức giận sữ. Sự việc bùng phát và gây chấn động cho toàn Brunei, ông bị anh trai mình tước hết mọi quyền lực, buộc phải dùng tài sản cá nhân để đền bù và sau đó sẽ được nhà nước trợ cấp 300,000 đô mỗi tháng (khoảng 6 tỉ VND), ông nổi tiếng với phát ngôn sau đó “phải cần ít nhất 500,000 đô mỗi tháng tôi mới đủ sống”. Giàu có “kiểu Brunei” thế này không biết là các “hạt giống đỏ” và “đại gia” xứ mình có bắt kịp nổi.
Muhammad chở tôi về khách sạn khi kết thúc chuyến tham quan để tôi kịp chuyến bay đầu giờ chiều về KL. Tôi bắt tay anh thật chặt và cảm ơn vì sự nhiệt tình hiếu khách hiếm có khiến tôi thay đổi “định kiến” và mở rộng góc nhìn về người Hồi. Hơn hết, trải nghiệm “Brunei” khiến tôi suy nghiệm rất nhiều về “vị thế/số phận của quốc gia” nói chung và những ảnh hưởng lên công dân nói riêng.

Sultan Hassanal Bolkiah

Brunei có thể là một trong những quốc gia may mắn nhất trên trái đất, bởi vì họ là một đất nước nhỏ với rất nhiều tài nguyên hóa thạch nhưng đây cũng có thể là điều bất lợi trong tương lai vì ngoài ra họ không còn gì khác. Cơn địa chấn từ khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008-2015 cùng với sự sụt giảm giá dầu gần 40% trên phạm vi toàn cầu (Tháng 1/2015) đã bắt đầu gây tác động “cảnh tỉnh” vô cùng mạnh mẽ đến nền kinh tế của Brunei. Cụ thể là khoản thâm hụt GDP 16% trong năm tài chính 2015-2016 dẫn đến việc cắt giảm 4% ngân sách không khoan nhượng (6,4 tỉ $) và tiến tới nguy cơ phải giới hạn lại các phúc lợi hiện có cho người dân.

Số phận của Brunei sẽ thế nào khi không còn “dầu” và “khí đốt” ? Đây là vấn đề được nêu ra trong công bố chiến lược phát triển – Tầm nhìn Brunei đến năm 2035 mà cụ thể nhấn mạnh vào việc mở rộng các thành phần của nền kinh tế nhằm giảm áp lực từ “dầu khí” nhưng việc triển khai sẽ thực sự rất khó khăn.

Thứ nhất là quá trình cải cách chậm chạp môi trường kinh doanh xuống cấp của Brunei bao gồm vấn đề tỉ giá, vấn đề pháp lý liên quan đến “Cạnh Tranh”+ “Đầu tư”.

Brunei xếp hạng thứ 84 trong năm 2016 theo World Bank Group:  

Explore Economies
Doing Business in Brunei Darussalam - World Bank Group

Thứ hai là trong việc gia tăng cạnh tranh hình thành các trung tâm tài chính thu hút vốn từ thế giới “Hồi Giáo” của Mã Lai và In – Đô, áp lực và cơ hội sẽ gia tăng đồng thời trong bối cảnh ACE và TPP đã thành hình và thực thi nhiều kế hoạch. Thứ ba là môi trường du lịch kém thân thiện chịu sự chi phối của các đạo luật Hồi giáo Sharia khiến một số khách du lịch ngần ngại khi đến một quốc gia cấm rượu bia, các giá trị “Phương Tây” như Lễ Giáng Sinh và có phần khắt khe với cộng đồng thiểu số (LGBT).

Brunei và nhà ở xã hội
Vì có điều kiện ngay từ khi sinh ra nên người Brunei bản địa không làm những công việc nặng nhọc và giữ thái độ coi thường hàng xóm xung quanh, trong mắt họ Mã Lai là xứ sở của mông muội, trộm cắp và tha hóa.